Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trong  nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1902

Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HỒNG HẠNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOÀNG THỊ HỒNG HẠNH

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN DUY LỢI

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa

công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông

tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hồng Hạnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài: “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư

trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ,

động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất

tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên

cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau Đại

học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học

Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và

hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Nguyễn Duy Lợi.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa

học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại

học Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các

đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng

nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii

MỤC LỤC................................................................................................................................iii

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT......................................................................................vi

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................................vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................................viii

MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ........................................................................................ 2

3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4

5. Những đóng góp mới của luận văn .........................................................................4

6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ

TRONG NƯỚC............................................................................................................. 5

1.1. Đầu tư và vốn đầu tư.......................................................................................................... 5

1.1.1. Đầu tư............................................................................................................................... 5

1.1.2. Vốn đầu tư ....................................................................................................................... 6

1.1.3. Vốn đầu tư trong nước ................................................................................................... 8

1.2. Thu hút vốn đầu tư trong nước .......................................................................................12

1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng và phát triển ......................................................................12

1.2.2. Khái niệm về thu hút vốn đầu tư trong nước .............................................................12

1.2.3. Thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh tế - xã hội.................................12

1.2.4. Các chính sách thu hút vốn đầu tư trong nước...........................................................15

1.2.5. Sự cần thiết thu hút vốn đầu tư trong nước.............................................................19

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước.........................................24

1.3.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................24

1.3.2. Thể chế chính trị - xã hội..............................................................................................24

1.3.3. Tình hình phát triển kinh tế..........................................................................................26

1.3.4. Nhân tố thị trường, đặc biệt là thị trường vốn............................................................27

1.3.5. Mức độ đáp ứng về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.............................................27

iv

1.3.6. Chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo cho doanh

nghiệp .............................................................................................................................28

1.4. Cơ sở thực tiễn về thu hút vốn đầu tư trong nước của một số địa phương.......29

1.4.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng.............................................................29

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc ....................................................................30

1.4.3. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào tỉnh Phú Thọ ................................32

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................34

2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................34

2.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................34

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ..................................................................................34

2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu ......................................................................34

2.2.3. Phương pháp phân tích.................................................................................................35

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................................35

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh...........35

2.3.2. Các chỉ tiêu vốn đầu tư trong nước .............................................................................37

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư trong nước.....37

Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH PHÚ THỌ...............................................................................................40

3.1. Đặc điểm kinh tế của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ..............................................................................................40

3.1.1. Đặc điểm về dân số, đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ........................................40

3.1.2. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của tỉnh Phú Thọ.....................................................42

3.1.3. Đặc điểm về kinh tế - xã hội........................................................................................46

3.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ...................................................................................................................47

3.2.1. Một số chính sách khuyến khích đầu tư .....................................................................47

3.2.2. Kết quả đạt được về về quy mô, cơ cấu vốn thu hút vốn đầu tư trong nước trên địa

bàn tỉnh Phú Thọ............................................................................................................53

3.2.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc thu hút vốn đầu tư...............................................69

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển

kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...................................................................74

3.3.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................74

v

3.3.2. Thể chế chính trị - xã hội..............................................................................................74

3.3.3. Tình hình phát triển kinh tế..........................................................................................75

3.3.4. Mức độ đáp ứng về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.............................................75

3.3.5. Chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ đào tạo cho doanh

nghiệp .............................................................................................................................76

3.4. Đánh giá chung về thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.............................................................................76

3.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................76

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................................79

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN

ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM

2022.................................................................................................................................82

4.1. Xây dựng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2022............................................82

4.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2022............82

4.1.2. Các trọng điểm phát triển.............................................................................................83

4.1.3. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư.............................................................87

4.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước vào phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ............................................................90

4.2.1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.......................................................................90

4.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng.....................................................................................95

4.2.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng........................................................................95

4.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .........................................................................96

4.2.6. Thiết lập mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp........................................................97

4.2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư ..........................................................................97

4.3. Một số kiến nghị...............................................................................................100

4.3.1. Kiến nghị với Trung ương.............................................................................100

4.3.2. Kiến nghị với tỉnh Phú Thọ...........................................................................100

KẾT LUẬN ..........................................................................................................................105

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................109

vi

DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT

STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ

1 CNH Công nghiệp hóa

2 DN Doanh nghiệp

3 DNNN Doanh nghiệp nhà nước

4 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

5 GTTT Giá trị gia tăng

6 GTSX Giá trị sản xuất

7 GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

8 HĐH Hiện đại hóa

9 KCN Khu công nghiệp

10 NHTM Ngân hàng thương mại

11 NSNN Ngân sách nhà nước

12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

13 VĐT Vốn đầu tư

14 UBND Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu cơ bản của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 – 2017 .............46

Bảng 3.2. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng .......50

Bảng 3.3. Nguyên tắc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................52

Bảng 3.4. Vốn đầu tư trong nước trên góc độ vĩ mô.................................................53

Bảng 3.5. Nguồn vốn nhà nước.................................................................................53

Bảng 3.6. Nguồn cho vốn ngân sách nhà nước.........................................................54

Bảng 3.7. Thu hút vốn đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước...........55

Bảng 3.8. Nguồn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước ..........................56

Bảng 3.9. Tình hình thu hút vốn trong nước tại các khu công nghiệp......................59

Bảng 3.10. Tỷ lệ giải ngân tại các Khu công nghiệp ................................................59

