Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
875.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
902

giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hóa việt nam sang thị trường eu đến năm 2010 và tầm nhìn 2020

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT, HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG EU

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ HÌNH THỨC LIÊN KẾT HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ

Liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng tất yếu của thời

đại ngày nay. Xu thế này mang đến cho các quốc gia rất nhiều cơ hội phát triển

song cũng đưa lại không ít khó khăn mà các quốc gia phải đối mặt và giải quyết.

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của liên kết kinh tế quốc tế

1.1.1.1 Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là quá trình hợp nhất các nền kinh tế của các

quốc gia trong một hệ thống kinh tế thống nhất với các mối quan hệ kinh tế

được sắp xếp trong một trật tự nhất định trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước

thành viên.

Liên kết kinh tế quốc tế làm tăng cường quá trình phối hợp và điều chỉnh

lợi ích và lợi thế của các thành viên, giảm thiểu những chênh lệch về trình độ

phát triển và thúc đẩy các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển cả về khối lượng và

cường độ, cả về chiều rộng và chiều sâu.

1.1.1.2 Đặc trưng của liên kết kinh tế quốc tế

Thứ nhất, liên kết kinh tế quốc tế hình thành và phát triển là do sự phụ

thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Quá trình này có nguồn

gốc từ sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu trên cơ sở việc ứng dụng

nhanh chóng và có hiệu quả những tiến bộ khoa học công nghệ.

Thứ hai, liên kết kinh tế quốc tế là một hoạt động tự giác của các Chính

phủ trên cơ sở nhận thức được những lợi ích do quá trình này mang lại. Liên kết

kinh tế quốc tế tạo ra khuôn khổ lớn hơn về mặt kinh tế và pháp lý cho cuộc

4

cạnh tranh kinh tế giữa các chủ thể thuộc nền kinh tế của các nước thành viên và

tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế quốc tế.

Thứ ba, liên kết kinh tế quốc tế là một giải pháp hợp lý để xử lý mối quan

hệ có tính chất đối nghịch nhau giữa các xu hướng tự do hóa thương mại và bảo

hộ mậu dịch trong chính sách thương mại quốc tế của các quốc gia, tạo điều

kiện cho các quốc gia khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế phát triển

trong khu vực, nâng cao hiệu quả của từng nền kinh tế và của cả liên kết kinh tế.

Thứ tư, liên kết kinh tế quốc tế góp phần loại bỏ tính biệt lập của nền kinh

tế và chủ nghĩa cục bộ của từng quốc gia trong nền kinh tế thế giới. Đây là quá

trình mở rộng giao lưu về mọi mặt giữa các cộng đồng người và làm cho các quốc

gia trở nên gần gũi nhau hơn trong các mối quan hệ, giảm bớt những cuộc xung

đột cục bộ và góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.

1.1.2 Bản chất và tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Khái niệm và bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một thuật ngữ đã xuất hiện trong vài thập kỷ

gần đây, nhưng cho đến nay vẫn đang tồn tại các cách hiểu khác nhau về hội

nhập kinh tế quốc tế.

Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau, nhưng hiện nay khái niệm tương

đối phổ biến được nhiều nước chấp nhận về hội nhập như sau: Hội nhập kinh tế

quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế

khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các nước thành viên có sự ràng

buộc theo những quy định chung của khối. Nói một cách khái quát nhất, hội nhập

kinh tế quốc tế là quá trình các quốc gia thực hiện mô hình kinh tế mở, tự nguyện

tham gia vào các định chế kinh tế và tài chính quốc tế, thực hiện thuận lợi hóa và

tự do hóa thương mại, đầu tư và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác.

Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm giải quyết 6 vấn đề chủ yếu:

Một là đàm phán cắt giảm thuế quan; Hai là giảm, loại bỏ hàng rào phi

thuế quan; Ba là giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế; Bốn là điều chỉnh

5

các chính sách thương mại khác; Năm là triển khai các hoạt động văn hóa, giáo

dục, y tế…có tính chất toàn cầu.

Về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện chủ yếu ở một số mặt sau:

• Hội nhập kinh tế quốc tế là sự đan xen, gắn bó và phụ htuộc lẫn nhau

giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới.

• Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần

các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa

kinh tế.

• Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho việc thực hiện các công

cuộc cải cách ở các quốc gia nhưng đồng thời cũng là yêu cầu, sức ép đối với

các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế, đặc biệt là các

chính sách và phương thức quản lý vĩ mô.

• Hội nhập kinh tế quốc tế chính là tạo dựng các nhân tố mới và điều

kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở

trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất.

• Hội nhập kinh tế quốc tế chính là sự khơi thông các dòng chảy nguồn

lực trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng thị trường, chuyển giao công

nghệ và các kinh nghiệm quản lý.

1.1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng khách quan.

Ngày nay, một mặt do trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất làm

cho tính chất xã hội hóa của chính nó càng vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc

gia, lan tỏa sang các quốc gia khu vực và thế giới nói chung và mặt khác, tự do

hóa thương mại cũng đang trở thành xu hướng tất yếu và được xem là nhân tố

quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của mọi quốc

gia. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới theo định hướng phát triển

của mình đều điều chỉnh các chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ

bỏ các hàng rào thương mại, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển các nguồn lực và

hàng hóa tiêu dùng giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi hơn, thông thoáng hơn.

6

Như vậy, mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập để phát triển, trong bối

cảnh cạnh tranh gay gắt đều phải chú ý đến các quan hệ trong và ngoài khu vực.

Về lâu dài, cũng như trước mắt, việc giải quyết các vấn đề của quốc gia đều phải

tính đến và cân nhắc với xu hướng hội nhập toàn cầu để đảm bảo lợi ích phát

triển tối ưu của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình này.

Trong điều kiện hội nhập, các quốc gia dù giàu có hoặc phát triển đến đâu cũng

không thể tự mình đáp ứng được tất cả các nhu cầu của chính mình. Trình độ

phát triển càng cao càng phụ thuộc với mức đọ nhiều hơn vào thị trường thế

giới. Đó là một vấn đề có tính quy luật. Những quốc gia chậm trễ trong hội nhập

kinh tế quốc tế thường phải trả giá bằng chính sự tụt hậu của mình, ngược lại

với những nước vội vã không phát huy nội lực, không chủ động hội nhập cũng

đã bị trả giá.

1.1.3 Các tác động của liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.3.1 Những tác động tích cực

Liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến các

nước thành viên thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Một là khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các nước thành viên, hình

thành cơ cấu kinh tế khu vực phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường

phát triển các quan hệ thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu và

nhập khẩu.

Hai là tạo nên sự ổn định trong quan hệ giữa các nước nhằm đạt đến các

mục tiêu của quá trình liên kết.

Ba là hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô

và nguồn lực phát triển, tạo việc làm cho dân cư và gia tăng phúc lợi của toàn

thể cộng đồng.

Bốn là hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô

và nguồn lực phát triển, tạo việc làm cho dân cư và gia tăng phúc lợi của toàn

thể cộng đồng.

7

Năm là tạo động lực cạnh tranh, kích thích việc ứng dụng các thành tựu

khoa học, công nghệ mới ở các quốc gia và doanh nghiệp.

Sáu là điều chỉnh chính sách phát triển của các quốc gia để tương thích và

phù hợp với chính sách phát triển của toàn thể liên kết.

Bảy là tiết kiệm được các loại chi phí quản lý, chi phí hải quan cửa khẩu

và các loại chi phí giao dịch khác.

1.1.3.2 Những tác động tiêu cực

Các tác động chủ yếu của liên kết và hội nhập kinh tế quốc tế tới từng

quốc gia thành viên và đối với nền kinh tế thế giới chủ yêu thể hiện ở những

điểm sau:

Một là tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước thành viên khi hình thành một

thị trường thống nhất, gây xáo trộn các quan hệ kinh tế đã được hình thành trong

từng nền kinh tế của từng nước, làm phá sản doanh nghiệp và có thể ảnh hưởng

đến công ăn việc làm của dân cư trong các nước thành viên.

Hai là gây ra tình trạng chia cắt thị trường thế giới, hình thành các nhóm

lợi ích cục bộ và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

1.1.4 Các loại hình liên kết, hội nhập kinh tế quốc tế

Liên kết hội nhập kinh tế quốc tế được xem xét theo các góc độ khác

nhau. Tương ứng với mỗi góc độ xem xét có những hình thức liên kết nhất định.

