Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Ngân Sách Xã Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội
PREMIUM
Số trang
135
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1557

Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Ngân Sách Xã Trên Địa Bàn Huyện Chương Mỹ Thành Phố Hà Nội

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả

nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công

trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ

công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân

thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Văn Thạo

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng nỗ lực của

bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của cá nhân và tổ chức.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

- Tiến sỹ: Lê Thu Huyền, người hướng dẫn khoa học, trực tiếp giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn

- Lãnh đạo trường Đại học Lâm Nghiệp, Phòng sau đại học, các thầy cô giao

bộ môn trong và ngoài trường.

- Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các ban ngành thuộc huyện ủy, UBND

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội; Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ; Phòng

Tài chính – Kế hoạch huyện Chương Mỹ; UBND thị trấn Xuân Mai; UBND xã

Đông Phương Yên và UBND xã Đồng Phú, cá nhân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi

hoàn thành tốt nội dung của đề tài.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè

đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Trần Văn Thạo

iii

MỤC LỤC

Trang

Tramg phụ bìa

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................v

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ...................................................................................... vii

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ 4

1.1. Cơ sở lý luận về Ngân sách xã và Quản lý Ngân sách xã....................................4

1.1.1. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước..............................................................4

1.1.2. Ngân sách nhà nước cấp xã...............................................................................9

1.1.3. Quản lý ngân sách xã. .....................................................................................14

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách xã......................................26

1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã............................28

1.2. Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý ngân sách xã. ............................................34

1.2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. ...................................................................34

1.2.2. Một số kinh nghiệm về quản lý ngân sách xã và bài học rút ra......................35

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ..........................................................................................................................41

2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội...........................41

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội.................................................................41

2.1.2. Đặc điểm của cơ quan quản lý ngân sách nhà nước huyện Chương Mỹ........44

2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................45

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................45

2.2.2. Phương pháp thu nhập số liệu.........................................................................48

iv

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu..............................................................49

2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá ........................................................................50

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................52

3.1. Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ,

thành phố Hà Nội. .....................................................................................................52

3.1.1. Thực trạng phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã trên địa bàn

huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội......................................................................52

3.1.2. Kết quả thu, chi ngân sách xã giai đoạn 2011-2014 .......................................54

3.1.3. Thực trạng quản lý ngân sách xã.....................................................................65

3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Chương.............76

3.2.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân........................................................76

3.2.2. Những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân. .........................................78

3.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, định hướng và giải pháp nhằm tăng cường

quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ..............................................88

3.3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. ..................................................................88

3.3.2. Định hướng công tác quản lý ngân sách xã tới năm 2020. .............................89

3.3.3. Các giải pháp tăng cường quản lý NSX trên địa bàn huyện Chương Mỹ ......91

3.4. Kiến nghị:.........................................................................................................108

3.4.1 Đối với Chính phủ..........................................................................................108

3.4.2. Đối với Chính quyền Thành phố Hà Nội:.....................................................110

KẾT LUẬN.............................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Giải nghĩa

ANQP An ninh quốc phòng

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT-XH Chính trị - xã hội

CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất

GTGT Giá trị gia tăng

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐND Hội đồng nhân dân

UBND Ủy ban nhân dân

KTXH Kinh tế xã hội

KTTT Kinh tế thị trường

KBNN Kho bạc nhà nước

NSNN Ngân sách nhà nước

NSTW Ngân sách trung ương

NSĐP Ngân sách địa phương

QLHC Quản lý hành chính

QLNN Quản lý nhà nước

QLKT Quản lý kinh tế

SDĐNN Sử dụng đất nông nghiệp

SXKD Sản xuất kinh doanh

TW Trung ương

TSCĐ Tài sản cố định

TNCN Thu nhận cá nhân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

XDCB Xây dựng cơ bản

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Tăng trưởng kinh tế của huyện Chương Mỹ giai đoạn năm 2011-2014 42

2.2 Thông tin kinh tế xã hội cơ bản của 3 xã nghiên cứu 46

3.1

Nội dung thu và tỷ lệ phân chia nguồn thu cho ngân sách xã thời kỳ

2011-2015 trên địa bàn Hà Nội

53

3.2 Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giai đoạn 2011 - 2014 60

3.3 Quy mô chi đầu tư và chi thường xuyên NSX giai đoạn 2011-2014 61

3.4 Quy trình lập, phân bổ, giao dự toán NSNN hàng năm 66

3.5

Tỷ lệ chênh lệch giữa thực hiện thu ngân sách so với dự toán ngân

sách xã ban đầu huyện Chương Mỹ năm 2014

80

3.6 Nhận thức của người dân và cán bộ về ngân sách xã 82

3.7

So sánh mức độ công khai thông tin ngân sách giữa thực tế của địa

phương so với thông lệ quốc tế và quy định của Luật NSNN tại huyện

Chương Mỹ

83

3.8 Tính công khai của ngân sách xã 83

3.9 Kết quả điều tra người dân và cán bộ về tính hiệu quả của ngân sách xã 85

3.10 Sự tham gia vào ngân sách xã 87

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

2.1 Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã năm 2014 của 3 xã nghiên cứu 46