Bảng 3.11. Thu hút vốn đầu tư trong nước của các ngành công nghiệp...................60

Bảng 3.12: Tình hình thu hút vốn đầu tư vào các ngành trong nông nghiệp............62

Bảng 3.13: Tình hình thu hút vốn đầu tư của các ngành trong dịch vụ ....................65

Bảng 3.14: Tình hình thu hút vốn đầu tư trong nước theo chủ thể kinh tế ...............66

Bảng 3.15. Tình hình thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước ............67

Bảng 3.16. Thu hút vốn đầu tư trong nước của dân cư và tư nhân theo khu vực .....68

Bảng 3.17. Đóng góp của vốn đầu tư trong nước vào RGDP của tỉnh Phú Thọ ......69

theo giá thực tế ..........................................................................................................69

Bảng 3.18. Đóng góp của nguồn vốn đầu tư trong nước vào giá trị sản xuất công

nghiệp của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015 -2017 ........................................................70

Bảng 3.19. Đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vào ngân sách tỉnh Phú Thọ

theo giá thực tế ..........................................................................................................72

viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3. 1. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế ..................................................47

Biểu đồ 3. 2. Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp qua các năm................................58

Biểu đồ 3. 3. Vồn đầu tư vào nông nghiệp...............................................................62

Biểu đồ 3. 4. Vốn đầu tư vào dịch vụ........................................................................64

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa có tính kế hoạch nhiều thành

phần, định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội,

khai thác và sử dụng có tiềm năng vốn của đất nước đã đặt nền kinh tế nước ta đến

một loạt các mâu thuẫn giữa nhu cầu đầu tư và nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu ấy.

Vốn cho đầu tư phát triển có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau, bao

gồm vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài,… Tăng cường huy

động hiệu quả vốn đầu tư trong nước là nhiệm vụ chiến lược, là giải pháp chủ yếu

nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.

Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển

kinh tế xã hội của một đất nước và của mỗi địa phương bên cạnh những yếu tố về

điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực,… Không phải ngẫu

nhiên, để xây dựng một nền kinh tế xã hội ổn định, tăng trưởng nhanh, các địa

phương luôn đặt ra những chính sách, những phương án để thu hút, huy động và sử

dụng vốn đầu tư sao có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế đã

đề ra. Việc thu hút vốn đầu tư của tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Phú Thọ là một tỉnh miền núi, thuộc vùng núi và trung du Bắc Bộ, nằm ở cửa

ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội. Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện

để phát triển kinh tế, song đến nay Phú Thọ vẫn còn là một tỉnh có nền kinh tế phát

triển chậm so với các địa phương lân cận. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, và

nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ lượng vốn đầu tư cần thiết. Trong những

năm qua, Phú Thọ đã đề cao công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong và ngoài

nước. Nhưng do thực tế đặt ra, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chỉ đáp ứng được

một phần nhu cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn hẹp, vì thế để có được

nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới và phát

huy hết những tiềm năng sẵn có, công tác thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

trong nước đã được tỉnh đề ra như một chính sách có tính chất “bản lề”.

Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ gặp rất nhiều

khó khăn do suy giảm kinh tế, sức mua của thị trường giảm sút, chi phí sản xuất tăng

2

cao; nhờ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ thị trường. Riêng năm

2017, nguồn vốn thu hút trong nước đạt 5,2 nghìn tỷ, tăng 2% so với năm 2016.

Nhưng so với tỉnh Vĩnh Phúc, một tỉnh liền kề được thành lập cùng thì con số trên

vẫn còn rất hạn chế. Năm 2017, tỉnh Vĩnh Phúc nguồn vốn thu hút trong nước đạt

15,2 nghìn tỷ, tăng 6,3% so với năm 2016. Bên cạnh đó thì tốc độ triển khai nhiều

dự án còn chậm, trong đó có nhiều dự án trọng điểm như: đường Hồ Chí Minh,

Quảng trường Hùng Vương, Trường Đại học Hùng Vương,... Do đó, vấn đề thu hút

và sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước của tỉnh Phú Thọ đang trở nên hết sức cần

thiết. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư

trong nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Từ năm 1986, Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nên đã nhận được nhiều

nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Nhà nước rất quan tâm và ủng hộ nguồn vốn đầu

tư vào Việt Nam, điều này tạo điều kiện cho đất nước phát triển, đưa Việt Nam từ

một nước nghèo thành một nước đang phát triển trong thời gian hơn 20 năm qua.

Vấn đề đặt ra là các chính sách về tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư vào

Việt Nam như thế nào để có hiệu quả.

Quản lý Nhà nước đối với việc thu hút các nguồn vốn đầu tư được nhiều nhà

khoa học và hoạt động thực tiễn trong và ngoài nước nghiên cứu. Dưới đây là một

số công trình tiêu biểu:

- Các bài báo: “Kỳ vọng đầu tư nước ngoài vào Đà Nẵng” (Phạm Hảo,

Giám đốc Học viện chính trị khu vực III, Báo Đà Nẵng -11/2005); “Làm thế nào để

tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng” (Phan Quỳnh Hương,

Trung tâm xúc tiến đầu tư - Báo Đà Nẵng - 11/2005); Môi trường và chính sách

đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ” (Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu

tư, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 3/2001)... Trong các công trình này tác giả đã đề

xuất một số giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư.

- Các đề tài nghiên cứu như: "Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai” (Phan Thị Mỹ Hạnh,

Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2000); “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!