Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
87
Kích thước
689.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
956

Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Singapore và Malaysia - Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

-----o0o-----

TRẦN NGỌC THÍCH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THEO

PHÁP LUẬT XINH-GA-PO VÀ MA-LAI-XI-A – BÀI

HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG

VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

------------------

TRẦN NGỌC THÍCH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG THEO

PHÁP LUẬT SINGAPORE VÀ MALAYSIA – BÀI

HỌC KINH NGHIỆM VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG

VÀO ĐIỀU KIỆN THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Kinh Tế - Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ NGÂN BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số

liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách

nhiệm về kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2008

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Thích

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1 .......................................................................................................5

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG KINH

NGHIỆM CỦA XINH-GA-PO VÀ MA-LAI-XI-A NHẰM HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG Ở

VIỆT NAM ........................................................................................................5

1.1. Những vấn đề lý luận về tranh chấp lao động và giải quyết tranh

chấp lao động.....................................................................................................5

1.1.1. Khái niệm và phân loại tranh chấp lao động .............................................5

1.1.2. Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động và đình công.................................9

1.1.3. Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp lao động.....................................11

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động ......19

1.2.1. Tầm quan trọng của pháp luật giải quyết tranh chấp lao động................19

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật giải quyết tranh chấp lao động...............21

1.3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp

lao động của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a.........................................................25

CHƯƠNG 2 .....................................................................................................30

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO

ĐỘNG CỦA XINH-GA-PO, MA-LAI-XI-A VÀ BÀI HỌC KINH

NGHIỆM .........................................................................................................30

2.1. Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp lao động của

Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a...............................................................................30

2.1.1. Vài nét về Xinh-ga-po..............................................................................30

2.1.2. Vài nét về Ma-lai-xi-a..............................................................................31

2.2. Đánh giá các qui định hiện hành về tranh tranh chấp lao động của

Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a...............................................................................32

2.2.1. Nhận dạng tranh chấp lao động theo pháp luật Xinh-ga-po và Ma-lai￾xi-a....................................................................................................................32

Trang 5

2.2.2. Một số nhận xét .......................................................................................36

2.3. Đánh giá các qui định về giải quyết tranh chấp lao động theo pháp

luật Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a .......................................................................39

2.3.1. Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Xinh-ga-po và Ma-lai￾xi-a....................................................................................................................39

2.3.2. Nhận xét về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Xinh￾ga-po và Ma-lai-xi-a .........................................................................................52

2.4. Đánh giá các qui định pháp luật về đình công và đình công bất hợp

pháp của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a...............................................................54

2.5. Đánh giá các qui định về giải quyết đình công của Xinh-ga-po và Ma￾lai-xi-a ..............................................................................................................60

CHƯƠNG 3 .....................................................................................................63

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP LAO ĐỘNG TRÊN CƠ SỞ VẬN DỤNG KINH NGHIỆM GIẢI

QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CỦA XINH-GA-PO VÀ MA-LAI￾XI-A..................................................................................................................63

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao

động ở Việt Nam..............................................................................................63

3.2. Căn cứ hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của

Việt Nam..........................................................................................................65

3.3. Vận dụng kinh nghiệm của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a trong việc

hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam.........67

KẾT LUẬN......................................................................................................75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị

trường lao động cũng vận động và phát triển theo hướng ngày càng đa dạng

và phức tạp hơn. Các mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa các chủ thể trong

quan hệ lao động ngày càng xảy ra nhiều hơn. Điều này đã gây ra ảnh hưởng

không nhỏ đến sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội của quốc gia. Mặc

dù, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các qui định pháp luật nhằm ngăn

ngừa, hạn chế và giải quyết các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực lao động.

Tuy vậy, các tranh chấp lao động và đình công vẫn tiếp tục xảy ra với chiều

hướng ngày càng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp.

Thực trạng trên đã làm phát sinh nhu cầu khách quan cần tiếp tục

nghiên cứu hoàn thiện các qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao

động hiện hành nhằm tạo khung pháp lý cho việc ngăn ngừa, hạn chế và giải

quyết một cách hiệu quả các tranh chấp lao động và đình công, góp phần đảm

bảo sự phát triển ổn định, hài hòa của các quan hệ lao động trong bối cảnh

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay.

