Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh :Đồ án tốt nghiệp Đại học Khoa Luật
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHUNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI
TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHUNG
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI TỪ
THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 5 2 3 8 0 1 0 7
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. ĐÀO THỊ NGUYỆT
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên Đào Thị Nguyệt. Các số liệu, ví dụ
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác có nguồn gốc rõ ràng đảm bảo
tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nhung
ii
LỜI TRI ÂN
Thành công không chỉ có một cá nhân tạo ra mà còn gắn liền với sự hỗ trợ, giúp
đỡ của nhiều người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm khóa luận tốt nghiệp
đến nay em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa
Luật Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình trong việc
truyền đạt vốn kiến thức quý báu giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập tại
trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Đào Thị Nguyệt đã tận tâm chỉ bảo
em trong từng buổi học, thảo luận về đề tài nghiên cứu. Nhờ có những lời hướng dẫn
chỉ bảo ân cần đó, bài khóa luận của em mới có thể hoàn thành một cách tốt nhất.
Vì vốn kiến thức còn hạn hẹp, nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn học cùng lớp
để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Lời sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Luật - Trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sức khỏe, niềm tin, vững bước dìu dắt chúng
em trưởng thành.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2021
SINH VIÊN
NGUYỄN THỊ NHUNG
iii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu...........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
6. Kết cấu bài khóa luận ..........................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP TRONG KINH
DOANH THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KINH
DOANH THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI .....................8
1.1. Khái quát chung về tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ........................8
1.1.1. Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh, thương mại.................................8
1.1.2. Đặc điểm tranh chấp trong kinh doanh, thương mại................................11
1.1.3. Các dạng tranh chấp trong kinh doanh, thương mại ...............................13
1.2. Khái quát về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương
thức trọng tài..........................................................................................................16
1.2.1. Khái niệm giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng
phương thức trọng tài .........................................................................................16
1.2.2. Đặc điểm giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương
thức trọng tài.......................................................................................................19
1.2.3. So sánh giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương
thức trọng tài với các phương thức giải quyết tranh chấp khác .........................20
1.2.4 Các hình thức trọng tài ..............................................................................24
1.2.5. Ý nghĩa của phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
bằng trọng tài......................................................................................................27
1.3. Lịch sử hình thành và phát triển quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài...................................29
iv
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 2003............................................29
1.3.2. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010 .....................................................30
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay................................................................30
1.4. Pháp luật một số nước trên thế giới về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại bằng phương thức trọng tài ................................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRONG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI BẰNG PHƯƠNG THỨC
TRỌNG TÀI TỪ THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................36
2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh,
thương mại bằng phương thức trọng tài ................................................................36
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài.........................................36
2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
thương mại bằng phương thức trọng tài ở TPHCM...........................................58
2.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp trong
kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài .............................................66
2.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài.................................66
2.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài.................................70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................76
KẾT LUẬN..............................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................
PHỤ LỤC.....................................................................................................................
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
TTTM Trọng tài thương mại
BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự
BLDS Bộ luật Dân sự
CTCP Công ty Cổ phần
CTTNHH Công ty Trách nhiệm hữu hạn
TTKT Trọng tài kinh tế
HĐKT Hợp đồng kinh tế
TTTT Thỏa thuận trọng tài
Nxb Nhà xuất bản
VKS Viện Kiểm Sát
TAND Tòa án nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập
nền kinh tế thế giới nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO)1 và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP)2 thì diện mạo của nền kinh tế Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú và mang
nhiều sắc thái mới đã ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, thương mại.
Trong điều kiện bình thường, bên cạnh các giao dịch “Thuận buồn xuôi gió”
giữa các chủ thể kinh doanh thì vẫn còn tồn tại những bất đồng về quan điểm, quyền
và lợi ích và việc dẫn đến những tranh chấp trong quan hệ kinh doanh, thương mại là
điều không thể tránh khỏi. Năm 2020 là một năm chứng kiến nhiều biến động của
nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng do dịch Covid. Dưới tác động
của dịch bệnh, không thể phủ nhận doanh nghiệp đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn
khi hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ trong thời gian dài. Trước tình hình kinh tế
gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid thì các mâu thuẫn trong hoạt động kinh doanh,
thương mại đang có xu hướng nhiều hơn về số lượng, lớn về quy mô, đa dạng về nội
dung và phức tạp về tính chất. Để đáp ứng nhu cầu thực tế và giảm áp lực cho tòa án
khi các vụ việc tranh chấp về kinh doanh, thương mại ngày càng có chiều hướng gia
tăng thì trọng tài đã trở thành phương thức được phần lớn doanh nghiệp chọn lựa.