3.1

Kết quả thu Ngân sách xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành

phố Hà Nội giai đoạn 2011-2014

55

3.2

Tốc độ biến động các nguồn thu ngân sách xã qua các năm so với

năm 2011

56

3.3 Quy mô nguồn thu Ngân sách xã hưởng 100% 57

3.4 Quy mô các khoản thu NSX hưởng theo tỷ lệ phân chia 59

3.5

Quy mô và cơ cấu chi thường xuyên NSX huyện Chương Mỹ, giai

đoạn 2011-2014

62

3.6 Quy mô chi chuyển nguồn ngân sách xã giai đoạn 2011-2014 65

3.7

Quy mô nợ đọng xây dựng cơ bản của ngân sách xã tại huyện

Chương Mỹ tính đến 31/08/2015 73

3.8

Chênh lệch giữa số liệu dự toán và quyết toán ngân sách xã trong

toàn huyện Chương Mỹ giai đoạn 2012-2014

79

3.9

Trình độ chuyên môn của cán bộ công chức xã trên địa bàn huyện

Chương Mỹ năm 2014

86

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

1.1 Hệ thống tổ chức Ngân sách nhà nước Việt Nam 5

1.2 Quy trình lập dự toán Ngân sách xã 18

2.1 Mô hình cơ quan quản lý ngân sách nhà nước huyện Chương Mỹ 44

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước và thời kỳ xây dựng, phát triển kinh tế địa

phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, cấp xã là

cấp hành chính có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là chính quyền cơ sở, nơi trực tiếp

nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo

nhân dân triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước

trong thực tiễn.

Ngân sách xã gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính

quyền nhà nước cấp xã, là nguồn cung cấp phương tiện vật chất để chính quyền cấp

xã hoạt động, lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật của

Nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng

tại địa phương. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính của xã một cách tiết

kiệm, có hiệu quả, công khai, minh bạch và khoa học là rất cần thiết, là yêu cầu

khách quan trong công tác quản lý tài chính xã và trong công cuộc xây dựng, phát

triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Mặt khác, sự mất ổn định chính trị ở cấp xã hầu hết bắt nguồn từ sự thiếu minh

bạch và bất cập trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, đất đai. Vì vậy,

để xây dựng được chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạnh, một chính quyền “do

dân và vì dân”đòi hỏi cần phải tăng cường quản lý đối với tài chính xã.

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các sở, ban, ngành và các cấp

chính quyền địa phương, công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Chương Mỹ những

năm gần đây đã đạt được những hiệu quả tích cực, đã tuân thủ cơ bản những yêu

cầu có tính pháp lý trong quy trình ngân sách và có những đổi mới trong công tác

lập kế hoạch ngân sách. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động quản lý ngân sách cấp xã

vẫn còn những hạn chế cơ bản. Công tác lập dự toán, quản lý điều hành, quyết toán

và thực hiện việc công khai, minh bạch chưa được tuân thủ triệt để, kế hoạch ngân

sách chưa thực sự xây dựng phù hợp với tình hình KT-XH địa phương, chất lượng

lập ngân sách chưa cao; vấn đề công khai, minh bạch và huy động sự tham gia của

người dân trong công tác xây dựng và quản lý ngân sách còn hạn chế.

2

Để phù hợp với những yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính đang diễn ra

sâu sắc, cơ chế phân cấp quản lý cho các cấp chính quyền địa phương ngày càng

mạnh mẽ, trong bối cảnh của các Luật Đầu tư Công 2015 và Luật Ngân sách Nhà

nước 2015 có hiệu lực thi hành, việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện từng

bước công tác quản lý ngân sách ở cấp cơ sở mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng

đối với từng địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và đối với huyện

Chương Mỹ nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Với lý do trên tác giả lựa chọn

nghiên cứu đề tài: “Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn

huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội”. làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu giải pháp nhằm tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Ngân sách xã và quản lý ngân

sách xã và đánh giá chất lượng công tác quản lý ngân sách xã.

- Đánh giá, phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.

- Chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý ngân sách xã

của chính quyền địa phương.

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về lý luận và thực tiễn tăng cường

công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Công tác quản lý Ngân sách Nhà nước cấp xã trên địa bàn huyện.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

+ Phạm vi về nội dung

Công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện trên các góc độ quản lý

ngân sách: lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách, quyết toán, kiểm tra, thanh

tra, kiểm soát ngân sách xã.

+ Phạm vi về không gian

3

Huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.

+ Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu thực hiện trong 4 năm (2011-2014) để phù hợp thời gian của thời

kỳ ổn định ngân sách (2011-2015).

4. Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý

luân v ̣ ề vấn đề nghiên cứu

Đề tài đề cập đến các khái niệm liên quan đến vấn đề về Xã, ngân sách xã,

quản lý ngân sách xã; Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý ngân sách xã;

Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng công tác quản lý ngân sách xã và làm rõ

các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Chương Mỹ,Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

- Thưc tr ̣ ang v ̣ ấn đề nghiên cứu

Đề tài đề cập đến thực trạng công tác quản lý ngân sách xã thời kỳ 2011 -

2014; Phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng

đến công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn Huyện. Đề ra những nội

dung cần nghiên cứu giúp cho công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện

Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đạt được hiệu quả khả thi.

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý ngân sách

xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội cho phù hợp với điều

kiện hiện nay.

5. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận văn gồm các chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân sách xã.

Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ

1.1. Cơ sở lý luận về Ngân sách xã và Quản lý Ngân sách xã

1.1.1. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước

1.1.1.1. Hệ thống Ngân sách Nhà nước

NSNN là một phạm trù kinh tế; là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc

gia. Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát triển

của nhà nước. Sự ra đời của nhà nước và sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là

những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của NSNN.

Luật NSNN 2002 cũng như Luật NSNN 2015 của Việt Nam vừa ban hành

mới đây có quy định: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ

của Nhà nước.[3, tr.5]

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, NSNN được tổ chức phù hợp với hệ

thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Mỗi cấp chính quyền đều phải

có ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật và

phù hợp với khả năng quản lý của cấp chính quyền đó và hình thành lên một hệ

thống NSNN.

Hệ thống NSNN ở nước ta bao gồm: Ngân sách trung ương và NSĐP. Ngân

sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương .[3, tr.5].

Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nước ta hiện nay1 NSĐP bao

gồm: ngân sách cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách

cấp tỉnh); ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân

sách cấp huyện); và ngân sách cấp xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp

xã). Cơ cấu tổ chức của hệ thống NSNN nước ta có thể mô tả theo sơ đồ sau:

1

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật Tổ chức

HĐND và UBND năm 2003

5

Sơ đồ 1.1: Hệ thống tổ chức Ngân sách nhà nước Việt Nam

(Nguồn: Luật ngân sách nhà nước năm 2002)

Hệ thống NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội

đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân

dân và Ủy ban nhân dân hiện hành bao gồm:

Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi trung là ngân sách tỉnh) bao

gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân

sách huyện). Bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một bộ phận của

ngân sách huyện và là cấp ngân sách thấp nhất trong hệ thống NSNN.

1.1.1.2. Phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền

hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân

sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội2

.

2 Điều 4, Luật NSNN 2015.

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

NGÂN SÁCH TỈNH

NS CẤP TỈNH

NS các Sở, Ban, Ngành

thuộc tỉnh

NGÂN SÁCH HUYỆN

NS CẤP HUYỆN

NS các Phòng,

Ban cấp Huyện

NGÂN SÁCH XÃ

NS các đơn vị

thuộc xã

NGÂN SÁCH TRUNG

ƯƠNG

NS các Bộ, cơ quan trung ương

6

Thực chất của phân cấp nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa chính quyền nhà

nước Trung ương và các cấp chính quyền nhà nước Địa phương rất rộng. Nội dung

phân cấp bao gồm các hoạt động xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của NSNN

trên 3 nội dung: Quan hệ về mặt chính sách, chế độ; quan hệ vật chất về nguồn thu và

nhiệm vụ chi; quan hệ về quản lý theo chu trình NSNN.

Trên thực tế các nhà nước đều thực hiện phân cấp quản lý ngân sách ở mức độ

nhất định cho chính quyền địa phương. Phân cấp được xem như một phương thức

để tăng tính dân chủ, linh hoạt, hiệu quả và trách nhiệm của các cấp chính quyền

trong việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng.

Nhà nước thay mặt cho cồng đồng cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công

cộng mà người dân mong muốn. Trên thực tế để đảm bảo việc cung ứng đó một

cách hiệu quả phải xuất phát từ nhu cầu của người dân. Những hàng hoá, dịch vụ

công cộng gắn với đặc thù của từng địa phương, chỉ có chính quyền địa phương

hiểu rõ nhất họ cần gì? Hơn nữa, việc gắn với người hưởng lợi đã tạo động lực để

chính quyền cũng như người dân phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc phát

huy nội lực, tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu, chi ngân sách. Người

dân cũng sẵn sàng, tự giác hơn trong việc chi trả cho các dịch vụ mà họ đã lựa chọn.

Tất nhiên, đi cùng với phân cấp quản lý ngân sách nhiều vấn đề có thể nảy

sinh như mất công bằng; tham nhũng, tuỳ tiện, không đảm bảo kỷ luật tài khoá tổng

thể hay chính sách chiến lược quốc gia cũng cần được tính đến và có “thuốc

chữa”khi cần thiết.

- Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN

Để đảm bảo phân cấp quản lý NSNN đem lại kết quả tốt cần phải quán triệt

các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH, quốc phòng, an ninh của

nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn.

Phân cấp quản lý ngân sách một mặt phải phù hợp, nhằm đảm bảo điều kiện vật

chất để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả. Mặt khác, năng lực quản lý của các cấp

chính quyền cũng là một nhân tố cần được xem xét kỹ càng trước khi thực hiện phân

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!