Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tạo động lực làm việc cho giáo viên các trường tiểu học huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ MINH HẰNG
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN
TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐINH THỊ MINH HẰNG
GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN
TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG
Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tuân
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ
ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ chương trình nghiên cứu khoa
học nào trước đây.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019
Tác giả
Đinh Thị Minh Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã tận tình giảng dạy, cung cấp kiến thức cơ bản, tạo điều kiện giúp đỡ em
hoàn thành chương trình học tập.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Tuân người
đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Giáo dục -
Đào tạo huyện Trùng Khánh, các trường Tiểu học huyện Trùng Khánh, đồng nghiệp
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, dù đã rất cố gắng, song luận văn này chắc vẫn còn
có thiếu sót, tác giả mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các bạn đồng
nghiệp và những người quan tâm tới đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm
2019
Tác giả
Đinh Thị Minh Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ..................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO
GIÁO VIÊN TIỂU HỌC............................................................................................ 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................................ 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài............................................................ 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................... 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ....................................................................... 7
1.2.1. Giải pháp............................................................................................................. 7
1.2.2. Giải pháp tạo động lực........................................................................................ 7
1.2.3. Quản lý................................................................................................................ 8
1.2.4. Động lực và tạo động lực làm việc ..................................................................... 9
1.2.5. Giáo viên tiểu học............................................................................................. 10
1.3. Động lực làm việc của giáo viên tiểu học............................................................ 11
1.3.1. Một số học thuyết liên quan đến tạo động lực dạy học cho giáo viên tiểu học ....... 11
1.3.2. Những biểu hiện về động lực làm việc của đội ngũ giáo viên tiểu học............ 15
1.3.3. Vai trò của động lực làm việc đối với đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học......... 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4. Tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ..................................................... 18
1.4.1. Sự cần thiết phải tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ....................... 18
1.4.2. Nội dung tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ................................... 19
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu học ........... 27
1.5.1. Yếu tố bên ngoài nhà trường ............................................................................ 27
1.5.2. Yếu tố bên trong nhà trường............................................................................. 31
Kết luận chương 1....................................................................................................... 34
Chương 2. THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIÁO
VIÊN TIỂU HỌC Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG ............... 35
2.1. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng............... 35
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 38
2.3.1. Mục đích khảo sát............................................................................................. 38
2.3.2. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 38
2.3.3. Phương pháp khảo sát....................................................................................... 38
2.3.4. Đối tượng khảo sát............................................................................................ 38
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát.................................................................. 39
2.3. Mức độ hài lòng của giáo viên ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng............... 39
2.4 Thực trạng tạo động lực dạy học cho giáo viên Tiểu học ở huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua ...................................................... 44
2.4.1. Thực trạng về thực hiện chế độ tiền lương ....................................................... 44
2.4.2. Thực trạng về thực hiện chính sách phúc lợi.................................................... 45
2.4.2. Thực trạng về thực hiện đào tạo và bồi dưỡng ................................................. 47
2.4.3. Thực trạng thực hiện khen thưởng và kỷ luật................................................... 48
2.4.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá bình xét danh hiệu thi đua .............. 51
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo viên tiểu
học huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ......................................................... 54
2.6. Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng ................................................................ 55
2.6.1. Những mặt đạt được ......................................................................................... 55
2.6.2. Những hạn chế .................................................................................................. 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.6.3. Nguyên nhân tồn tại.......................................................................................... 59
Kết luận chương 2....................................................................................................... 60
Chương 3. GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN
TIỂU HỌC Ở HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG........................... 61