Tính đến năm 2020 Việt Nam đã có 30 trung tâm trọng tài thay vì chỉ có 7 trung tâm
trọng tài như trước đây và 1 văn phòng đại diện của trung tâm trọng tài nước ngoài.
Số vụ tranh chấp tại trọng tài cũng có sự gia tăng đáng kể. Chỉ tính riêng số vụ tranh
chấp đưa ra giải quyết tại VIAC là 274 vụ trong năm 2019, tăng gấp 4-5 lần so với năm 2010.3
Theo dòng chảy của xã hội, Nhà nước cũng có nhiều thay đổi trong chính sách
mà điển hình là việc xây dựng và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới
vào cuối năm 2020, đầu năm 2021. Cụ thể, tại Kỳ họp thứ 9 khóa XIV, Quốc Hội đã
1 Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập vào 01/01/1995 2 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định/thỏa thuận thương mại tự do được ký kết
giữa 12 nước vào ngày 4/2/2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích hội nhập các
nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 3 Linh Linh (2020), “Cạnh tranh trên thị trường trọng tài thương mại”, từ https://thoibaonganhang.vn/canhtranh-tren-thi-truong-trong-tai-thuong-mai-103077.html truy cập lần cuối 12/02/2021
2
chính thức thông qua Luật doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 với những điểm
sửa đổi đáng chú ý; cùng với đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được
các chuyên gia thảo luận, đóng góp ý kiến và chuẩn bị ban hành. Như vậy câu hỏi đặt
ra khi các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thì liệu rằng những văn
bản quy phạm pháp luật cũ có còn phù hợp hay không. So với thực tiễn thì các quy
định của Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 ngày 17 tháng 06 năm 2010
thì quy định về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng
tài vẫn còn nhiều bất cập, ví dụ như về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng
tài chưa bao quát, thời gian thụ lý vụ việc còn chưa hợp lý, nội dung đơn khởi kiện
còn nhiều hạn chế, các quy định về thi hành và hủy phán quyết của trọng tài không
rõ ràng khiến cho việc giải quyết đôi khi gặp phải bế tắc. Những hạn chế đó đã gây
ra nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh và giải quyết các tranh chấp kinh doanh
thương mại bằng phương thức trọng tài. Do đó việc tìm hiểu các quy định của pháp
luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng phương thức trọng tài và
những bất cập trong quá trình giải quyết để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hạn
chế tranh chấp và đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh doanh trong xu thế hội nhập
thế giới là một nội dung rất quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung và pháp luật trọng tài nói riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại bằng phương thức trọng tài từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua khảo sát cho thấy việc nghiên cứu về pháp luật trọng tài luôn được nhiều nhà khoa
học pháp lý quan tâm. Điển hình có các công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
* Giáo trình và sách chuyên khảo:
- Giáo trình của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo
trình pháp luật về Cạnh tranh và Tranh chấp thương mại, Nxb Hồng Đức – Hội luật
gia Việt Nam.
3
- Giáo trình của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo
trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia
Việt Nam.
- Đỗ Văn Đại (2017), Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam – bản án và bình
luận bản án (tập 1+2), Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.
- Trần Minh Ngọc (2019), Pháp luật về trọng tài thương mại, Nxb Lao động.
- Nguyễn Trung Tín (2005), Công nhận và thi hành các quyết định của trọng
tài thương mại tại Việt Nam, Nxb Tư pháp.
- Tưởng Duy Lương (2016), Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự, luật Trọng tài
thương mại và thực tiễn xét xử, Nxb Tư pháp.
- Dương Văn Hậu (1999), Trọng tài thương mại Việt Nam trong tiến trình đổi
mới, Nxb Chính trị Quốc gia.
Nội dung cơ bản của các giáo trình và sách chuyên khảo kể trên chủ yếu bàn về
các vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, bản chất của trọng tài thương mại theo
pháp luật Việt Nam và khái quát các hoạt động kinh doanh, thương mại.
* Khóa luận, Luận văn, Luận án:
- Khóa luận tốt nghiệp “Xác định thẩm quyền trọng tài thương mại theo luật
Trọng tài thương mại năm 2010” của tác giả Ngô Thị Mỹ Hảo, năm 2020, trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khóa luận tốt nghiệp “Căn cứ hủy phán quyết của trọng tài thương mại – So
sánh với pháp luật Singapore và đề xuất hướng hoàn thiện” của tác giả Ngô Quốc
Lâm, năm 2019, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Luật văn Thạc sĩ Luật học “giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương
mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam từ thực tiễn tại Thành phố Đà Nẵng” của
tác giả Võ Ngọc Thông, năm 2017, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam học viện
khoa học xã hội.