Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
152
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1972

Giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC HUY

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM

CHO LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC HUY

GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM

CHO LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ VĂN VƯỢNG

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học

độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

Học viên

Nguyễn Quốc Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Văn Vượng đã tận tình

chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Để có thể hoàn thành chương trình sau đại học tại trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên với luận văn tốt nghiệp “Giải

pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

ngoài những nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân trong suốt quá trình học tập,

tôi xin gửi lời tri ân trước hết đến những người thân đã luôn động viên, giúp đỡ.

Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những người

đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua.

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè thân thiết của lớp cao học

Quản lý Kinh tế K11C và các cán bộ nhân viên đã giúp đỡ tôi có số liệu hoàn

thành tốt luận văn này.

Học viên

Nguyễn Quốc Huy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ................................................................viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1

2. Mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn ....................................... 3

5. Kết cấu luận văn............................................................................................ 4

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC

LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP ............................ 5

1.1. Cơ sở lý luận về lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động

thất nghiệp................................................................................................. 5

1.1.1. Tổng quan về lao động và việc làm ........................................................ 5

1.1.2. Tổng quan về thất nghiệp........................................................................ 6

1.1.3. Những nhân tố tác động đến vấn đề tạo việc làm cho lao động thất

nghiệp trong nền kinh tế thị trường ........................................................ 16

1.1.4. Nội dung tạo việc làm cho người lao động thất nghiệp........................ 21

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác tạo việc làm cho lao động thất nghiệp ở

một số tỉnh và bài học kinh nghiệm........................................................ 39

1.2.1. Kinh nghiệm của Sơn La....................................................................... 39

1.2.2. Kinh nghiệm của Hà Nội ...................................................................... 40

1.2.3. Kinh nghiệm của Thanh Hóa ................................................................ 42

1.2.4. Bài học học rút ra từ kinh nghiệm công tác tạo việc làm cho lao

động thất nghiệp ở một số tỉnh áp dụng vào Thái Nguyên..................... 44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

iv

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 46

2.1. Các câu hỏi nghiên cứu............................................................................ 46

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 46

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 46

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 49

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................. 50

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 50

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổng sản phẩm GDP tỉnh Thái Nguyên ......... 50

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình LĐ thất nghiệp tỉnh Thái

Nguyên .................................................................................................... 51

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu lao động hưởng TCTN theo nhóm

tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn kỹ thuật, đơn vị hành chính,

trình độ học vấn…................................................................................... 52

Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO

LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN................. 54

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên..... 54

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 54

3.1.2. Khí hậu, lượng mưa, thủy văn............................................................... 56

3.1.3. Nguồn tài nguyên .................................................................................. 56

3.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 59

3.2. Thực trạng lao động thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên............................ 65

3.3. Các hoạt động tạo việc làm cho người thất nghiệp tại tỉnh Thái

Nguyên .................................................................................................... 67

3.3.1. Tạo việc làm thông qua chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm .... 67

3.3.2. Tạo việc làm gắn với hoạt động đào tạo nghề, truyền nghề, truyền

bá các kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh.............................................. 70

3.3.3. Tạo việc làm thông qua các hoạt động dịch vụ việc làm...................... 75

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

v

3.3.4. Tạo việc làm thông qua hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên

qua ........................................................................................................... 76

3.3.5. Tạo việc làm thông qua các hoạt động thúc đẩy đầu tư phát triển

kinh tế - xã hội......................................................................................... 76

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động thất nghiệp .......... 88

3.4.1. Nhân tố vốn, công nghệ của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến tạo

việc làm cho lao động thất nghiệp .......................................................... 88

3.4.2. Quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn lao động thất nghiệp tỉnh Thái

Nguyên .................................................................................................... 90

3.4.3. Đánh giá chung về giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp ở

tỉnh Thái Nguyên .................................................................................... 98

Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO

ĐỘNG THẤT NGHIỆP Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ........................ 104

4.1. Phương hướng cơ bản về vấn đề tạo việc làm cho lao động thất

nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay..................................................... 104

4.1.1. Các quan điểm cơ bản ......................................................................... 104

4.1.2. Phương hướng cơ bản giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Nguyên ......... 106

4.2. Những giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho lao động thất nghiệp ở

tỉnh Thái Nguyên .................................................................................. 109

4.2.1. Giải quyết việc làm gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo

hướng CNH, HĐH ................................................................................ 109

4.2.2. Phát triển và đa dạng hóa các hình thức kinh doanh tạo nhiều việc

làm mới cho lao động thất nghiệp của tỉnh........................................... 113

