Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính trong vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH ĐOÀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÀNH ĐOÀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành hành chính
Mã số 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Cảnh Hợp
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào trước đây; các số liệu, quan điểm được trích dẫn đều
được tham khảo từ các nguồn tài liệu hợp pháp, đáng tin cậy.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Người cam đoan
Nguyễn Thành Đoàn
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
4. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính . 6
1.1.1 Khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.2 Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành
chính............................................................................................................ 12
1.2. Trình tự giải quyết tranh chấp đất theo thủ tục hành chính......... 13
1.2.1 Hòa giải tranh chấp đất đai............................................................... 13
1.2.2. Thụ lý và tiếp nhận............................................................................ 14
1.2.3 Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ............................................. 17
1.2.4 Giải quyết tranh chấp đất đai. ........................................................... 20
1.2.5 Ra quyết định giải quyết. ................................................................... 21
1.2.6 Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật ....... 23
1.2.7 Xem xét lại quyết định giải quyết đã ban hành.................................. 23
1.2.8 Thời hạn và thời gian giải quyết tranh chấp đất đai. ........................ 25
1.3. Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp đất
đai theo thủ tục hành chính ............................................................. 26
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THEO THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH AN GIANG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ.
2.1. Thực trạng về giải quyết tranh chấp đất đai
đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang................... 28
2.2. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai
đối với đồng bào dân tộc................................................................... 39
2.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
đối với đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh An Giang.................. 46
2.3.1 Các quan điểm chỉ đạo ...................................................................... 47
2.3.2 Các giải pháp cụ thể .......................................................................... 50
2.3.2.1 Xây dựng quy trình xử lý tranh chấp đất đai thống nhất................ 50
2.3.2.2 Thực hiện tốt chương trình dân tộc ................................................ 51
2.3.2.3 Chủ động nắm thông tin từ bên ngoài ............................................ 52
2.3.2.4 Tiếp tục thực hiện các chính sách nâng cao dân trí
trong đồng bào dân tộc Khmer...................................................... 53
2.3.2.5 Thực hiện chính sách đãi ngộ thu hút cán bộ
công tác tại vùng đồng bào dân tộc Khmer................................... 54
2.3.2.6 Củng cố, phát huy mối quan hệ tốt đẹp với các
vị chức sắc tôn giáo, có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer...... 54
2.3.2.7 Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các tỉnh giáp biên giới ................ 55
2.3.2.8 Tăng cường công tác hòa giải cơ sở............................................... 56
2.3.2.9 Thừa nhận hiệu lực pháp lý của biên bản hòa giải thành .............. 56
2.3.2.10 Xác định nguyên tắc: bảo đảm tôn trọng hiện trạng về đất đai ... 57
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp đất đai của công
dân diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là đối với các vùng đất của đồng
bào dân tộc. Nhiều nơi, khiếu nại về tranh chấp đất của đồng bào dân tộc
đã trở thành các “điểm nóng”, xuất hiện các cuộc tụ tập đông người
nhằm gây yêu sách với chính quyền địa phương. Tình trạng khiếu nại
tràn lan, khiếu nại vượt cấp không giảm, số lượt đoàn đông người khiếu
nại tới các cơ quan Đảng và Nhà nước ở Trung ương ngày càng nhiều.
Công tác giải quyết khiếu nại nhất là khiếu nại liên quan đồng
bào dân tộc tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng còn nhiều
bất cập và khiếm khuyết, hiệu quả giải quyết không cao. Số vụ việc
khiếu nại chậm được giải quyết, dây dưa kéo dài, tồn đọng xảy ra ở hầu
khắp các cơ quan Nhà nước.
An Giang là tỉnh biên giới dài gần 100Km giáp với Vương quốc
Campuchia, có 4 dân tộc cùng sinh sống Kinh, Chăm, Hoa và Khmer,
trong đó đồng bào dân tộc Khmer có hơn 86.500 người sống tập trung
chủ yếu ở hai huyện miền núi Tri Tôn, Tịnh Biên. Hai huyện có tổng
diện tích tự nhiên là 95.580 ha (chiếm 27% diện tích tự nhiên toàn tỉnh),
trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp là 84.114 ha (chiếm tỷ lệ 88%
diện tích tự nhiên của hai huyện). Hộ nghèo của hai huyện là 11.985 hộ,
trong đó hộ nghèo dân tộc Khmer là 7.684 hộ, chiếm tỷ lệ 64% trong
tổng số hộ nghèo của hai huyện và chiếm 30,7% trong tổng số hộ người
Khmer. Hai huyện có 29 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã, thị trấn có người
Khmer sinh sống tại 127 phum, sóc.