Để hoàn thiện các qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao

động, thiết nghĩ các nhà lập pháp Việt Nam cần phải có sự nghiên cứu, tiếp

thu có chọn lọc các qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động

của các quốc gia có nền lập pháp phát triển trong khu vực nói riêng và trên

toàn thế giới nói chung. Với suy nghĩ như trên, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn

đề tài: “Giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật Xinh-ga-po và Ma￾lai-xi-a – Bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào điều kiện thực

tiễn ở Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của Xinh-ga￾po, Ma-lai-xi-a và trên cơ sở nghiên cứu đó rút ra những bài học kinh nghiệm

để áp dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam là một đề tài tương đối mới.

Mặc dù, đã có một số đề tài nghiên cứu đề cập đến qui định của pháp

Trang 7

luật về giải quyết tranh chấp lao động của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a, nhưng

cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu sơ lược, khái quát mà không đi sâu

vào phân tích, đánh giá để rút ra những điểm tiến bộ hơn so với các qui định

về giải quyết tranh chấp lao động của Việt Nam, để từ đó vận dụng vào điều

kiện thực tế của Việt Nam. Ví dụ như trong đề tài thạc sỹ: “Pháp luật về

tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động” của các tác giả Lưu

Bình Nhưỡng năm 1997, bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội, có đề cập

một số quy định về giải quyết tranh chấp lao động của các nước trên thế giới,

trong đó có Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a nhưng ở mức độ rất sơ lược. Hoặc

trong một số bài viết, đề tài nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp lao

động có sử dụng một vài thông tin về pháp luật giải quyết tranh chấp lao

động của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a để so sánh. Nhưng các thông tin cung

cấp chỉ có tính chất tham khảo, không đầy đủ và rất phiến diện.

Như vậy, có thể nói cho đến thời điểm này chưa thấy đề tài nào nghiên

cứu chuyên sâu về vấn đề pháp luật giải quyết tranh chấp lao động của Xinh￾ga-po và Ma-lai-xi-a để rút ra các bài học kinh nghiệm cho việc vận dụng vào

điều kiện thực tế ở Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp

lao động theo quan điểm lập pháp của các quốc gia trên thế giới, trong đó có

Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và Việt Nam.

Nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp lao động của theo qui định

của pháp luật Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a, bao gồm: nghiên cứu về việc nhận

dạng tranh chấp lao động, các loại tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền giải

quyết, trình tự thủ tục giải quyết, kết quả giải quyết tranh chấp lao động, đình

công và thủ tục giải quyết đình công.

Đối chiếu những kinh nghiệm giải quyết tranh chấp lao động của Xinh￾ga-po và Ma-lai-xi-a với thực tiễn Việt Nam để vận dụng có hiệu quả các

kinh nghiệm này trong việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về giải

quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam.

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 8

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề về giải quyết tranh chấp

lao động, bao gồm: thủ tục giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề

có liên quan như tranh chấp lao động là gì, các loại tranh chấp lao động,

nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động... và đình công. Luận văn này cũng

chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của

Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cở sở vận dụng phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải

quyết các vấn đề về liên quan đến việc nghiên cứu pháp luật về giải quyết

tranh chấp lao động theo qui định của pháp luật Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a, để

rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đồng

thời, luận văn còn dựa trên cơ sở các quan điểm, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước về việc hoàn thiện pháp luật hiện hành về giải quyết tranh

chấp lao động.

Bên cạnh đó trong từng nội dung cụ thể của luận văn, tác giả cũng đã

sử dụng phối hợp các phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phương pháp

phân tích, đánh giá... để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:

Những kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được có thể được sử dụng

để làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp luật, các nhà lập

pháp cũng như cho công tác nghiên cứu giảng dạy và đào tạo về pháp luật.

7. Bố cục của luận văn:

Luận văn gồm Lời nói đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu

tham khảo.

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm

của của Xinh-ga-po và Ma-lai-xi-a nhằm hoàn thiện pháp luật giải quyết

tranh chấp lao động ở Việt Nam.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động của

Xinh-ga-po, Ma-lai-xi-a và bài học kinh nghiệm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!