Thứ nhất, theo góc độ chủ thể có liên kết nhỏ và liên kết lớn. Liên kết nhỏ

là loại hình liên kết giữa các công ty hoặc giữa các doanh nghiệp. Hình thức này

được thực hiện ở từng khâu của quá trình sản xuất bao gồm nghiên cứu, thiết kế,

thử nghiệm chế tạo sản phẩm mới, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất các

sản phẩm và chi tiết sản phẩm, liên kết trong tiêu thụ, quảng cáo, vận tải và thực

hiện các dịch vụ sau bán hàng. Liên kết lớn là liên kết giữa các chính phủ giữa

các nước thành viên thông qua việc ký kết các Hiệp định quốc tế. Hình thức liên

kết lớn gồm có liên kết giữa các quốc gia và liên kết siêu quốc gia. Liên kết giữa

các quốc gia là loại hình liên kết trong đó cơ quan lãnh đạo liên kết là đại biểu

8

của các quốc gia thành viên tham gia với các quyền hạn chế. Các quyết định của

liên kết chỉ có tính chất tham khảo đối với các nước thành viên còn quyết định

cuối cùng do từng chính phủ quyết định. Liên kết siêu quốc gia là liên kết trong

đó cơ quan lãnh đạo là đại diện của các quốc gia có những quyền rộng lớn.

Thứ hai, căn cứ vào các cấp độ của liên kết có khu vực mậu dịch tự do,

liên minh thuế quan, thị trường chung, đồng minh kinh tế và liên minh tiền tệ.

Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area): Đây là một hình thức liên kết

trong đó các nước thành viên thỏa thuận hạ thấp hoạc loại bỏ các hàng rào thuế

quan và phi thuế quan để hàng hóa và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các

nước. Mức thuế quan nhập khẩu thường được hạ thấp xuống còn 0 – 5%. Tuy

nhiên, các nước thành viên vẫn duy trì chính sách thương mại quốc tế độc lập

với các nước không phải là thành viên.

Đồng minh thuế quan (Custom Union): Đây là một liên minh trong đó

những nội dung về các thỏa thuận được đưa ra trong Khu vực mậu dịch tự do

tức là các rào cản thương mại giữa các nước thành viên được loại bỏ. Tuy nhiên,

một đặc điểm nổi bật trong loại hình này là các nước thành viên cùng thống nhất

chính sách thuế quan với các nước không phải là thành viên. Hình thức liên kết

này cao hơn so với khu vực mậu dịch tự do.

Thị trường chung (Common Market): Thị trường chung là một hình thức

liên kết cao hơn so với các hình thức liên kết trên đây. Nó có những nội dung

giống với khu vực mậu dịch tự do là loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế

quan. Đồng thời, nó có đặc điểm tương tự với hình thức đồng minh thuế quan.

Tuy nhiên, nội dung liên kết của nó rộng hơn so với các hình thức trên thể hiện

ở việc các hàng hóa sức lao động và vốn đầu tư được di chuyển tự do giữa các

thành viên. thị trường chung Châu Âu (EEC) trước đây là một ví dụ cho hình

thức liên kết này.

Liên minh tiền tệ (Monetary Union): Liên minh tiền tệ là một hình thức

liên kết trong đó các nước thành viên cùng phối hợp và thống nhất các chính

9

sách tiền tệ, giao dịch tiền tệ quốc tế, dự trữ tiền tệ, phát hành đồng tiền tập thể.

Đồng thời các quốc gia thống nhất chính sách tỷ giá hối đoái, duy trì chế độ tỷ

giá hối đoái được điều tiết trong một giới hạn nhất định để ổn định các quan hệ

tiền tệ trong liên kết. Đây là hình thức liên kết cao hơn so với các hình thức liên

kết trên đây. Liên minh tiền tệ Châu Âu là một ví dụ điển hình của loại hình liên

kết này.

Liên minh kinh tế (Economic Union): Liên minh kinh tế là một hình thức

phát triển cao trong liên kết kinh tế khu vực. Đặc trưng của hình thức liên kết này

là các thành viên có thể là hai hoặc nhiều hơn thành lập thị trường chung, nghĩa là

các hàng hóa, dịch vụ, sức lao động và vốn đầu tư được di chuyển một cách tự do.

Các nước có biểu thuế quan chung với các nước không phải là thành viên.

