Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ HƯỜNG
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ HƯỜNG
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI
Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8.34.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ BẮC
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 8 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Thị Hường
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học kinh tế và quản trị
kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài
và hoàn thành luận văn.
Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS. Đỗ Thị Bắc
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bảo hiểm xã hội
huyện Bảo Yên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 18 tháng 8 năm 2020
Học viên
Bùi Thị Hường
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3
3. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn......................... 4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU BẢO HIỂM
XÃ HỘI BẮT BUỘC ...................................................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc................................. 5
1.1.1. Khái niệm về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc...................................... 5
1.1.2. Vai trò của thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ......................................... 7
1.1.3. Nội dung thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............................................ 9
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ............... 19
1.2. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số
nơi ở Việt Nam................................................................................ 24
1.2.1. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành
phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai............................................................... 24
1.2.2. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................... 26
1.2.3. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện
Quang Bình, tỉnh Hà Giang ............................................................ 27
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt
buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai............................................ 28
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................... 30
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài .................................................. 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 30
2.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .............................................................. 30
2.2.2. Thu thập số liệu............................................................................... 30
iv
2.2.3. Phương pháp phân tích.................................................................... 33
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích...................................................................... 34
Chương 3. THỰC TRẠNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI................................. 36
3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên............................... 36
3.1.1. Tình hình cơ bản của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai....................... 36
3.1.2. Tình hình cơ bản của Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên ................. 38
3.3. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai ................................................................................................... 43
3.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh
Lào Cai............................................................................................ 43
3.3.2. Phương thức và mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai............................................................................ 48
3.3.3. Quy trình thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai.................................................................................................... 51
3.3.4. Thanh tra kiểm tra thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ........................... 69
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................................... 70
3.4.1. Yếu tố bên trong bảo hiểm xã hội tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai ................................................................................................... 70
3.4.2. Yếu tố bên ngoài bảo hiểm xã hội tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào
Cai ................................................................................................... 71
3.5. Đánh giá chung về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên
tỉnh Lào Cai..................................................................................... 75
3.5.1. Những kết quả đạt được .................................................................. 75
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 77
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
BẮT BUỘC TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI........... 80
4.1. Quan điểm, Phương hướng, mục tiêu tăng cường thu bảo hiểm xã hội
bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai...................................... 80
4.1.1. Quan điểm tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai............................................................................ 80
4.1.2. Phương hướng tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện
Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................................... 81
v
4.1.3. Mục tiêu tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai............................................................................ 81
4.2. Giải pháp tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai............................................................................ 82
4.2.1. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................... 82
4.2.2. Giải pháp mở rộng đối tượng và nguồn thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai..................................................... 83
4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bảo hiểm xã hội tại huyện Bảo
Yên, tỉnh Lào Cai............................................................................ 86
4.2.4. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.......................................................... 86
4.2.5. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại
huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.......................................................... 87
4.3. Kiến nghị......................................................................................... 88
4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước ........................................ 88
4.3.2. Đối với tổ chức công đoàn đại diện người lao động trên địa bàn huyện
Bảo Yên........................................................................................... 90
KẾT LUẬN.............................................................................................. 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................... 94
PHỤ LỤC ................................................................................................ 98
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Cụm từ đầy đủ
1 ASXH An sinh xã hội
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 CNTT Công nghệ thông tin
6 DN Doanh nghiệp
7 BHTNLĐ Bảo hiểm tai nạn lao động
8 BNN Bệnh nghề nghiệp
9 HCSN Hành chính sự nghiệp
10 HĐLĐ Hợp đồng lao động
11 CSDLĐ Chủ sử dụng lao động
12 LĐ-TB&XH Lao động, thương binh và xã hội
13 NLĐ Người lao động
14 SDLĐ Sử dụng lao động
15 SXKD Sản xuất kinh doanh
16 TL, TC Tiền lương, tiền công
17 UBND Ủy ban nhân dân
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân bổ tỷ lệ đóng BHXH từ 01/01/2007 đến nay ............... 14
Bảng 2.1. Quy mô mẫu và số lượng người tại các địa điểm điều tra.............. 32
Bảng 2.2. Thang đo của bảng hỏi và ý nghĩa của giá trị bình quân ................. 32
Bảng 3.1. Thống kê trình độ cán bộ viên chức BHXH huyện Bảo Yên......... 42
Bảng 3.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Bảo Yên giai
đoạn 2017 - 2019 ............................................................................ 44
Bảng 3.3. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các khối ngành trên địa bàn
huyện Bảo Yên giai đoạn 2017-2019 ............................................. 45
Bảng 3.4. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của người lao động trên địa bàn
huyện Bảo Yên giai đoạn 2017-2019 ............................................. 46
Bảng 3.5. Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại huyện Bảo Yên năm 2017 -
2019................................................................................................. 50
Bảng 3.6. Tỷ lệ nợ đọng so với tổng số thu thực tế tại BHXH huyện bảo Yên
Yên giai đoạn 2017 - 2019 ............................................................. 50
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện
Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019...................................................... 52
Bảng 3.8. Đặc điểm cơ bản của các phiếu điều tra ......................................... 55
Bảng 3.9. Tổng hợp ý kiến về thu BHXH bắt buộc của người tham gia BHXH
bắt buộc tại huyện Bảo Yên ........................................................... 57
Bảng 3.10. Tổng hợp ý kiến về thu BHXH bắt buộc của chủ sử dụng lao động
tại huyện Bảo Yên .......................................................................... 59
Bảng 3.11. Tổng hợp ý kiến về thu BHXH bắt buộc của cán bộ BHXH huyện
Bảo Yên .......................................................................................... 62
Bảng 3.12. Tổng hợp ý kiến về thu BHXH bắt buộc của cán bộ quản lý tại huyện
Bảo Yên .......................................................................................... 67
Bảng 3.13. Tổng hợp số lượng các đơn vị bị kiểm tra, thanh tra BHXH tại huyện
Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019...................................................... 69
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thu BHXH bắt buộc ....................................................... 18
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Bảo
Yên.................................................................................................. 41
Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nợ đóng BHXH bắt buộc tại huyện Bảo Yên giai đoạn
2017 - 2019..................................................................................... 51
Hình 3.3. Biểu đồ tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc tại BHXH
huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019 ........................................... 52
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp, có tốc
độ già hóa dân số tăng nhanh, tuổi thọ người dân được nâng lên, tỷ suất sinh giảm...
