Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ thuật lao động theo hình thức sa thải tại Tòa án: Thực trạng và giải pháp
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
877.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1467

Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ thuật lao động theo hình thức sa thải tại Tòa án: Thực trạng và giải pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MINH CHÂU

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

LAO ĐỘNG THEO HÌNH THỨC SA THẢI TẠI

TOÀ ÁN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM THỊ MINH CHÂU

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

LAO ĐỘNG THEO HÌNH THỨC SA THẢI TẠI

TOÀ ÁN:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60.38.50

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ THUÝ HƢƠNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sỹ Lê Thị Thuý Hương. Luận văn có kế thừa

các tư tưởng, kết quả nghiên cứu của những người đi trước.

Mọi thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực và có trích

dẫn nguồn đầy đủ.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng 11 năm 2011

Tác giả

Phạm Thị Minh Châu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCHCĐCS : Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

BLLĐ : Bộ luật lao động năm 1994 được Quốc hội nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kì họp thứ 5 thông qua ngày

23 tháng 6 năm 1994; Luật số 35/2002/QH10 ngày 02 tháng 4

năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam khoá X về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật

lao động; Luật số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006

của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá

XI về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động;

Luật số 84/2007/QH11 ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 về Luật

sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật lao động.

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 được Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 5 thông

qua ngày 15 tháng 6 năm 2004.

HĐHG : Hội đồng hoà giải.

KLLĐ : Kỷ luật lao động.

NLĐ : Người lao động.

NSDLĐ : Người sử dụng lao động.

TAND : Toà án nhân dân.

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu 4

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 4

6. Bố cục của luận văn 4

CHƢƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG THEO HÌNH THỨC SA THẢI 6

1.1 Những vấn đề chung về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải và

giải quyết tranh chấp kỷ luật sa thải 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hình thức kỷ luật sa thải 6

1.1.2 Nguyên tắc xử lý kỷ luật sa thải 10

1.1.3 Phân biệt trường hợp xử lý kỷ luật sa thải với trường hợp người sử dụng

lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 13

1.1.4 Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải 15

1.2 Qui định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp xử lý

kỷ luật lao động theo hình thức sa thải 15

1.2.1 Các phương thức giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo

hình thức sa thải 15

1.2.2 Một số qui định về thủ tục tố tụng đối với vấn đề giải quyết tranh chấp về

xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải tại Toà án 20

CHƢƠNG 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT

LAO ĐỘNG THEO HÌNH THỨC SA THẢI TẠI TOÀ ÁN

THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM 30

2.1 Pháp luật nội dung về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải 30

2.1.1 Căn cứ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải 30

2.1.2 Thẩm quyền xử lý kỷ luật sa thải 38

2.1.3 Trình tự, thủ tục tiến hành xử lý kỷ luật sa thải 39

2.1.4 Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải 43

2.1.5 Về hậu quả pháp lý của hình thức kỷ luật sa thải 47

2.2 Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

tại Toà án nhân dân theo pháp luật hiện hành 49

2.2.1 Giải quyết vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức

sa thải theo thủ tục sơ thẩm 50

2.2.2 Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

theo thủ tục phúc thẩm 60

2.2.3 Giải quyết vụ án tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức

sa thải theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 62

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ XỬ LÝ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

THEO HÌNH THỨC SA THẢI TẠI TOÀ ÁN 68

3.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo

hình thức sa thải tại Toà án 68

3.1.1 Tình hình chung 68

3.1.2 Những hạn chế trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật

lao động theo hình thức sa thải tại Toà án nhân dân thời gian qua 72

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải

tại Toà án 77

3.2.1. Hoàn thiện các qui định pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải 78

3.2.2 Nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động

theo hình thức sa thải tại Toà án 85

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất mà người sử dụng lao động được áp

dụng để xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Xét về hậu quả pháp lý, việc sa thải và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

của người sử dụng lao động đối với người lao động cũng đều dẫn đến chấm dứt

quan hệ lao động. Nhưng xét trên phương diện quyền, nghĩa vụ trong lao động thì

việc xử lý kỷ luật lao động nói chung và việc áp dụng hình thức sa thải nói riêng là

đặc quyền của người sử dụng lao động. Khi bị sa thải, người lao động bị mất việc

làm; chỉ trừ trường hợp bị sa thải theo điểm c khoản 1 Điều 85 Bộ luật lao động,

còn các trường hợp sa thải khác người lao động không được trợ cấp thôi việc.

