Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Giải quyết khiếu nại của nhiều người: Thực trạng và giải pháp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LƯƠNG THỊ TƯỜNG VÂN
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NHIỀU NGƯỜI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NHIỀU NGƯỜI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THƯƠNG HUYỀN
Học viên: LƯƠNG THỊ TƯỜNG VÂN
Lớp: Cao học Luật Khóa 19
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Lương Thị Tường Vân, xin cam đoan những nội dung trong luận văn
này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân, không sao chép từ các công
trình của các tác giả khác. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Các ý kiến, khái niệm có ý nghĩa khoa học tham khảo từ các tài liệu khác đã được
chú dẫn và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung trên.
Tác giả luận văn
Lương Thị Tường Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI CỦA NHIỀU NGƯỜI.......................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khiếu nại của nhiều người .................................7
1.1.1. Khái niệm khiếu nại của nhiều người.......................................................7
1.1.2. Đặc điểm khiếu nại của nhiều người......................................................10
1.2. Khái niệm, đặc điểm của giải quyết khiếu nại của nhiều người..............13
1.2.1. Khái niệm giải quyết khiếu nại của nhiều người ....................................13
1.2.2. Đặc điểm giải quyết khiếu nại của nhiều người .....................................14
1.2.3. Ý nghĩa của giải quyết khiếu nại của nhiều người..................................16
1.3. Quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại của nhiều người ...........17
1.3.1. Quy định về trình tự thủ tục....................................................................22
1.3.2. Quy định trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu
nại về một nội dung..........................................................................................26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA NHIỀU NGƯỜI ..................................32
2.1. Thực tiễn giải quyết khiếu nại của nhiều người .......................................32
2.1.1. Tình hình khiếu nại của nhiều người trong phạm vi cả nước .................32
2.1.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại của nhiều người (từ thực tiễn Thành phố
Hồ Chí Minh.)..................................................................................................37
2.2. Nguyên nhân của những khó khăn, bất cập trong giải quyết khiếu nại
của nhiều người..................................................................................................47
2.2.1. Bất cập của pháp luật về giải quyết khiếu nại của nhiều người .............47
2.2.2. Các bất cập khác....................................................................................57
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại của nhiều
người...................................................................................................................60
2.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết khiếu nại của nhiều người...60
2.3.2. Các giải pháp khác.................................................................................62
KẾT LUẬN............................................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh thời, Bác hồ từng dặn dò: “Đồng bào có oan ức mới khiếu nại hoặc vì
chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và Chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết
nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ quan tâm lo lắng đến quyền lợi
của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng
cố tốt hơn…”1
Theo nhận định của Bộ Chính trị tại Thông báo số 130-TB/TW ngày 10
tháng 01 năm 2008 và Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 thì tình hình
khiếu nại vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; khiếu nại đông người, kéo dài, vượt cấp
có xu hướng gia tăng, một số vụ việc manh động, quá khích có sự kích động, hỗ trợ
của các phần tử xấu; cá biệt có trường hợp cực đoan, quyết liệt chống người thi
hành công vụ. Trong số các vụ khiếu nại, phần lớn có nội dung liên quan đến đất đai,
nhất là đất thu hồi để xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị, công trình công cộng,
làm đường giao thông; trong khiếu kiện đông người, xuất hiện nhiều đoàn có tổ
chức, có người cầm đầu, chỉ huy và có sự liên kết giữa các đoàn tập trung với số
lượng lớn kéo về Trung ương, đáng chú ý trong một số trường hợp có sự lôi kéo,
kích động, xúi giục, hỗ trợ về vật chất của các thế lực thù địch, bọn phản động và
phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để xuyên tạc, phá hoại…
Bộ Chính trị cũng đã xác định tình hình nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, mà chủ yếu là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn có những bất cập, có điểm
chưa phù hợp thực tế; công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, sai phạm nhất
là trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng; công tác giải quyết khiếu nại còn có
những hạn chế, yếu kém… Từ đó, Bộ Chính trị xác định cần phải có giải pháp
nhằm ngăn ngừa và giải quyết có hiệu quả khiếu nại của công dân.
Khiếu nại đông người là một hiện tượng xã hội đã, đang và sẽ còn tồn tại
song song với quá trình phát triển của đất nước. Trong bối cảnh tình hình trong
nước và quốc tế hiện nay, nhất là Việt Nam đang mở rộng dân chủ, xây dựng Nhà
nước pháp quyền thì Nhà nước không thể dùng biện pháp hành chính để “ngăn
cấm” loại hình khiếu nại này. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu để có những giải
1 Đinh Văn Minh, “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo”, www.giri.ac.vn/
modules.php?name=News&opcase=detailsnews&mid=308 &mcid=216&pid=&menuid {truy cập ngày
15/5/2016}
2
pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả, trong đó “then chốt” là giải pháp dùng pháp luật
để điều chỉnh hiện tượng xã hội này sao cho phát huy được mặt tích cực, hạn chế,
ngăn chặn, xử lý những mặt tiêu cực, để đưa loại hình khiếu nại này vào trật tự pháp
luật. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong việc xử lý đối với
loại khiếu nại này, ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội đã thông qua và ban hành
Luật Khiếu nại và đến ngày 03 tháng 10 năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại trong đó
đã dành hẳn 01 chương quy định về vấn đề “Nhiều người cùng khiếu nại về một nội
dung” và Luật Tiếp công dân số 42/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013 dành
một Chương VII để quy định về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người
khiếu nại, tố cáo, phản ánh về một nội dung.
