Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------
Đề tài:
GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA
TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ
Đà Nẵng, tháng 5/2016
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Tôn Nữ Diệu Hằng
Sinh viên thực hiện : Lê Hải Vân
Lớp : 12SMN2
2
2
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Mục lục
Danh mục các kí hiệu biết tắt, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, sơ đồ
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP
CÓ VĂN HÓA CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ............................................................................................ 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu............................................................................................... 6
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới. ......................................................................... 6
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước. ........................................................................... 7
1.2. Một số lí luận về giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ mẫu giáo
lớn. ....................................................................................................................... 9
1.2.1. Một số khái niệm. ................................................................................................ 9
1.2.2. Bản chất của sự hình thành và phát triển hành vi giao tiếp có văn hóa của
trẻ mầm non. ........................................................................................................ 17
1.2.3. Đặc điểm hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi.................................... 23
1.2.4. Nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi. .................... 27
1.2.5. Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi. .................... 29
1.3. Trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường mầm non. ............................................. 30
1.3.1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề............................................................. 30
1.3.2. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề........................................................ 32
1.3.3. Đặc điểm của hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trong trò chơi
đóng vai theo chủ đề. ........................................................................................... 36
3
3
1.3.4. Vai trò của trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với giáo dục hành vi giao tiếp
có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non................................................. 37
TIỂU KẾT CHƯƠNG I. ................................................................................................... 38
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN
HÓA CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRÒ CHƠI
ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. .................................................................................... 39
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát. .......................................................................... 39
2.1.1. Mục đích khảo sát. ............................................................................................... 39
2.1.2. Đối tượng khảo sát............................................................................................... 39
2.1.3. Nội dung khảo sát. ............................................................................................... 41
2.1.4. Phương pháp tiến hành. ....................................................................................... 41
2.2. Kết quả khảo sát................................................................................................... 44
2.2.1. Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non. 44
2.2.2. Thực trạng quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non ............................................................................................... 47
2.2.3. Thực trạng việc đánh giá của giáo viên về giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ
đền. 49
2.3. Nguyên nhân của thực trạng. ............................................................................... 52
TIỂU KẾT CHƯƠNG II................................................................................................... 53
CHƯƠNG III. TỔ CHỨC GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HÓA
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON QUA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI
THEO CHỦ ĐỀ. ............................................................................................................... 54
3.1. Xây dựng biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi
qua trò chơi đóng vai theo chủ đề........................................................................ 54
4
4
3.1.1. Khái niệm biện pháp tổ chức giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa. ................. 54
3.1.2. Cơ sở xây dựng biện pháp. .................................................................................. 55
3.1.3. Đề xuất biện pháp. ............................................................................................... 60
3.2. Thực nghiệm sư phạm. ........................................................................................ 64
3.2.1. Khái quát quá trình thực nghiệm. ........................................................................ 64
3.2.2. Các tiêu chí và đánh giá thực nghiệm.................................................................. 65
3.2.3. Tiến tình thực nghiệm.......................................................................................... 65
3.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm............................................................................. 68
TIỂU KẾT CHƯƠNG III.......................................................................................... 75
PHẦN III. KẾT LUẬN..................................................................................................... 76
1. Kết luận. .................................................................................................................... 76
2. Kiến nghị sư phạm..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 79
PHỤ LỤC..........................................................................................................................
5
5
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
1. Chữ viết tắt:
- HV1: Hành vi chào hỏi.
- HV2: Hành vi thể hiện sự xin phép.
- HV3: Hành vi thể hiện sự biết lỗi.
- HV 4: Hành vi thể hiện sự giúp đỡ.
- HV 5: Hành vi tham gia vào hội thoại.
- HV 6: Hành vi thể hiện lòng tin.
- NT: Nhận thức.
- TH: Thực hiện.
6
6
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
1. Bảng.
Bảng 2.1 Thực trạng hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở
trường mầm non
Bảng 2.2 Thực trạng về nội dung giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Bảng 2.3 Biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non
Bảng 3.1 Hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trước thực
nghiệm
Bảng 3.2 Hành vi giao tiếp có văn hóa của nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm
Bảng 3.3 Hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi
thực nghiệm
2. Biểu đồ.
Biểu đồ 3.1 Mức độ nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi thực
nghiệm
Biểu đồ 3.2 Mức độ thực hiện của trẻ 5 – 6 tuổi trước và sau khi thực
nghiệm
3. Sơ đồ.
Sơ đồ 1.1 Những yếu tố tâm lí trực tiếp tác động đến hành vi đạo đức
Sơ đồ 1.2 Những yếu tố tâm lí trực tiếp tác động đén hành vi trẻ em
7
7
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân cũng như
trong các quan hệ xã hội. Thông qua giao tiếp mà con người tiếp thu, lĩnh hội
các giá trị văn hóa tinh thần trong nền văn hóa xã hội, tiếp thu học hỏi các kiến
thức, kĩ năng trong cuộc sống, các chuẩn mực đạo đức để hình thành, phát triển
nhân cách, đạo đức, hành vi và thói quen của mỗi người. Nhờ vậy, con người
có thể chung sống và hòa nhập trong xã hội.
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu, ngay từ khi chào đời, giao tiếp đã là
một hoạt động quan trọng giúp trẻ tồn tại và phát triển, trẻ giao tiếp bằng ánh
mắt, cử chỉ, “tiếng khóc”, khi lớn hơn trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.
Vì vây, để thực hiện mục tiêu giáo dục cho trẻ thì điều cần thiết là phải hình
thành và phát triển ở trẻ hành vi giao tiếp. Dạy cho trẻ biết cách giao tiếp với
mọi người xung quanh, biết tập trung chú ý khi giao tiếp, biết cách tiếp cận và
bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, nét mặt, biết cách ứng
xử và giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày theo đúng chuẩn mực
đạo đức, xã hội.
