Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
............................
NGUYỄN THANH TUẤN
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
.................................
NGUYỄN THANH TUẤN
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Mã số: 60 38 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN QUANG THÁI
HÀ NỘI - NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu được nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, xác thực và luận văn này chưa
được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước nhà trường
và những qui định pháp luật.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thanh Tuấn
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
MỤC LỤC.........................................................................................................ii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ..............................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực thi hành án dân sự...................................................................................7
1.1.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
....................................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
..................................................................................................................12
1.1.3. Vai trò của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
..................................................................................................................18
1.2. Các bước giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự.......................20
1.2.1. Các bước giải quyết khiếu nại lần đầu...........................................21
1.2.2. Các bước giải quyết khiếu nại lần hai............................................26
1.2.3. Giải quyết khiếu nại trong trường hợp đặc biệt..............................26
1.3. Các yếu tố tác động đến giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành
án dân sự......................................................................................................27
1.3.1. Yếu tố về chính trị..........................................................................27
1.3.2. Yếu tố về pháp luật.........................................................................28
1.3.3. Yếu tố về kinh tế.............................................................................29
1.3.4. Về văn hóa......................................................................................29
Kết luận chương 1........................................................................................32
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH
VỰC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...........................33
2.1. Tình hình khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự trong những
năm gần đây.................................................................................................33
ii
2.2. Ưu điểm, hạn chế bất cập của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi
hành án dân sự.............................................................................................36
2.2.1. Ưu điểm..........................................................................................36
2.2.2. Hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại..................................37
2.3. Nguyên nhân hạn chế của giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi
hành án dân sự.............................................................................................51
2.3.1. Nguyên nhân khách quan...............................................................51
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan...................................................................61
Kết luận chương 2........................................................................................68
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG LĨNH VỰC THI HÀNH ÁN DÂN
SỰ....................................................................................................................70
3.1. Quan điểm.............................................................................................70
3.1.1. Tiếp tục tuyên truyền pháp luật về giải quyết khiếu nại.................70
3.1.2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến
thi hành án dân sự.....................................................................................71
3.1.3. Yêu cầu về tính khách quan............................................................71
3.1.4. Yêu cầu về tính công khai, minh bạch............................................72
3.1.5. Đảm bảo yêu cầu về thời hạn.........................................................72
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong
lĩnh vực thi hành án dân sự..........................................................................73
3.2.1. Giải pháp chung..............................................................................73
3.2.2. Giải pháp cụ thể..............................................................................85
Kết luận chương 3........................................................................................94
KẾT LUẬN.....................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................98
iii
iv
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực
trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền cơ bản của con người
(quyền về tài sản, nhân thân của các bên đương sự và những người có liên
quan). Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sẽ làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan theo bản
án, quyết định của Tòa án và theo quy định của pháp luật. Do tính chất phức
tạp như vậy, nên việc khiếu nại trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự là
điều khó tránh khỏi. Hoạt động thi hành án là hoạt động diễn ra sau khi kết
thúc quá trình tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm đưa bản án,
quyết định của Tòa án ra thi hành trên thực tế, khôi phục lại tình trạng ban
đầu của các quan hệ pháp luật bị xâm hại trước đó. Chất lượng và hiệu quả
của việc thi hành án dân sự phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tố tụng của các cơ
quan tiến hành tố tụng trước đó. Trong các giai đoạn tố tụng, nếu các cơ quan
tiến hành tố tụng tiến hành điều tra, truy tố và xét xử công minh, khách quan,
đúng pháp luật, kịp thời ngăn chặn việc tẩu tán tài sản của đương sự, thì quá
trình thi hành án sẽ thuận lợi, hạn chế được rất nhiều việc khiếu nại của các
bên đương sự và người có liên quan. Thực tiễn cho thấy, nhiều đương sự có
điều kiện thi hành án nhưng vẫn cố tình chây ỳ, không tự nguyện thi hành án,
thậm chí có trường hợp còn chống đối quyết liệt, nhiều trường hợp không
hiểu trình tự thủ tục thi hành án hoặc lợi dụng quyền tư do dân chủ của công
dân làm đơn khiếu nại không đúng, nhằm để trì hoãn việc thi hành án. Nhiều
trường hợp khiếu nại, cơ quan thi hành án dân sự đã giải quyết khiếu nại hết
thẩm quyền nhưng các đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại gửi đến nhiều ngành,
nhiều cấp, nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và nhà nước, thậm chí có trường
hợp còn tổ chức tụ tập đông người, kéo đến các cơ quan Đảng, nhà nước, gây
rối trật tự, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị
1
hoặc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Bên cạnh đó, vẫn còn có những trường hợp không quan tâm, chú trọng đến
công tác giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự, dẫn đến ảnh hưởng đến
quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.