Các qui định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động nói chung và hình thức

kỷ luật sa thải nói riêng thực sự là căn cứ, cơ sở để hạn chế sự lạm quyền, chèn ép

của người sử dụng lao động đối với người lao động; tạo ra sự ổn định, hài hòa trong

mối quan hệ lao động, bảo đảm duy trì trật tự quản lý lao động và trật tự xã hội.

Chính việc xử lý kỷ luật lao động đúng người, đúng pháp luật của người sử dụng

lao động sẽ phát huy được tác dụng tích cực, khơi dậy ở người lao động ý thức chấp

hành nội qui lao động, tác phong công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả lao động

sản xuất. Ngược lại nếu xử lý kỷ luật tùy tiện thì sẽ dẫn đến mất ổn định, giảm hiệu

quả sản xuất; khi xảy ra tranh chấp thì tổn phí thời gian, công sức, của cải vật chất

và uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.

Tranh chấp về xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải là loại tranh chấp mà mâu

thuẫn giữa các bên khá gay gắt. Người sử dụng lao động thường có xu hướng lạm

quyền; còn người lao động thì đứng trước tình thế mất việc làm, mất nguồn thu

nhập bảo đảm cho đời sống, do đó khi bị sa thải họ sử dụng triệt để quyền khiếu nại,

khởi kiện yêu cầu các cơ quan đoàn thể và Tòa án can thiệp.

Bộ luật lao động năm 1994, có hiệu lực ngày 01/01/1995, đã được sửa đổi,

bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007 1

(sau đây viết tắt là BLLĐ); cùng các văn

1 Bộ luật lao động năm 1994 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kì họp thứ 5

thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật số 35/2002/QH10 ngày 02 tháng 4 năm 2002 của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động;

Luật số 74/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

khoá XI về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật số 84/2007/QH11 ngày 02 tháng 4

năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 11 về Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73

của Bộ luật lao động.

2

bản hướng đã có qui định về xử lý kỷ luật lao động, trong đó có hình thức kỷ luật sa

thải. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp lao động những năm qua cho

thấy việc giải quyết các vụ án tranh chấp về “xử lý kỷ luật lao động theo hình thức

sa thải” khá phức tạp, các qui định của pháp luật lao động về vấn đề này chưa đầy

đủ, chưa rõ ràng, nhiều qui định khi áp dụng trong thực tiễn còn vướng mắc.

Điều này đã dẫn đến thực tiễn khi giải quyết một số tranh chấp về xử lý kỷ

luật lao động theo hình thức sa thải cụ thể, đã có nhiều ý kiến, không thống nhất về

phương án giải quyết giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, giữa

các cấp tòa án.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời bảo đảm

được quyền của người sử dụng lao động trong quản lý duy trì kỷ luật lao động và

hiệu quả sản xuất; nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả việc giải quyết các vụ án

tranh chấp lao động nói chung và về tranh chấp kỷ luật sa thải nói riêng đòi hỏi việc

giải quyết tranh chấp phải khách quan, chính xác và đúng pháp luật.

Việc xem xét, đánh giá một cách toàn diện về các qui định của pháp luật,

cũng như thực trạng về việc giải quyết các tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo

hình thức sa thải, chỉ ra những bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp dụng; đồng

thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện qui định pháp luật và nâng cao hiệu quả

giải quyết các tranh chấp về kỷ luật sa thải tại Tòa án là đều rất cần thiết.

Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về xử lý kỷ

luật lao động theo hình thức sa thải tại Tòa án: Thực trạng và giải pháp” để làm

luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thời gian qua, với phạm vi và mức độ nghiên cứu khác nhau, có nhiều tác

giả có bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề xử lý kỷ luật lao động

theo hình thức sa thải như: luận văn tốt nghiệp cao học luật “Kỷ luật lao động theo

pháp luật lao động Việt Nam” (2004) của tác giả Trì Thị Kim Châu; luận văn tốt

nghiệp cao học luật “Pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải qua thực tiễn tại các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” (2007) của tác giả Huỳnh Quốc Anh; luận

văn tốt nghiệp cao học luật “Tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động

theo pháp luật lao động hiện hành” (2008) của tác giả Nguyễn Thị Bích. Một số bài

viết trên các tạp chí, sách báo như: “Những vấn đề cần lưu ý khi tòa án xem xét tính

hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải trong vụ án lao động” của tác giả Nguyễn

Xuân Thu, đăng tên tạp chí Tòa án nhân dân số 17 (tháng 9/2004); “Thời hiệu xử lý

kỷ luật sa thải” của tác giả Nguyễn Việt Cường, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân

số 4 (tháng 4/2002); “Thực trạng pháp luật về kỷ luật sa thải và một số kiến nghị”

3

của tác giả Trần Thúy Lâm, đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6 (tháng

6/2006); “Giải quyết tranh chấp lao động tại Toà án nhân dân-Từ pháp luật đến

thực tiễn và một số kiến nghị” của tác giả Phạm Công Bảy, đăng trên tạp chí Luật

học số 9/2009.