Chính sự ra đời của Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tiếp công dân năm
2013 và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP là bước tiến quan trọng trong tiến trình đổi
mới, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong trường hợp nhiều người cùng
khiếu nại về một nội dung. Về cơ bản, Luật khiếu nại năm 2011 đã quy định mới về
khiếu nại của nhiều người, trong đó có các hình thức khiếu nại như nhiều người
khiếu nại qua đơn, nhiều người đến khiếu nại trực tiếp, địa điểm để công dân thực
hiện khiếu nại nhiều người và quyết định giải quyết khiếu nại nhiều người. Còn
trình tự, thủ tục giải quyết đối với khiếu nại nhiều người vẫn tuân theo trình tự, thủ
tục chung như giải quyết đối với từng người.
Và dưới góc độ nghiên cứu có lẽ chúng ta đều nhận thấy những quy định
mới nêu trên chỉ đề cập tới trường hợp điển hình về khiếu nại có đông người cùng
tham gia đã và đang diễn ra ở các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai
thực hiện Luật Khiếu nại và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP hướng dẫn về nội dung
“nhiều người khiếu nại về một nội dung” vẫn còn gặp nhiều khó khăn lúng túng
trong việc áp dụng pháp luật cụ thể như: việc quy định về chế định cử đại diện,
công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia quá trình giải quyết khiếu nại như
Thanh tra, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan có liên quan…khi có xảy
ra khiếu nại của nhiều người tại các trụ sở của các cơ quan Nhà nước; trình tự thủ
tục, hình thức ban hành quyết định giải quyết khiếu nại… Trên thực tế tình trạng
khiếu nại có nhiều người cùng tham gia, phức tạp hơn rất nhiều, nhiều vụ khiếu nại
có nhiều người cùng tham gia không thuần túy có cùng một nội dung mà có nhiều
nội dung khác nhau nhưng không đồng ý khiếu nại theo trình tự thủ tục đơn lẻ mà
3
vẫn cố tình tụ tập, lợi dụng quyền được khiếu nại để gây áp lực cho các cơ quan giải
quyết. Thậm chí trong một vụ việc khiếu nại có nhiều người cùng tham gia về một
nội dung, nhiều khi những người khiếu nại đó lại có yêu cầu, mục đích và hướng đề
nghị giải quyết khác nhau.
Vấn đề này hiện nay gây không ít khó khăn cho các cơ quan tham mưu giải
quyết khiếu nại nhất là đối với các cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, đối với những
trường hợp này vẫn chưa có những quy định hướng dẫn xử lý cụ thể trong Luật
Khiếu nại năm 2011.
Do vậy, thiết nghĩ để giải quyết hiệu quả, đúng pháp luật các vụ khiếu nại
có nhiều người cùng tham gia (khiếu nại đông người), đảm bảo quyền, lợi ích hợp
pháp của những người khiếu nại, cần có cái nhìn toàn diện, khách quan, để từ đó
quy định đầy đủ hơn các chế định về khiếu nại, giải quyết khiếu nại đối với loại
hình khiếu nại đặc biệt này trong các văn bản pháp luật về khiếu nại và các văn bản
pháp luật khác có liên quan. Mặt khác cũng phải thấy rằng tình trạng khiếu nại có
nhiều người cùng tham gia là một hiện tượng xã hội không bình thường, ảnh hưởng
xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Xuất phát từ các lý do trên thì việc nghiên cứu đề tài “Giải quyết khiếu nại
của nhiều người: Thực trạng và giải pháp" trong tình hình hiện nay là cần thiết
nhằm làm sáng tỏ tính lý luận, pháp lý, thực tiễn, những bất cập, khó khăn, vướng
mắc của công tác này từ đó có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật về hoạt động giải quyết khiếu nại của nhiều người, tạo một hành
lang pháp lý an toàn để Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động nhạy cảm này. Đó là
lý do tác giả chọn đề tài “Giải quyết khiếu nại của nhiều người: Thực trạng và
giải pháp" làm luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại được một số tác giả
nghiên cứu thực hiện làm luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ. Cụ thể:
- Luận văn thạc sĩ Luật học khóa 18 của Võ Thị Chính về “ Đối thoại trong
giải quyết khiếu nại hành chính”.
- Luận văn thạc sĩ Luật học khóa 20 của Võ Thị Kiều Chinh về “Pháp luật
về Tiếp công dân”.