1.2 Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của EU

1.2.1 Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu

Cộng đồng than thép châu Âu, tổ chức tiền thân của EU: Ngày 18/2/1951,

Hiệp ước thành lập cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) được 5 nước Đức, Bỉ,

Hà-Lan, Lúc-xem-bua, và I-ta-lia cùng Pháp ký tại Paris, và ngày 23/7/1952,

Cộng đồng Than Thép Châu Âu chính thức ra đời.

Sự ra đời tiếp theo của EEC và Euratom: Hội nghị liên chính phủ tại

Venise ngày 29/5/1956 chấp thuận tiến hành đàm phán để đi đến thành lập Cộng

đồng kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu

(Euratom). Ngày 25/3/1957, Hiệp ước thành lập hai Cộng đồng nói trên được ký

kết, và ngày 1/1/1958 hai Cộng đồng này chính thức ra đời.

1.2.2 Sự hình thành liên minh tiền tệ châu Âu

Trong lĩnh vực tiền tệ, cuối năm 1958, Hiệp định về Tiền tệ Châu Âu đã bắt

đầu có hiệu lực. Đến đầu năm 1972, cùng với kinh tế, giai đoạn đầu của một liên

minh tiền tệ đã được chuẩn bị những điều kiện cần thiết. Tháng 5/1998, Hội

đồng đặc biệt của Liên minh Châu Âu đã đưa ra quyết nghị rằng 11 nước thuộc

EU đã thoả mãn các điều kiện phát hành một đồng tiền chung. Trải qua bao năm

10

thăng trầm nhưng đúng theo kế hoạch, từ 1/1/1999, 11 trong số 15 thành viên EU

là Áo, Bỉ, Luc-xem-bua, Phần-lan, Pháp, Ai-len, Đức, I-ta-lia, Hà-Lan, Bồ-đào￾nha và Tây-ba-nha đã thông qua đồng tiền chính thức được lưu hành trên toàn

lãnh thổ 12 nước được gọi là khu vực EURO, đánh dấu một thắng lợi vĩ đại về

những nỗ lực của Liên minh tiền tệ Châu Âu.

1.2.3 Thể chế của liên minh Châu Âu

Nghị viện Châu Âu: Nghị viện Châu Âu là cơ quan lập pháp của EU, gồm

626 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia thành 18 ủy ban. Nghị viện

châu Âu có chức năng thông qua nhân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các

chính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực.

Nghị viện cũng có quyền bãi miễn ủy viên Uỷ ban châu Âu.

Hội đồng liên minh châu Âu: Hội đồng Liên minh châu Âu có trách nhiệm

cơ bản là thực hiện quyền lập pháp cùng với Nghị viện châu Âu; Phối hợp để

ban hành chính sách kinh tế lớncủa các nước thành viên; Thay mặt Liên minh ký

kết các hiệp định quốc tế song hoặc đa biên hay với các tổ chức quốc tế; cùng

tham gia quản lý ngân sách với Nghị viện; Ra những quyết định cần thiết để thực

hiện chính sách đối ngoại và an ninh.

Uỷ ban châu Âu: Uỷ ban châu Âu là lực lượng chỉ huy của Liên minh. Uỷ

ban có quyền dự thảo pháp luật trình Nghị viện và Hội đồng Liên minh châu Âu.

Là cơ quan hành pháp, Uỷ ban có trách nhiệm thực thi pháp luật, thực hiện các

chương trình ngân sách đã được Nghị viện và Hội đồng thông qua; Theo dõi việc

thực thi các Hiệp ước và cùng Tòa tư pháp đảm bảo luật pháp Cộng đồng được

thực thi nghiêm chỉnh; Thay mặt Liên minh trên trường quốc tế và đàm phán các

thỏa thuận quốc tế, chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và hợp tác kinh tế.

Trên đây là “bộ ba” lập pháp và hành pháp quan trọng và chủ yếu của Liên

minh Châu Âu. Ngoài ra, còn có hai cơ quan khá quan trọng đó là Toà án và

Viện Kiểm Kế Châu Âu.

Tòa án châu Âu: đặt trụ sở tại Luxemborg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư

do các chính phủ thỏa thuận bổ nhiệm. Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác

11

bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban châu Âu, văn phòng chính phủ

các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.