Tuy nhiên, các công trình trên chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ về kỷ luật lao

động và kỷ luật sa thải theo qui định của pháp luật nói chung mà không đặt trọng

tâm việc áp dụng pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải trên thực tế cũng như trong giải

quyết tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải. Cũng có tác giả

đặt trọng tâm về thực tiễn áp dụng pháp luật kỷ luật sa thải nhưng nghiên cứu trên

phương diện áp dụng tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Phước (tác giả Huỳnh Quốc

Anh); tác giả Nguyễn Xuân Thu chỉ nghiên cứu đưa ra những điểm lưu ý khi Tòa án

xem xét tính hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải trong vụ án lao động và tác giả

Nguyễn Thị Bích nghiên cứu dưới góc độ chung về tranh chấp lao động và giải

quyết tranh chấp lao động theo pháp luật lao động hiện hành.Vì vậy, có thể nói, việc

nghiên cứu một cách tập trung và hệ thống những qui định pháp luật về xử lý kỷ

luật lao động theo hình thức sa thải và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp về xử

lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải tại Tòa án; từ đó chỉ ra những bất cập,

vướng mắc và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

giải quyết tranh chấp tại Tòa án liên quan đến lĩnh vực này trong điều kiện hiện nay

là một nội dung cần thiết.

3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, nội dung các qui định của pháp luật

về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải và kết hợp với việc phân tích đánh

giá thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp kỷ luật sa thải tại Tòa án, luận văn sẽ đề

xuất các giải pháp để hoàn thiện các qui định của pháp luật nội dung và nâng cao

hiệu quả hoạt động trong giải quyết tranh chấp về kỷ luật sa thải tại Tòa án.

Để thực hiện mục đích trên, luận văn các cần giải quyết các vấn đề sau:

- Nghiên cứu các qui định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động theo hình

thức sa thải;

- Phân tích, đánh giá thực tiễn việc giải quyết các tranh chấp về kỷ luật lao

động theo hình thức sa thải tại Tòa án; từ đó luận giải về những bất cập, vướng mắc

của pháp luật về xử lý kỷ luật sa thải trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về loại án

này tại Toà án.

- Khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật lao động về xử lý kỷ

luật lao động theo hình thức sa thải. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn

4

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án trong giải quyết các loại

án tranh chấp này.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các qui định của pháp luật về xử lý kỷ luật lao động

theo hình thức sa thải và thực tiễn của việc giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật lao

động theo hình thức sa thải qua các bản án, số liệu trong các báo cáo tổng kết hàng

năm của ngành Tòa án, các thông tin, dữ liệu mà tác giả thu thập trong quá trình

công tác. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả giải quyết loại án tranh chấp này.

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các qui định của pháp luật lao động về xử lý kỷ luật lao động

theo hình thức sa thải và thực tiễn của việc giải quyết các tranh chấp về kỷ luật lao

động theo hình thức sa thải tại Tòa án từ năm 2006 đến năm 2010.

4. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích,

tổng hợp, thống kê. Để xem xét, đánh giá cũng như phân tích những vấn đề cụ thể

trong luận văn, tác giả áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đề tài có những đóng góp như sau:

Một là, tác giả phân tích để hiểu rõ hơn về những qui định của pháp luật lao

động Việt Nam liên quan đến việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.

Hai là, phân tích thực tiễn giải quyết các tranh chấp về kỷ luật lao động theo

hình thức sa thải tại Tòa án cho thấy những bất cập và vướng mắc của quy định

pháp luật hiện hành; đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

quả giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải tại Tòa án

trong giai đoạn hiện nay.

Ba là, thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp phần

cho các chủ thể áp dụng pháp luật về vấn đề này thuận lợi hơn trong việc tìm hiểu

và vận dụng pháp luật trong thực tiễn, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện

công tác giải quyết xét xử các vụ án lao động.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

chia thành ba chương:

- Chương 1: Lý luận chung về giải quyết tranh chấp xử lý kỷ luật lao động

theo hình thức sa thải.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!