Xuất phát từ vị, vai trò, tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu
nại nên thời gian qua, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hảnh án dân sự, các cơ quan
thi hành án dân sự địa phương đã quan tâm, chú trọng đối với việc giải quyết
khiếu nại thi hành án, xem công tác giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ
trọng tâm của công tác thi hành án dân sự. Từ đó, đã tăng cường, tập trung
giải quyết và chỉ đạo giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ
việc tồn đọng, bức xúc, kéo dài, hạn chế phát sinh mới, chú trọng tiến độ, thời
hạn, chất lượng giải quyết, tăng cường đối thoại, giải thích, giáo dục, thuyết
phục, kết hợp với đi xác minh thực tế, tập hợp đầy đủ các thông tin, diễn biến
của vụ việc, kể cả tâm tư nguyện vọng của đương sự, qua đó căn cứ vào qui
định của pháp luật ra quyết định giải quyết phù hợp. Nhờ đó, mà trong những
năm gần đây, việc khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vưc thi hành án dân sự đã giảm
đi đáng kể.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác giải quyết khiếu nại vẫn còn có
những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác thi hành án
dân sự trong tình hình mới, một số cơ quan thi hành án dân sự chưa coi trọng
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, còn đùn đẩy né tránh; việc phân công,
bố trí người làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại còn chưa tương
xứng; có nơi việc giải quyết khiếu nại chậm, thiếu chặt chẽ làm cho đương sự
bức xúc khiếu nại nhiều lần, vượt cấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân
là do lượng việc thi hành án hàng năm phát sinh ngày càng nhiều, năm sau
bao giờ cũng cao hơn năm trước, tính chất ngày càng đa dạng, phức tạp; có
trường hợp do các cơ quan hữu quan thiếu sự phối hợp thi hành án, có nhiều
2
vụ việc còn đùn đẩy, né tránh làm cho việc thi hành án dân sự ở từng lúc, từng
nơi gặp nhiều trở ngại; nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của cơ quan thi
hành án, Chấp hành viên chưa thật sự đầy đủ, chưa đúng với chức năng,
nhiệm vụ được giao; thể chế về thi hành án dân sự (nhất là thể chế về giải
quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự) còn bất cập, không phù hợp, thậm
chí mâu thuẫn chồng chéo giữa các văn bản luật; có trường hợp bản án, quyết
định của Tòa án đã được tổ chức thi hành án xong, lại bị Tòa án, Viện kiểm
sát nhân dân cấp trên kháng nghị yêu cầu xét xử lại theo thủ tục giám đốc
thẩm hoặc tái thẩm; có trường hợp do các cơ quan thi hành án dân sự chưa
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
nhiều trường hợp để đương sự yêu cầu nhiều lần nhưng không có biện pháp
giải quyết thoả đáng, kịp thời hoặc không giải thích cụ thể để đương sự hiểu
và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần phải nghiên cứu một cách
toàn diện cả về lý luận và thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại trong lĩnh
vực thi hành án dân sự là rất cần thiết. Qua đó, thấy được cơ sở lý luận, thực
trạng tình hình giải quyết khiếu nại thời gian qua với những bất cập, hạn chế,
từ đó đưa ra những giải pháp để điều chỉnh cho phù hợp. Đó chính là lý do để
tác giả chọn làm đề tài“ Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân
sự ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến chủ đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại cũng đã có một
số công trình nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tại
Tổng cục Thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thị Kim Dung, năm 2009.
- Luận văn thạc sĩ “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền
của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Công Toàn,
năm 2012.
3
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án cấp
tỉnh (thực tiễn từ TPHCM)” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Phượng.
Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác được đăng tải trên các phương tiện
thông tin, báo, tạp chí khoa học đã phần nào đó đề cập tới các nội dung liên
quan tới khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự
như “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự” của tác giả
Hoàng Quốc Hùng - Thanh tra Bộ tư pháp; bài viết của tác giả Lương Thanh
Tùng đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư Pháp “Những điểm kế thừa
và điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 so với pháp lệnh thi hành án
dân sự 2004 và Luật khiếu nại sửa đổi năm 2005 về giải quyết khiếu nại trong
thi hành án dân sự”.
Các công trình nghiên cứu đó đã ít nhiều làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn của tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực
thi hành án dân sự, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một
cách đầy đủ và toàn diện hệ thống những vấn đề lý luận, thực tiễn về giải
quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện nay. Tuy vậy, đây vẫn
là những tài liệu nghiên cứu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi
thực hiện đề tài của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề lý luận về
giải quyết khiếu nại trong thi hành án; nhận diện được những hạn chế và các
tồn tại, vướng mắc trong hệ thống pháp luật cũng như thực tiễn giải quyết
khiếu nại đối với những quyết định, hành vi của các chủ thể bị khiếu nại. Từ
đó, tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc, hạn
chế, bất cập, góp phần giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong công tác
giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực thi hành án dân sự hiện nay, góp phần bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và tăng cường trách nhiệm của
Nhà nước trong hoạt động quản lý nhà nước và trách nhiệm trước nhân dân.
4