3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ........................................................................ 61
3.1.1. Tính khả thi....................................................................................................... 61
3.1.2. Tính đồng bộ..................................................................................................... 61
3.1.3. Tính kế thừa ...................................................................................................... 62
3.1.4. Tính hiệu quả .................................................................................................... 63
3.2. Một số giải pháp tạo động lực dạy học cho giáo viên tiểu học ở huyện Trùng
Khánh, tỉnh Cao Bằng...................................................................................... 63
3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng mục tiêu làm việc cho giáo viên tiểu học............... 63
3.2.2. Nhóm giải pháp bồi dưỡng giáo viên ............................................................... 69
3.2.3. Nhóm biện pháp phối hợp lực lượng xã hội trong xây dựng động lực làm
việc cho giáo viên tiểu học .............................................................................. 77
3.3. Kết quả thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp ........ 81
Kết luận chương 3....................................................................................................... 83
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 88
PHỤ LỤC.......................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1. BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. BHNT Bảo hiểm nhân thọ
3. BHXH Bảo hiểm xã hội
4. BHYT Bảo hiểm y tế
5. CBQL Cán bộ quản lí
6. GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
7. GV Giáo viên
8. NĐ – CP Nghị định - Chính phủ
9. THCS Trung học cơ sở
10. THPT Trung học phổ thông
11. TNTP HCM Thanh niên tiền phong Hồ Chí Minh
12. UBND Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả xếp loại cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy......................... 35
Bảng 2.2: Kết quả xếp loại cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy......................... 36
Bảng 2.3: Kết quả kiểm tra kiến thức giáo viên năm học 2015 - 2016................. 36
Bảng 2.4: Thực trạng mức độ yêu thích của giáo viên tiểu học với khối (lớp)
đang phụ trách giảng dạy ...................................................................... 40
Bảng 2.5: Thực trạng mức độ hài lòng của giáo viên tiểu học với công việc
giảng dạy............................................................................................... 41
Bảng 2.6: Mức độ hài lòng với công việc theo tuổi và giới tính........................... 41
Bảng 2.7: Mức độ hài lòng với công việc theo trình độ chuyên môn ................... 42
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng với công việc theo chức danh.................................... 43
Bảng 2.9: Bảng đánh giá mức độ hài lòng về tiền lương ...................................... 44
Bảng 2.10: Thực trạng về thực hiện chính sách phúc lợi........................................ 45
Bảng 2.11: Thực trạng về thực hiện đào tạo và bồi dưỡng ..................................... 47
Bảng 2.13: Thực trạng thực hiện khen thưởng và kỷ luật....................................... 49
Bảng 2.14: Mức độ hài lòng đối với công tác đánh giá thực hiện công việc .......... 51
Bảng 2.15: Đánh giá về công tác đánh giá thực hiện công việc.............................. 52
Bảng 2.16 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giáo
viên tiểu học.......................................................................................... 54
Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp.............................. 81
Bảng 3.2: Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp ................................ 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề quyết định thành công của một nền giáo dục là đội ngũ giáo viên, với cốt
lõi là chính sách tạo động lực để huy động sự nỗ lực, không ngừng nâng cao chất lượng
làm việc của đội ngũ giáo viên. Tại Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII khẳng định: “Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo thì giải pháp
có tính quyết định là xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo” [1].
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định, chất
lượng giáo viên tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì
mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Có đội ngũ cốt cán giỏi nhưng điều hành như thế
nào để họ tận tâm với nghề có trách nhiệm cao với tập thể. Vai trò đội ngũ giáo viên là
cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo, điều hành để họ tận tâm, tâm huyết với nghề, với
ngành đòi hỏi người lãnh đạo, người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm tạo
động lực dạy học cho họ để nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù chất lượng giáo dục
đã đạt được những thành tựu nhất định, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đã có
những chuyển biến thay đổi cả lượng và chất. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
của xã hội, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp Hiện đại hóa - Công nghiệp hóa,
còn bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Trong hệ thông giáo dục quốc dân của ta, giáo dục bậc tiểu học có một ý nghĩa
vô cùng quan trọng bởi đây là bậc đầu tiên trong các bậc của giáo dục phổ thông.Giáo
viên tiểu học là người tác động trực tiếp vào quá trình lĩnh hội tri thức và phát triển kỹ
năng, nhân cách học sinh tiểu học. Vì vậy tạo động lực cho giáo viên bậc tiểu học là
việc làm cấp thiết, đặc biệt là đối với các huyện miền núi nói chung và huyện Trùng
Khánh nói riêng.
Trùng Khánh là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, có
chung biên giới với Trung Quốc, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, giao thông đi
lại khó khăn, là một huyện nghèo với ba dân tộc là Tày, Nùng, Kinh, chủ yếu là Tày,
Nùng do đó ảnh hưởng hạn chế nhiều trong giao tiếp. Trình độ dân trí thấp. Day học ở
vùng sâu, vùng xa, ở những xã đặc biệt khó khăn cùng với địa hình giao thông đi lại
như vậy làm cho giáo viên giảm động lực và giảm hăng say, hứng thú trong giảng dạy,
gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo viên cũng như chất lượng giáo dục ở địa
phương. Nguyên nhân là do Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban giám hiệu các