Điều này khiến cho tỷ lệ lao động trên số người hưởng lương hưu thấp đã và đang
đặt ra những yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chính sách an sinh xã hội, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) phù
hợp với trình độ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập quốc tế của đất nước, bảo đảm tầm nhìn dài hạn, linh hoạt, đa dạng, đa tầng,
hiện đại; hướng tới BHXH toàn dân, tạo bước đột phá để BHXH thực sự là trụ cột
của chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước. Bảo hiểm xã hội là chính sách
lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động,
ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo
vệ tổ quốc.
Ở nước ta hiện nay đã hình thành hệ thống chính sách BHXH tương đối đồng
bộ gồm bảo hiểm hưu trí - tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ốm đau, thai sản
và bảo hiểm tai nạn lao động, cơ bản bao quát các chế độ BHXH theo thông lệ quốc
tế về BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện trong các ngành, thành phần kinh tế với
các loại hình lao động khác nhau. Quỹ BHXH trở thành quỹ an sinh lớn nhất, hoạt
động theo nguyên tắc đóng - hưởng và chia sẻ giữa những người lao động cùng thế
hệ và giữa các thế hệ tham gia BHXH. Diện bao phủ BHXH theo quy định và quy
mô tham gia BHXH được mở rộng, số người tham gia, số người được hưởng BHXH
tăng lên. Hệ thống tổ chức BHXH từng bước được đổi mới, phát huy hiệu lực, hiệu
quả trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Tuy nhiên, công tác BHXH
trong thực tiễn vẫn còn một số hạn chế, bất cập đáng chú ý là:
Việc mở rộng và phát triển đối tượng tham gia BHXH còn thấp, độ bao phủ
BHXH chậm, số người hưởng BHXH một lần tăng nhanh. Nếu không có sự chuyển
đổi, trong thời gian tới, số lượng người già, người khi hết tuổi lao động không được
hưởng BHXH là rất lớn, tạo áp lực, gánh nặng cho gia đình, xã hội, tác động tiêu cực
đến chính sách an sinh xã hội.
2
Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, tình trạng trốn đóng, nợ đóng, gian
lận, trục lợi BHXH ở địa phương, doanh nghiệp diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền lợi của người lao động, dẫn đến nguy cơ mất ổn định Quỹ BHXH, gia
tăng khiếu nại, tố cáo, biểu tình, gây mất an ninh trật tự, nhất là ở các khu công
nghiệp, khu chế xuất, làm giảm niềm tin của người lao động đối với chính sách BHXH
của Đảng, Nhà nước.
Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong dài hạn, tình trạng chênh
lệch thu - chi là một thực tế cần có biện pháp giải quyết; tỷ lệ hưởng lương hưu cao,
tối đa 75%; quá trình già hóa dân số, tuổi nghỉ hưu sớm trong điều kiện tuổi thọ ngày
càng tăng dẫn đến mất cân đối giữa đóng - hưởng, tạo gánh nặng lớn cho Quỹ BHXH.
Điều kiện hưởng hưu trí với tối thiểu 20 năm đóng BHXH (trong khi ở nhiều nước
chỉ là 10 năm hoặc 15 năm); việc người lao động hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
ngoài nhà nước mất việc làm khi chưa đến tuổi nghỉ hưu (từ 35 đến 40 tuổi) do các
doanh nghiệp nước ngoài, tư nhân có xu hướng sử dụng lao động trong độ tuổi có
hiệu suất lao động cao nhất,... dẫn đến nhiều trường hợp hưởng BHXH một lần vào
cùng một thời điểm nhất định, gây áp lực thanh toán, chi trả rất lớn về tài chính của
Quỹ BHXH.
Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH mặc dù đã được quan tâm xây dựng,
hoàn thiện nhưng chưa theo kịp tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, chưa tạo động lực, sức hút đối với người lao động, nhất là lao động ngoài khu
vực nhà nước tham gia BHXH. Còn tồn tại nhiều loại hình bảo hiểm, bao gồm cả các
loại hình bảo hiểm lợi nhuận nước ngoài song chưa bảo đảm tính nhất quán, liên
thông giữa các loại hình bảo hiểm này trong chính sách an sinh xã hội, dẫn đến chồng
lấn trong thụ hưởng chế độ và lạm dụng các chính sách xã hội của Nhà nước.
Công tác thông tin tuyên truyền về BHXH còn hạn chế, chưa làm cho người lao
động và người tham gia BHXH nhận thức sâu sắc rằng, tham gia BHXH là đóng góp
cho bản thân mình, cho con cháu mình, đồng bào mình, hơn thế nữa đó còn là nghĩa
cử truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc. Các
thế lực thù địch lợi dụng chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu khi còn đang trong quá trình
nghiên cứu, lấy ý kiến tham gia của các tầng lớp nhân dân và các chủ thể có liên quan
nhằm gia tăng kích động, thổi phồng các thông tin về “vỡ Quỹ BHXH”, “vỡ Quỹ lương