Giáo dục mầm non giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành những yếu
tố đầu tiên của nhân các con người mới XHCN, chuẩn bị cho trẻ vào trường
phổ thông. Với mục tiêu: “…gìn giữ giá trị, phẩm chất cần thiết phù hợp với
lứa tuổi: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác,… hình thành
nếp sống văn minh, hành vi giao tiếp - ứng xử theo quy tắc, chuẩn mực,…” sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống,
giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mĩ, thể chất,… Do đó, giáo
dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ trở thành một mục tiêu quan trọng.
Vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa được đặt ra trong chương
trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, không những là mục tiêu giáo dục
mà còn là một nhiệm vụ giáo dục cụ thể. Phần lớn thực tiễn cho thấy những
hạn chế về nội dung giáo dục hành vi có văn hóa chưa được xác định cụ thể, hệ
8
8
thống hành vi và những quy định về việc tổ chức chưa được thực hiện rõ ràng.
Giáo viên mầm non có xu hướng sử dụng các phương pháp truyền thống, bên
cạnh đó, giáo viên cố gắng xử dụng phương pháp giáo dục tích cực, song, hiệu
quả giáo dục chưa cao.
Hiện nay, rất nhiều gia đình, giáo viên có thể nói là bất lực trước hành vi
giao tiếp của con em mình. Những đứa trẻ quá hiếu động, ngang bướng, bắt
chước những hành vi, thói quen, lời nói, xưng hô không đúng lứa tuổi, mang
hơi hướng tiêu cực, hành vi bạo lực,… ảnh hưởng từ cuộc sống xung quanh mà
không được can thiệp, điều chỉnh kịp thời,...
Hoạt động vui chơi trong một ngày của trẻ có rất nhiều hình thức, mỗi
hình thức chơi có một đặc thù riêng và đều có tác dụng phát triển một mặt nhất
định của trẻ. Tuy nhiên, trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ là trò chơi
phân vai là loại trò chơi tạo ra nét đặc trưng trong trò chơi, trong đời sống tâm
lý của trẻ. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đóng vai trò quyết định tới sự phát
triển của trẻ và là tiền đề cho sự hình thành nhân cách con người, bên cạnh đó,
trò chơi còn có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành hành vi và là
phương thức luyện tập các hành vi giao tiếp có văn hóa. Trong trò chơi này trẻ
được giáo dục nhân cách, trẻ rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp, trẻ thể
hiện tình cảm - tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa
người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình,
tình cảm đó được thể hiện một cánh chân thành qua các trò chơi như: Gia đình,
Bán hàng, Xây dựng, Trường học,…
Hoạt động vui chơi (hoat động chủ đạo ở lứa tuổi này) mà trung tâm là trò
chơi đóng vai theo chủ đề - đây là phương tiện ưu việt nhất giúp trẻ hình thành
và rèn luyện hành vi giao tiếp có văn hóa. Song, giáo viên lại chưa khai thác
triệt để môi trường tích cực để giáo dục trẻ. Các hoạt động “đóng vai theo chủ
đề” được tổ chức hàng ngày, nhưng nội dung và cách tiến hành thường lặp đi
lặp lại, thao tác đơn giản, các tình huống mới chưa được chú trọng giải quyết,
9
9
mục đích và ý nghĩa của hoạt động chưa đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục
trẻ.
Xuât phát từ lí do trên, tôi chọn đề tài “Giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc
và giáo dục trẻ, hình thành nhân cách phát triển toàn diện, chuẩn bị cho trẻ
bước vào trường phổ thông.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non qua
việc tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề.
4. Giả thiết khoa học
- Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, nếu giáo viên tổ chức trò chơi đóng
vai theo chủ đề có nội dung sát thực, củng cố kĩ năng và nâng cao dần mức độ
yêu cầu hành vi của trẻ thì việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa sẽ đạt
hiệu quả cao. Từ đó, việc tổ chức này sẽ hình thành ở trẻ nếp sống văn minh,
hành vi giao tiếp - ứng xử phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã
hội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
19/05, quận Hải Châu – Đà Nẵng.
10
10
- Nghiên cứu biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục
hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 19/05, quận
Hải Châu – Đà Nẵng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
6.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ 5 – 6 tuổi
ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề
6.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề
nhằm giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Thu thập, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa những
tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Cụ thể hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
- Dự giờ trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
nhằm quan sát – đánh giá hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ.
7.2.2. Phương pháp đàm thoại
- Trao đổi với giáo viên về hành vi và giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa
của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
- Làm quen và đàm thoại với trẻ nhằm trực tiếp ghi nhận kết quả, đánh giá.
7.2.3. Phương pháp điều tra anket
- Sử dụng phiếu điều tra đối với giáo viên để có cơ sở nhận xét về nhận thức,
thái độ và cách tổ chức của họ về vấn đề giáo dục hành vi giao tiếp có văn
hóa của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non.
7.2.4. Phương pháp thống kê toán học
- Sử dụng các công thức thống kê toán học để xử lý số liệu.
11
11
8. Cấu trúc của đề tài
- Đề tài này gồm 3 phần:
Phần I: Mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa của trẻ
5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi đóng vai theo chủ đề.
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm biện pháp giáo dục hành vi giao
tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non qua trò chơi
đóng vai theo chủ đề.
Phần III: Kết luận.
9. Đóng góp của đề tài
9.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận
9.2. Tìm hiểu và chỉ ra nguyên nhân thực trạng giáo dục hành vi giao tiếp có
văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non hiện nay
9.3. Biện pháp tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề nhằm giáo dục hành vi
giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non