4.2.3. Giải pháp phát triển thị trường lao động............................................. 121

4.2.4. Hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số............................................................... 124

4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho lao động thất

nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.................................... 126

4.2.6. Tiến hành hợp tác lao động quốc tế .................................................... 130

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vi

4.2.7. Tạo việc làm thông qua việc khuyến khích thành lập các hội, hiệp

hội tự nguyện và có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Nhà nước ........ 132

4.3. Một số kiến nghị..................................................................................... 134

4.3.1. Đối với Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ............ 134

4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 134

KẾT LUẬN.................................................................................................. 135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 138

PHỤ LỤC..................................................................................................... 139

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHYT : Bảo hiểm y tế

CMKT : Chuyên môn kỹ thuật

CNKT : Công nhân kỹ thuật

CNTB : Chủ nghĩa tư bản

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

HĐLĐ/ HĐLV : Hợp đồng lao động/ Hợp đồng làm việc

ILO : Tổ chức lao động Quốc tế

KCN : Khu công nghiệp

LĐ- TBXH : Lao động- Thương binh xã hội

LĐ : Lao động

NLĐ : Người lao động

TCTN : Trợ cấp thất nghiệp

TP : Thành phố

TX : Thị xã

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 3.1: Tỉnh Thái Nguyên phân theo đơn vị hành chính đến 31/12/2015..... 55

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2011 - 2015 ................................................................................. 59

Bảng 3.3: Tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thái Nguyên phân theo khu vực

kinh tế........................................................................................ 621

Bảng 3.4: Tình hình LĐ thất nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011

đến năm 2015............................................................................ 665

Bảng 3.5: Tổng hợp chương trình vay vốn giải quyết việc làm các năm ... 69

Bảng 3.6: Lao động thất nghiệp hưởng TCTN từ năm 2011 đến hết

năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ học nghề............. 722

Bảng 3.7: Cơ cấu làm việc theo nhóm ngành............................................ 787

Bảng 3.8: Việc làm chia theo thành phần kinh tế........................................ 79

Bảng 3.9: Việc làm phân theo thành thị, nông thôn.................................. 843

Bảng 3.10: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ CMKT, nhóm

tuổi năm 2015 tỉnh Thái Nguyên ................................................ 91

Bảng 3.11: Cơ cấu lao động hưởng TCTN từ năm 2011 đến năm 2015

chia theo giới tính và nhóm tuổi ............................................... 921

Bảng 3.12: LĐ thất nghiệp tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến hết năm

2015 phân theo đơn vị hành chính............................................ 943

Bảng 3.13: Trình độ học vấn phổ thông của lao động thất nghiệp hưởng

TCTN từ năm 2011 đến hết năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên... 965

Bảng 3.14: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động thất nghiệp hưởng

TCTN từ năm 2011 đến hết năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên:..... 976

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối

quan tâm lớn của toàn nhân loại, của hầu hết các quốc gia. Thúc đẩy mục tiêu

tạo việc làm đầy đủ cho mọi người, nam cũng như nữ, để tạo thu nhập và

không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống là ưu tiên số một trong chính

sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Trong chiến lược phát triển

đất nước, Đảng ta luôn lấy con người làm trung tâm, coi phát triển con người

vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Tạo điều kiện cho mọi

người có cơ hội làm việc; một mặt, là điều kiện để phát huy được tiềm năng

lao động, nguồn nội lực to lớn nhất ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã

hội, cải thiện đời sống. Mặt khác, cũng là hướng cơ bản để xóa đói giảm

nghèo bền vững. Đặc biệt trong điều kiện nước ta tài nguyên, đất đai không

nhiều, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất còn nghèo, đang trong quá trình

tiếp cận với nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.

Việc ưu tiên hàng đầu cho đầu tư phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực

con người là đầu tư có hiệu quả nhất để tăng trưởng và phát triển kinh tế, là

con đường ngắn nhất để đi tắt, đón đầu, chống nguy cơ tụt hậu và chủ động

tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.