Tòa kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU

để đảm bảo tính hợp pháp của các khỏan thu chi, đồng thời phối hợp với các cơ

quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài chính

của mình.

Ngoài các thể chế trên, EU còn có hệ thống các ủy ban khu vực hay ủy ban

kinh tế xã hội đại diện cho quan điểm và quyền lợi của các tổ chức xã hội. Các

ủy ban này sẽ tham vấn về những vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế xã hội.

Các ủy ban này cũng có thể đưa ra quan điểm riêng của mình về những vấn đề

mà ủy ban cho là quan trọng.

1.2.4 Mục đích mở rộng của EU

Kể từ khi thành lập, EU liên tục được củng cố và mở rộng. Cho tới nay,

xét về mặt thời gian, Liên minh châu Âu đã 5 lần mở rộng thông qua việc kết

nạp các nước thành viên mới.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, và ngay cả các nhà lãnh đạo EU cũng

thừa nhận là mục đích đầu tiên, trước mắt và bao trùm lên chiến lược mở rộng

lần này là mục tiêu chính trị. Việc mở rộng lần này là một cơ hội lịch sử nhằm

thống nhất Châu Âu sau nhiều thế hệ chia rẽ và đối đầu, nó còn có ý nghĩa hàn

gắn một Châu Âu bị chia rẽ và tạo ra một khối đoàn kết hơn của các công dân

Châu Âu. Sau sự kiện 11/9/2001 tại Hoa Kỳ, một Châu Âu mạnh và đoàn kết là

vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết để củng cố an ninh khu vực, và khi đó sẽ tăng

cường được uy tín chính trị của EU trên trường quốc tế, để có thể làm đối trọng

với Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Về mục đích kinh tế, trong những năm đầu khi mở rộng, các nhà lãnh đạo

EU không tham vọng nhiều trong việc cải thiện tình trạng kinh tế trì trệ của họ,

vì các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cải cách thể chế của Liên minh

vốn đang rất quan liêu và cồng kềnh, cho phù hợp với một Liên minh gồm 25

12

đến 28 thành viên. Hơn nữa các thành viên cũ phải tập trung nguồn lực để cải

cách cơ cấu kinh tế của các thành viên mới cho đồng nhất với cơ cấu kinh tế của

các thành viên cũ, đồng thời để nâng mức sống của cộng đồng dân cư khu vực các

thành viên mới chỉ bằng 24% mức GDP đầu người trung bình ở các thành viên cũ.

Tuy nhiên, khi lượng người tiêu dùng tăng lên, thị trường được mở rộng

sẽ kích thích kinh tế phát triển. Việc Châu Âu liên minh lại với nhau sẽ đưa đến

một châu lục mạnh hơn và ổn định hơn, bổ sung cho nhau về nhiều lĩnh vực như

thị trường tiêu thụ sản phẩm, lao động, đầu tư,.v.v., như vậy có thể giúp Châu

Âu tận dụng được những lợi thế trong một thị trường nội địa thống nhất. Một thị

trường lớn như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư và tạo thêm nhiều việc làm

cho công dân trong khối, tăng cường sự thịnh vượng cho cả thành viên cũ và

mới. Khi vai trò vị trí của EU trong nền kinh tế thế giới được tăng cường và cải

thiện hơn thì sẽ có tác động rất lớn đến tiếng nói chính trị, an ninh, thương mại

và các lĩnh vực quản lý toàn cầu khác của EU trên trường quốc tế.

Hộp 1: Niên biểu của EU

9-5-1950: trong diễn văn lấy cảm hứng từ Jean Monnet, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert

Schuman đề xuất rằng Pháp, Đức và bất kỳ quốc gia châu Âu nào muốn tham gia hãy cùng liên kết

quản lý chung về than và thép (“Tuyên bố Schuman”).

18-4-1951: Sáu ưnớc (Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Lucxămbua, Hà Lan) Ký Hhiệp ươc Paris về

thành lập Cộng đồng than và thép Châu Âu (ECSC).

25-3-1957: Các hiệp ước thành lập Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC) và Cộng đồng năng

lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) được 6 nước ký kết (Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Lúcxămbua, Hà Lan)

tại Rome, và hiện nay vẫn được nhắc tới với tên gọi Các hiệp ước Rome.

