Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1165

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng Trọng tài lao động theo pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN VINH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

CÁ NHÂN BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI

LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT

NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

ĐINH VĂN VINH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ KHÓA 30

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐINH VĂN VINH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN

BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: TS.NGUYỄN THỊ BÍCH

Học viên: ĐINH VĂN VINH

Lớp: Cao học luật, Khóa: 30

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài

liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận văn đều được ghi rõ

nguồn và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được

bất kỳ tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Văn Vinh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. BLLĐ Bộ luật Lao động

2. BTT Ban trọng tài

3. HĐTT Hội đồng trọng tài

4. HĐTTLĐ Hội đồng trọng tài lao động

5. HGVLĐ Hòa giải viên lao động

6. ILO Tổ chức lao động Quốc tế

7. NLĐ Người lao động

8. NSDLĐ Người sử dụng lao động

9. Nxb Nhà xuất bản

10. TCLĐ Tranh chấp lao động

11. TCLĐCN Tranh chấp lao động cá nhân

12. TCLĐTT Tranh chấp lao động tập thể

13. TTV Trọng tài viên

14. UBTT Ủy ban trọng tài

1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO

ĐỘNG CÁ NHÂN BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG VÀ SỰ ĐIỀU

CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT .............................................................................................. 10

1.1. Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội

đồng trọng tài lao động .............................................................................................. 10

1.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động cá nhân và các phương thức giải quyết tranh

chấp lao động cá nhân ........................................................................................... 10

1.1.2. Khái niệm và đặc điểm về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội

đồng trọng tài lao động ......................................................................................... 20

1.1.3. Vai trò của giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài

lao động................................................................................................................. 24

1.2. Điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội

đồng trọng tài lao động .............................................................................................. 27

1.2.1. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

bằng Hội đồng trọng tài......................................................................................... 27

1.2.2. Nội dung pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội

đồng trọng tài lao động ......................................................................................... 28

1.3. Pháp luật một số quốc gia về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng

trọng tài lao động........................................................................................................ 38

1.3.1. Pháp luật của Cộng hòa Pháp về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

bằng trọng tài lao động.......................................................................................... 38

1.3.2. Pháp luật của Nhật Bản về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng

trọng tài lao động .................................................................................................. 42

1.3.3. Pháp luật của Trung Quốc về giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

lao động................................................................................................................. 44

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH

CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG VÀ

THỰC TIỄN THỰC HIỆN............................................................................................... 50

2

2.1. Quy định pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

bằng hội đồng trọng tài lao động và thực tiễn thực hiện ........................................ 50

2.1.1.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài

lao động................................................................................................................. 50

2.1.2.Thực tiễn về thẩm quyền của HĐTTLĐ đối với việc giải quyết tranh chấp

lao động cá nhân.................................................................................................... 53

2.2. Quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân bằng Hội đồng trọng tài lao động và thực tiễn thực hiện.............................. 56

2.2.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng

trọng tài lao động .................................................................................................. 56

2.2.2. Thực tiễn thực hiện về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá

nhân của Hội đồng trọng tài lao động ................................................................... 61

2.3. Quy định pháp luật về thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng

Hội đồng trọng tài lao động và thực tiễn thực hiện................................................. 63

2.3.1. Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài

lao động................................................................................................................. 63

2.3.2. Thực tiễn áp dụng thời hiệu trong giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

của HĐTTLĐ ........................................................................................................ 65

2.4. Đánh giá chung .................................................................................................... 66

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP LAO ĐỘNG CÁ NHÂN BẰNG HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO

ĐỘNG ................................................................................................................................. 69

3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao

động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài lao động...................................................... 69

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao

động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài lao động...................................................... 74

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết

tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài lao động............................ 77

KẾT LUẬN......................................................................................................................... 81

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

TCLĐ là một hiện tượng kinh tế - xã hội có thể phát sinh trong quá trình xác

lập, thực hiện, thay đổi và chấm dứt quan hệ lao động. Trong nền kinh tế thị trường,

TCLĐ, đặc biệt là TCLĐCN có chiều hướng gia tăng về số lượng và ngày càng

phức tạp hơn về tính chất. TCLĐ diễn ra ở hầu hết các thành phần kinh tế, từ kinh tế

nhà nước cho đến kinh tế tư nhân cũng như từ doanh nghiệp lớn cho đến doanh

nghiệp nhỏ. Bên cạnh những tác động mang tính chất tích cực, TCLĐ đặc biệt là

TCLĐCN đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ lao động giữa NLĐ và

NSDLĐ tình hình sản xuất của doanh nghiệp cũng như sự ổn định của nền kinh tế -

xã hội. Vì vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với TCLĐ nói chung, TCLĐCN và

việc giải quyết TCLĐ nói riêng là nhu cầu tất yếu, góp phần ổn định quan hệ lao

động, quan hệ sản xuất và đời sống xã hội.

