Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải Pháp Tăng Cường Đảm Bảo An Sinh Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Mỹ Đức Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
TRẦN THỊ MAI HƢƠNG
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Ngƣời cam đoan
Trần Thị Mai Hƣơng
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập
thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo PGS.TS
Trần Thị Thu Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo, trong khoa đào tạo sau đại học Trường Đại học Lâm nghiệp đã
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ chuyên môn các
phòng ban của huyện Mỹ Đức - Thành phố Hà Nội, Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội huyện Mỹ Đức, Đảng ủy - UBND - HĐNN các xã trên địa bàn
nghiên cứu, các hộ gia đình, người dân địa phương trên địa bàn nghiên cứu,
các bạn đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tại địa phương để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Trần Thị Mai Hƣơng
iii
DANH MỤC VIẾT TẮT
ASXH: An sinh xã hội
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CNH: Công nghiệp hóa
HĐH: Hiện đại hóa
HĐND: Hội đồng nhân dân
HĐKC: Hoạt động kháng chiến
NCC: Người có công
TGXH: Trợ giúp xã hội
UBND: Ủy ban nhân dân
XĐGN: Xóa đói giảm nghèo
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT .............................................................................iii
MỤC LỤC ................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... vi
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH
XÃ HỘI......................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận về đảm bảo an sinh xã hội.............................................. 4
1.1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................... 4
1.1.2. Vai trò, bản chất và ý nghĩa của an sinh xã hội .......................... 11
1.1.3. Nội dung chính sách thực hiện đảm bảo an sinh xã hội .............. 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến đảm bảo an sinh xã hội ..................... 31
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động đảm bảo an sinh xã hội ........................ 33
1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội ... 33
1.2.2. Sự cần thiết tăng cường đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. ....................................................... 35
1.2.3. Hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội . 36
1.2.4. Kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội ở một số huyện trên địa bàn
thành phố Hà Nội và bài học rút ra kinh nghiệm đối với huyện Mỹ Đức...38
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội....... 42
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................... 42
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................ 43
2.1.3. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ................................. 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 47
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ........................................... 47
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................ 47
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ...................................... 48
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn............................. 49
v
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 50
3.1. Thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội............................................................................. 50
3.1.1. Về công tác tổ chức quản lý đảm bảo an sinh xã hội ................... 50
3.1.2. Kết quả công tác đảm bảo anh sinh xã hội trên địa bàn huyện ... 50
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an sinh xã hội .......... 75
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ............................................ 75
3.2.2. Hệ thống cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước ...................... 75
3.2.3. Hoạt động quản lý, nhận thức của các cấp, ngành về đảm bảo an
sinh xã hội. ........................................................................................... 76
3.2.4. Nhận thức của người dân về đảm bảo an sinh xã hội .................. 77
3.2.5. Nguồn lực tài chính .................................................................... 77
3.2.6. Nguồn lực con người .................................................................. 78
3.3. Đánh giá chung về công tác ASXH tại huyện Mỹ Đức ...................... 80
3.3.1. Những thành công trong công tác ASXH .................................... 80
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................ 83
3.4. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên
địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội................................................ 86
3.4.1. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo của Đảng và quản lý Nhà nước ....... 86
3.4.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức,
trách nhiệm cho toàn dân về đảm bảo an sinh xã hội. .......................... 86
3.4.3. Hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách tạo môi trường pháp lý
thuận lợi để huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đảm bảo an
sinh xã hội ............................................................................................ 89
3.4.4. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài
huyện phục vụ cho việc đảm bảo ASXH ................................................ 92
3.4.5. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng nguồn
nhân lực làm công tác đảm bảo an sinh xã hội ..................................... 95
KẾT LUẬN ................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 100
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất và cơ cấu sản xuất huyện Mỹ Đức ....................... 43
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức............................................... 44
Bảng 2.3. Địa bàn và đối tượng khảo sát ...................................................... 47
Bảng 3.1. Số lượng người có công với cách mạng quản lý trên địa bàn huyện
Mỹ Đức ........................................................................................................ 51
Bảng 3.2. Trợ cấp hàng tháng và trợ cấp 1 lần cho người có công với cách mạng... 52
Bảng 3.3. Số liệu cấp thẻ BHYT cho người có công và thân nhân trên địa bàn huyện 53
Bảng 3.4. Số lượng người có công và thân nhân được điều dưỡng, phục hồi
sức khỏe trên địa bàn huyện ......................................................................... 54
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh
hình trên địa bàn huyện ................................................................................ 55
Bảng 3.6. Số lượng con em người có công được hưởng chế độ ưu đãi giáo
dục, đào tạo từ năm 2015-2018 .................................................................... 56
Bảng 3.7. Sự hài lòng của NCC về chăm sóc sức khỏe trên địa bàn 3 xã Hợp
Tiến, Tuy Lai, Hương Sơn............................................................................ 58
Bảng 3.8. Tình hình vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn huyện ..... 60