Thái Nguyên với diện tích tự nhiên 3.562,82 km2, dân số 1,2 triệu

người. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém,

kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng. Chất lượng lao động thấp,

hầu hết lao động phổ thông phần lớn chưa qua đào tạo, vấn đề bảo đảm việc

làm đã và đang là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh

tế ở tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh còn khá cao, trong

khi đất nông nghiệp có hạn, diện tích canh tác bình quân đầu người ngày càng

giảm... Đất chật, người đông, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển đã và

đang là nguồn gốc làm nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt giữa cung và cầu về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2

lao động, tạo nên sự bức xúc ngày càng lớn về giải quyết việc làm; đặc biệt là

đối tượng lao động thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Tại tỉnh Thái Nguyên các năm gần đây, đối tượng lao động thất nghiệp

đều tăng lên rõ rệt, năm sau tăng cao hơn năm trước. Hàng năm tại tỉnh Thái

Nguyên có vài ngàn lao động bị mất việc làm và đến đăng ký làm thủ tục

nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Đây là lực lượng lao động có trình độ,

tay nghề và kinh nghiệm làm việc nếu không trở lại thị trường lao động thì đó

là sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn ở tỉnh Thái Nguyên.

Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp

ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay nhằm đánh giá đúng thực trạng, tìm ra phương

hướng và những giải pháp hữu hiệu để sử dụng hợp lý nguồn lao động đó đang là

một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Do đó, tác

giả đã chọn đề tài: "Giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu chung và mục tiêu nghiên cứu cụ thể

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn của vấn đề giải

pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả

thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

nhằm đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách

bảo hiểm thất nghiệp.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa và phân tích làm rõ thêm cơ sở lý luận về thất nghiệp và

tạo việc làm và chính sách BHTN.

- Đánh giá một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trên địa

bản tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3

- Đề xuất và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao động

trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng được yêu cầu, tình hình thực tế mà

tỉnh đã đề ra.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lao động - việc làm của

người lao động, các hộ, cộng đồng và các khu vực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

+ Các hoạt động tạo việc làm cho người lao động thất nghiệp mà trọng

tâm là người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và người lao động có

trình độ lao động phổ thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung vào vấn đề có tính chất trọng

điểm: Giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên,

vấn đề tư vấn, các hoạt động tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trên địa

bàn tỉnh Thái Nguyên

+ Phạm vi về không gian: Địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

+ Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu của đề tài được thu thập giai

đoạn từ 2011 đến năm 2015 tại tỉnh Thái Nguyên. Số liệu sơ cấp được thu

thập thông qua điều tra, phỏng vấn là người lao động đang hưởng trợ cấp thất

nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm - Sở LĐ TBXH tỉnh Thái Nguyên và

lao động phổ thông có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại địa phương.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn

- Ý nghĩa khoa học: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo việc

làm cho lao động thất nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011 đến năm 2015.

- Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất được những giải pháp chủ yếu có tính khả

thi nhằm từng bước tạo việc làm cho đối tượng lao động thất nghiệp tại địa

bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, cũng là kinh nghiệm quý báu cho các địa

phương khác trên cả nước nhằm làm tốt công tác tạo việc làm cho đối tượng

lao động thất nghiệp tại địa phương mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

4

5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 4 chương. Cụ thể:

- Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về lao động, việc làm và các

nhân tố tác động đến tạo việc làm cho lao động thất nghiệp trong nền kinh tế.

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

- Chương 3: Thực trạng công tác tạo việc làm cho lao động thất nghiệp

ở tỉnh Thái Nguyên.

- Chương 4: Một số giải pháp tạo việc làm cho lao động thất nghiệp ở

tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI

LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về lao động, việc làm và tạo việc làm cho lao động

thất nghiệp

1.1.1. Tổng quan về lao động và việc làm

1.1.1.1. Lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động

vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật tự nhiên thành các sản phẩm

phục vụ các nhu cầu của đời sống.

1.1.1.2. Việc làm

* Khái niệm việc làm: Việc làm có liên quan chặt chẽ với khái niệm

lao động, Việc làm thể hiện mối quan hệ của con người với những chỗ làm

việc cụ thể, là những giới hạn xã hội cần thiết trong đó lao động diễn ra, đồng

thời nó là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhu cầu xã hội về lao động, là nội

dung chính của hoạt động con người.

- Việc làm bao gồm hai yếu tố: lao động tạo ra thu nhập và không bị

pháp luật cấm.

* Phân loại việc làm: Việc làm được phân loại như sau:

- Phân loại theo mức độ đầu tư thời gian cho việc làm:

+ Việc làm chính: là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian

nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.

+ Việc làm phụ: là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời

gian nhất sau việc làm chính nêu trên.

- Phân loại theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập:

+ Việc làm đầy đủ: được hiểu là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc

làm cho mọi thành viên có khả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Cũng có thể nói việc làm đầy đủ là ở trạng thái mà mỗi người có khả năng lao

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!