Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Với chức năng là trung gian tài chính, hệ thống Ngân hàng đã giúp luân
chuyển vốn trong nền kinh tế, từ nơi thừa sang nơi thiếu, qua đó nguồn vốn
được sử dụng hiệu quả, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Với
các Ngân hàng thương mại như quy mô, thời hạn, cơ cấu tài sản và các hoạt
động dịch vụ ngoại bảng tổng kết tài sản, từ đó quyết định đến khả năng sinh
lời và mức độ rủi ro của Ngân hàng.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, trong những năm
qua, ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà
Thành nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình
hình mới, tìm tòi và phát triển thêm những hình thức huy động vốn mới nhằm
thu hút thêm nguồn vốn huy động. Chính vì vậy đã góp phần vào sự phát triển
kinh tế xã hội của thủ đô. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành cũng gặp không ít khó khăn trong việc
huy động vốn trung và dài hạn. Do thực trang kinh tế hiện nay rất khó khăn
khiến điều kiện kinh doanh cũng gặp rất nhiều bất lợi,sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng gay gắt về lãi suất cho vay.lãi suất huy động,chi phí dịch vụ..đã
khiến Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Hà Thành đứng trước một thách thức
vô cùng lớn.
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Hà Thành, được tiếp cận với các hoạt động của Ngân
hàng, em đã chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy
động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành" làm
chuyên đề thực tập. Với đề tài này, huy động vốn nợ được tập trung nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lí luận cơ bản của vấn đề tăng cường khả năng
huy động vốn của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
- Phân tích thực trạng phát triển khả năng huy động vốn của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành. Đánh giá những kết quả, những tồn
tại và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó.
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy mạnh khả năng huy động vốn
của chi nhánh trong điều kiện mức độ cạnh tranh của các ngân hàng ngày
càng gay gắt.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng huy động vốn,tạo nguồn vốn là
nguồn gốc của mọi hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Do vậy đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu những giải pháp phát triển tăng cường khả năng huy động
vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc phát triển khả năng
huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành trong
điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (đã giới hạn) trong khoảng từ năm 2006
đến năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng đồng bộ hệ thống các phương pháp nghiên cứu để làm
sáng tỏ mục đích nghiên cứu như phương pháp biện chứng và logic, phương
pháp tổng hợp và phân tích hệ thống, phương pháp thống kê và so sánh….
5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề gồm ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về huy động vốn đối với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư
và Phát triển chi nhánh Hà Thành
Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề
của em khó tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô nhận xét và góp ý để
cho chuyên đề của em hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới THS.Đặng Thị Lệ Xuân, người đã
giúp đỡ em trong suốt quá trình làm chuyên đề thực tập, cùng các thầy cô
trong khoa, ban lãnh đạo và các anh chị tại phòng kế hoạch tổng hợp
NHĐT&PT chi nhánh Hà Thành đã nhiệt tình giúp đỡ và tận tình chỉ bảo cho
em trong suốt thời gian qua, giúp em hoàn thành tốt bài chuyên đề thực tập
này.
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 . Khái niệm, hoạt động chủ yếu NHTM
1.1.1. Khái niệm NHTM:
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ
tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và
thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế.
1.1.2. Hoạt động chủ yếu của NHTM:
Hoạt động cho vay
Là hoạt động cung ứng vốn của Ngân hàng trực tiếp cho nhu cầu sản
xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của Ngân hàng.
Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu cho Ngân hàng, phần lớn vốn của Ngân
hàng tập trung cho hoạt động này. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, Ngân
hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay.
Các hình thức cho vay chủ yếu sau:
- Chiết khấu thương phiếu
- Cho vay ứng trước
- Cho vay vượt chi
- Tín dụng uỷ thác hay bao thanh toán
- Cho vay thuê mua
Hoạt động đầu tư
Đầu tư vào chứng khoán là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ tài sản có
của các NHTM và các tổ chức tín dụng. Ngân hàng có thể đầu tư vào trái
khoán Chính phủ hoặc trái khoán công ty để thu lợi tức đầu tư, do đó mang lại
thu nhập cho Ngân hàng. Hoạt động này cũng nâng cao khả năng thanh toán
cho Ngân hàng, bảo tồn ngân quỹ.
Nghiệp vụ quản lý ngân quỹ
Các Ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp
và nhiều cá nhân. Nhờ đó, Ngân hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách
hàng. Do có kinh nghiệm trong quản lý ngân quỹ và khả năng trong việc thu
ngân, nhiều Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
quỹ, trong đó Ngân hàng chấp nhận quản lý việc thu và chi cho một công ty
kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các
chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền
mặt để thanh toán.