Biểu 3.9. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mỹ Đức so với TP Hà Nội ................... 62
Bảng 3.10. Tình hình cấp thẻ BHYT cho hộ nghèo và hộ cận nghèo............ 63
Bảng 3.11. Kết quả hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo .............. 64
Bảng 3.12. Kết quả hỗ trợ vốn ưu đãi cho hộ nghèo ..................................... 67
Bảng 3.13. Kết quả giải quyết việc làm cho người lao động......................... 69
Bảng 3.14. Kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn người nghèo ............. 70
Bảng: 3.15. Tổng hợp đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên ..................... 71
Bảng 3.16. Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên huyện Mỹ Đức ............. 72
Bảng 3.17. Tổng hợp chi trả cho đối tượng trên địa bàn huyện..................... 73
Bảng: 3.18. Tổng hợp số lượng đối tượng được hỗ trợ đột xuất .................... 74
Bảng 3.19. Tổng hợp số người làm công tác ASXH trên địa bàn năm 2017 . 79
Bảng 3.20. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH ............................. 79
vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu 3.1. Giúp đỡ của chính quyền địa phương đối với gia đình người có công
với cách mạng trong hoạt động sản xuất....................................................... 57
Biểu 3.2. Mức độ hài lòng của hộ nghèo đối với chính sách hỗ trợ xây dựng
và sửa chữa nhà ở tại 03 xã .......................................................................... 65
Biểu 3.3. Kết quả chính sách ưu đãi, hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện đối
tượng chính sách .......................................................................................... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai
trò của hệ thống an sinh xã hội ngày càng được thể hiện lớn hơn. Cùng với
tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chính sách dành cho người có công,
chương trình xóa đói giảm nghèo, trợ giúp những nhóm đối tượng yếu thế
trong xã hội cũng được triển khai rộng rãi trên phạm vi cả nước. Hoạt động
của hệ thống an sinh xã hội là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội
chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường Việt Nam. Các chính sách ASXH tạo
điều kiện cho các thành viên trong xã hội, nhất là đối tượng yếu thế cảm nhận
được cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa và đảm bảo cuộc
sống khi gặp phải những biến cố, rủi ro bất thường. Chính vì vây, việc thực
hiện tốt đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng chính sách là một nội dung
quan trọng để nhà nước ta thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
Huyện Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Nam, cách trung
tâm Thủ đô Hà Nội 50km, hiện có 22 xã, thị trấn. Trong những năm qua với
những chủ trương chính sách đúng đắn, huyện Mỹ Đức đã từng bước thực
hiện tốt chính sách an sinh xã hội, các chế độ ưu đãi đối với người có công,
xóa đói giảm nghèo, trợ giúp xã hội… nhằm đảm bảo đời sống cho người dân
nói chung và các đối tượng chính sách nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế đảm bảo ASXH cho đối tượng chính sách tại
một số xã thuộc huyện Mỹ Đức còn hạn chế, tỷ lệ giảm nghèo còn chưa bền
vững, tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao, mức trợ cấp xã hội còn thấp, giáo
dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ và chăm sóc
sức khoẻ người dân, nhất là đối với người có công với cách mạng, người
nghèo còn nhiều bất cập, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm,
đời sống của một bộ phận đối tượng chính sách là người nghèo, người có
công với cách mạng, người yếu thế trong xã hội còn nhiều khó khăn.
2
Với mong muốn góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn giải pháp
thực hiện tốt hơn nữa công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội thời gian tới, tôi chọn vấn đề: “Giải pháp tăng cường
đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội ” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở đánh giá công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội trên
địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội hiện nay, đề xuất giải pháp tăng
cường công tác đảm bảo an sinh xã hội trong thời gian tới.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách an sinh
xã hội và đảm bảo an sinh xã hội;
+ Đánh giá được thực trạng thực hiện chính sách và đảm bảo an sinh
xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an sinh xã
hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường đảm bảo an sinh
xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đảm bảo an sinh xã hội
trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về nội dung:
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung, phương
thức tổ chức hoạt động, phương thức tổ chức quản lý, cơ chế chính sách,
nguồn lực tài chính, nguồn lực con người…trong thực hiện chính sách đối với
3
3 đối tượng: (1) người có công với cách mạng; (2) xóa đói giảm nghèo; (3) trợ
giúp xã hội trên địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ 2015 – 2017, số
liệu sơ cấp thu thập từ tháng 11/2018 - 2/2019.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo an sinh xã hội và thực hiện
chính sách an sinh xã hội;
- Thực trạng công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mỹ
Đức, thành phố Hà Nội.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội;
- Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đảm bảo an sinh xã hội trên địa
bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đảm bảo an sinh xã hội
Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về đảm bảo an sinh xã hội
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người không
ngừng tiến hành lao động sản xuất của cải vật chất nhằm duy trì sự sống và
tồn tại của mình. Tuy vậy, không phải lúc nào người lao động cũng đảm bảo
chắc chắn duy trì được việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định. Đó là
những lúc gặp rủi ro như ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động dẫn đến bị mất
hoặc giảm việc làm... Hơn nữa, hoạt động lao động sản xuất của con người
không phải lúc nào cũng thuận lợi vì còn bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
môi trường, xã hội… Vì thế, cần thiết phải có các biện pháp phòng tránh và
khắc phục rủi ro đã trở thành một nhu cầu của con người.
Đặc biệt trong nền sản xuất công nghiệp, khi mà số lượng người lao
động có thu nhập chính từ tiền lương tăng lên thì sự hẫng hụt về thu nhập
trong các trường hợp gặp rủi ro hoặc khi không còn khả năng lao động... càng
trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống của họ. Chính và thế, một trong những
nhu cầu xã hội hiện đại là bảo vệ sự an toàn cho tất cả các thành viên trong xã
hội trước các nguy cơ bị giảm sút hoặc bị mất nguồn thu nhập trước các cú
sốc về kinh tế - xã hội hay chính là đảm bảo ASXH cho người dân. Tuy
nhiên, tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội, tùy theo cách tiếp cận, giải
quyết vấn đề mà mỗi quốc gia có quan điểm, thể chế chính sách và thể chế tổ
chức cụ thể về hệ thống ASXH nhằm thực hiện chức năng bảo vệ các thành
viên trong xã hội của mình.
Theo Liên hiệp quốc, ASXH tiếp cận trên quyền của người dân (Điều
25, Hiến chương Liên hiệp quốc năm 1948): “…Mọi người đều có quyền