1-7-1967: Hiệp ước sáp nhập để gắn kết các cộng đồng châu Âu lại (ECSC, EEC,

EURATOM) bắt đầu có hiệu lực. Kể từ đó, các cộng đồng châu Âu sẽ có duy nhất một Uỷ ban và

một Hội đồng.

13-3-1979: Hội đồng châu Âu họp tại Paris đã cho ra đời Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS)

7-10-1979: Bầu cử Quốc hội châu Âu lần đầu tiên theo chế độ phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

17-2-1986: Đạo luật về một châu Âu đơn nhất sửa đổi Hiệp ước Rome được ký kết.

1-7-1990: Giai đoạn đầu tiên của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) được thực hiện.

Bốn nước thành viên (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ailen) được dành cho quy chế

ngoại lệ.

13

16-12-1991: “Các thoả ước châu Âu” được ký kết với Ba Lan, Hunggari và Tiệp Khắc. Một

Hiệp ước dự thảo được ký kết tại Maastricht sau khi kết thúc Hội nghị liên chính phủ về Liên minh

kinh tế và tiền tệ.

7-2-1992: Hiệp ước về Liên minh Châu Âu được Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Tài

chính các nước ký kết tại Maastricht.

22-6-1993: Hội đồng Châu Âu họp tại Copenhagen cam kết rằng các nước Trung và Đông Âu sẽ

trở thành thành viên chính thức ngay khi họ thoả mãn được các điều kiện tiền đề về kinh tế và chính trị.

1-1-1994: Giai đoạn II của Liên minh kinh tế và tiền tệ bắt đầu và Viện Tiền tệ châu Âu

(EMI) được thành lập.

17-6-1997: Hội đồng châu Âu họp tại Amsterdam và đưa ra dự thảo Hiệp ước mới.

30-3-1998: Một cuộc gặp cấp bộ trưởng đã khởi động cho quá trình gia nhập của 10 nước

Trung và Đông Âu, Síp và Manta.

3-5-1998: một Hội đồng đặc biệt quyết định rằng 11 nước thành viên đã đáp ứng được yêu

cầu về sử dụng đồng tiền chung kể từ ngày 1-1-1999. Chủ tịch của Ngân hàng Trung ương châu

Âu được bổ nhiệm.

1-1-1999: Đồng Euro chính thức ra đời tại các quốc gia: Áo, Bỉ, Phần Lan, Đức, Ailen,

Italia, Lucxămbua, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

7-8-12-2000: Một Hiệp ước mới được ký kết tại Nice, ngay sau khi kết thúc Hội nghị liên

chính phủ (IGC).

15-12-2001: Tuyên bố Laeken khởi động cho quá trình cải cách Hiến pháp.

28-2-2002: Các đồng nội tệ quốc gia hết giá trị pháp lý tại EMU. Hội nghị về cải cách thể

chế được bắt đầu tại Brussels (Brucxen).

9-10-2002: Uỷ ban tuyên bố rằng 8 nước Trung và Đông Âu (Ba Lan, Cộng hoà Séc,

Hunggari, Xlôvakia, Xlôvenia, Extônia, Lýtva, Látvia) cộng với Síp và Manta sẽ đáp ứng được tiêu

chuẩn Copenhagen vào năm 2002.

25-10-2002: Một Hội đồng châu Âu đặc biệt được triệu tập tại Brussels đã thông qua đề

xuất của Uỷ ban châu Âu.

28-10-2002: Một khuôn khổ đầu tiên của Hiến pháp Châu Âu được Chủ tịch Hội nghị Châu

Âu Valery Giscar d’Estaing đưa ra.

12-13-12-2002: Hội đồng châu Âu họp tại Copenhagen chính thức kết thúc các cuộc đàm

phán xin gia nhập đối với 8 nước Trung và Đông Âu +Manta và Síp; một khoản tài chính trọn gón

được nhất trí dành cho mỗi nước trong các năm 2004 – 2005 – 2006.

1-2-2003: Hiệp ước Nice bắt đầu có hiệu lực.

16-4-2003: Các hiệp ước kết nạp thành viên mới được ký kết tại Athens.

20-6-2003: Bản dự thảo Hiến pháp được đệ trình ra cuộc họp tại Saloniki của người đứng

đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên.

5-2004: Mười quốc gia thành viên mới gia nhập EU.

1.3. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -

14

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!