Pháp luật lao động Việt Nam đặt ra nhiều phương thức giải quyết TCLĐ cho

những loại xung đột, tranh chấp cụ thể nảy sinh từ quan hệ lao động. Các phương

thức giải quyết TCLĐ thường thấy như sau: một là tự thương lượng; hai là thông

qua Hòa giải viên lao động; ba là Hội đồng trọng tài và bốn là Tòa án. Thực tiễn áp

dụng pháp luật qua các giai đoạn cho thấy phương thức giải quyết thông qua Tòa án

là phương thức thường xuyên được sử dụng nhất, tiếp đến là phương thức giải quyết

thông qua thương lượng và hòa giải lao động tại cơ sở, ba là phương thức giải quyết

bằng HĐTTLĐ. Thế nhưng, việc giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài tại

nhiều quốc gia trên thế giới lại thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả rất

cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam phương thức giải quyết TCLĐ bằng trọng tại lại rất

hạn chế được các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

Mặc dù pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết TCLĐ bằng trọng tài

được quy định từ BLLĐ năm 1994 và đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng chưa đem lại

hiệu quả cao trong việc thúc đẩy giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài, thậm

chí còn làm hạn chế quyền của HĐTT trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Ở

nước ta cho đến nay HĐTT đã được thành lập ở tất cả các tỉnh thành, nhưng thực tế

cho thấy HĐTT ở các địa phương luôn ở trong tình trạng “thất nghiệp” và hầu như

2

không hoạt động đúng chức năng1

. Hiện nay BLLĐ năm 2019 đã được thông qua và

có hiệu lực ngày 01/01/2021, đây là lần đầu tiên BLLĐ quy định thẩm quyền giải

quyết tranh chấp của HĐTT đối với tất cả các loại tranh chấp trong đó có TCLĐCN.

Đây được xem là một trong những lần thay đổi lớn về phương thức giải quyết

TCLĐ bằng trọng tài của BLLĐ. BLLĐ năm 2019 ra đời đã bổ sung những điểm

tiến bộ như đã quy định thẩm quyền giải quyết TCLĐCN cho HĐTT, trình tự, thủ

tục giải quyết, quy trình bổ nhiệm Trọng tài viên, phán quyết của HĐTT và đã khắc

phục phần nào những bất cập, hạn chế của BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, bên cạnh

những ưu điểm quy định của pháp luật về giải quyết TCLĐ cá nhân bằng HĐTT

vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, chưa bám sát và thể chế hóa đầy đủ quan điểm

của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách tư pháp và tinh thần hội nhập

quốc tế, cũng như chưa vận dụng các kinh nghiệm có tính phổ biến về giải quyết

TCLĐ của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện nước ta. Những vướng mắc,

bất cập của pháp luật hiện hành về giải quyết TCLĐCN của HĐTT không chỉ làm

hạn chế đến hiệu quả của hoạt động giải quyết TCLĐ mà còn làm suy giảm vị trí,

vai trò của HĐTT trong việc giải quyết TCLĐ và tạo ra thói quen phá vỡ phán

quyết của HĐTT.

Xuất phát từ những lý do nêu trên cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục hoàn

thiện pháp luật về giải quyết TCLĐCN của HĐTT nhằm khắc phục những điểm còn

bất hợp lý, đảm bảo tính khả thi của pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của

HĐTTLĐ hướng tới mục tiêu xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ

giữa NLĐ và NSDLĐ, đảm bảo sự phù hợp của pháp luật giải quyết TCLĐCN của

HĐTT với các tiêu chuẩn lao động quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Vì vậy,

tác giả lựa chọn đề tài: "Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng hội đồng

trọng tài lao động theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn

thạc sỹ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng Hội đồng trọng tài lao

động theo pháp luật lao động Việt Nam được các tác giả nghiên cứu, đề cập dưới

các cấp độ khác nhau và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề

này, có thể kể đến một số công trình sau đây:

1 Bản tin quan hệ lao động số 35 - Quý 4 2020, ILO Việt Nam, trang 10.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!