Hoạt động mua bán ngoại tệ
Ngân hàng thực hiện kinh doanh ngoại tệ, đứng ra mua bán một loại tiền
này, lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính
ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi
các giao dịch như vậy có độ rủi ro rất cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ
chuyên môn cao.
Bảo quản vật có giá
Các ngân hàng thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật có giá khác cho
khách hàng. Ngân hàng giữ vàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận. Khách
hàng phải trả phí bảo quản cho Ngân hàng.
Tài trợ các hoạt động của Chính phủ
Ngày nay, Chính phủ dành quyền cấp phép hoạt động và kiểm soát các
Ngân hàng. Các Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ
phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chính phủ và
tài trợ cho Chính phủ. Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theo một
tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc
phải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Bảo lãnh
Ngân hàng có thể bảo lãnh cho các khách hàng của mình, với sự bảo
lãnh này khách hàng có thể dễ dàng tiến hành các hoạt động kinh doanh của
mình. Do khả năng thanh toán của ngân hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ
tiền gửi của khách hàng, nên ngân hàng có uy tín bảo lãnh cho khách hàng.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát
triển mạnh.
Hoạt động cho thuê thiết bị trung và dài hạn (Leasing)
Các ngân hàng có vốn lớn thường tiến hành mua tài sản về sau đó cho
thuê. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa
chọn thuê các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua. Hợp
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
đồng cho thuê thường phải đảm bảo yêu cầu khách hàng phải trả tới hơn 2/3
giá trị của tài sản cho thuê. Do vậy, cho thuê của ngân hàng cũng có nhiều
điểm giống cho vay, và được xếp vào tín dụng trung dài hạn.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều chuyên gia
tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngân hàng quản lý
tài sản và hoạt động tài chính. Dịch vụ uỷ thác còn phát triển sang cả uỷ thác
cho vay, uỷ thác đầu tư...
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
Các ngân hàng bán bảo hiểm cho khách hàng để đảm bảo trường hợp
khách hàng gặp rủi ro.
Bên cạnh những dịch vụ như trên thì ngân hàng cũng cung cấp một số
dịch vụ khác như: Thanh toán quốc tế, chuyển tiền...
1.2. Các hình thức huy động vốn của NHTM:
1.2.1. Nhận tiền gửi:
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của
NHTM, khi một Ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các
tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó,
ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.
Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn
tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh trạnh và để có
được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và
thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau:
* Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán): Đây
là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào Ngân hàng để nhờ Ngân
hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả
của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Các khoản thu
bằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi
thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp
(hoặc bằng không), thay vào đó chỉ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ
ngân hàng với mức phí thấp. Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán (tài
khoản có thể phát séc) cho khách hàng, thủ tục mở rất đơn giản, yêu cầu của
Ngân hàng là khách hàng phải có tiền và chỉ thanh toán trong phạm vi số dư.
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B
Chuyên đề thực tập Khoa kế hoạch và phát triển
Một số Ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “biến tướng” của tài khoản thanh
toán để nâng lãi suất loại tiền gửi này nhằm cạnh tranh với các tổ chức tín
dụng khác.
* Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều khoản
thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một
thời gian xác định. Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạt động thanh
toán song lãi suất lại rất thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền,
Ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Người gửi không được sử
dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán để áp dụng đối với
loại tiền gửi này. Nếu cấn chi tiêu, người gửi phải đến ngân hàng để rút tiền
ra. Tuy không thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán,
song tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tuỳ theo độ dài của kỳ
hạn.
* Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có các khoản
thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm). Trong điều kiện có
khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện
các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu
cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều
cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà
bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đua ra các hình thức huy động đa
dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví dụ như tiền gửi với các kỳ hạn khác
nhau, tiết kiệm bằng ngoại tệ, bằng vàng…). Ngân hàng có thể mở cho mỗi
người tiết kiệm nhiều chương mục tiết kiệm (hoặc là sổ tiết kiệm) cho mỗi kỳ
hạn và mỗi lần gửi khác nhau. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền
hàng và dịch vụ, song có thể thế chấp để vay vốn nếu ngân hàng cho phép.
* Tiền gửi của Ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và
một số mục đích khác, Ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại Ngân
hàng khác. Tuy nhiên, quy mô này thường không lớn.
1.2.2. Nguồn đi vay:
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần,
NHTM vay mượn thêm. Tại nhiều nước, NHTW thường quy định tỷ lệ giữa
nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Do vay nhiều Ngân hàng vào những giai
SV: Phạm Hoàng Nam Lớp: KTPT 47B