Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp nhằm thu hút mọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI NÓI ĐẦU
Chủ trương hợp tác với nước ngoài nhằm tranh thủ vốn, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý và thị trường thế giới phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đã được xác
định và cụ thể hoá trong các văn kiện.Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới.
Luật đầu tư nước ngoài tại việt Nam ban hành năm 1987 đã mở đầu trong việc thu
hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài theo phương châm đa dạng hoá, đa phương
hoá các kinh tế đối ngoại;góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Theo tính toán kinh tế vĩ mô, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội đề ra cho giai đoạn 5 năm 2001-2005, nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội cần
khoảng 65-70 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư tích luỹ trong nước 30-35 tỷ USD, số
còn lại phải tìm từ nguồn bên ngoài.
Tích luỹ trong nước từ GDP dành cho đầu tư đã tăng liên tục trong những
năm qua, từ 14,4% năm 1990 đến 27,9% năm 1996. Đây là nguồn vốn quyết định
để có thể chủ động bố trí cơ cấu đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
và có thể xây dựng khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ
nền kinh tế.
Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nước ta quá thấp, kém nhiều so với các
nước trong khu vực và trên thế giới, chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước thì chúng
ta không thể thu hẹp khoảng cách trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất, quản lý
kinh doanh và nhất là chất lượng sản phẩm, kỹ năng thâm nhập hàng hoá nước ta
vào khu vực và thị trường thế giới.Trong điều kiện đó, để tiến hành CNH-HĐH
đất nước, đảm bảo duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách của
nước ta và các nước trong khu vực, việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phục vụ
chủ trương phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam là hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, trong mấy năm gần đây, đầu tư nước ngoài tập trung chủ
yếu vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ (chiếm hơn 50%vốn đầu tư nước ngoài )
là rất đúng hướng và phù hợp với chủ trương của nước ta. Nhưng tình hình trong
nước và thế giới có nhiều thay đổi với những thuận lợi và khó khăn mới khác với
1
dự báo ban đầu. Trong khi đó, nguồn vốn ODA có nhiều hướng giảm cả về quy
mô và mức ưu đãi; nguồn vốn vay thương mại để đầu tư không nhiều, phải chịu
lãi xuất cao, điều kiện cho khắt khe, chịu nhiều rủi ro của biến động tỷ giá...
Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, em đã mạnh dạn thực hiện đề
tài:: “Giải pháp nhằm thu hút mọi đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công
nghiệp Việt Nam” nhằm đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (những
FDI) vào ngành công nghiệp của nước ta hơn 12 năm qua, từ đó rút ra kết luận
cần thiết. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương và một hệ thống các giải pháp cùng
những kiến nghị để thu hút và sủ dụng hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào ngành
công nghiệp việt Nam trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm cũng như thời gian nên bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đánh giá, góp ý
của thầy cô giáo và các độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.
2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
1. Khái Niệm Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài.
1.1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu
tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm
giành quyền điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ,
thương mại.
1.2. Động cơ của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Động cơ chung nhất của các chủ đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường
đầu tư hấp dẫn, thuận lợi và an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu
dài của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, động cơ cụ thể của chủ đầu tư trong những dự án lại rất khác
nhau tuỳ thuộc vào các chiến lược phát triển của từng doanh nghiệp và mục tiêu
của từng doanh nghiệp đó ở thị trường nước ngoài, tuỳ thuộc mối quan hệ sẵn có
của doanh nghiệp với nước chủ nhà.
Khái quát chung lại có ba động cơ cụ thể tạo nên ba định hướng khác nhau
trong đầu tư trực tiếp nước ngoài:
- Đầu tư định hướng thị trường ;
- Đầu tư định hướng chi phí;
- Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu.
Đầu tư định hướng thị trường là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm
cùng loại ở nước sở tại cho phép nhà đầu tư không cần đầu tư công nghệ máy
móc thiết bị mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm được chi phí vận
chuyển qua đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Đây cũng là chiến lược bành trướng thị
trường của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào bảo hộ của các nước sở
tại và kéo dài tuổi thọ các sản phẩm của doanh nghiệp bằng cách khai thác các sản
phẩm mới.
3
Đầu tư định hướng chi phí là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi
phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ ở nước sở tại nhờ
đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỷ suất lợi nhuận. Hình thức đầu
tư này đặc biệt phù hợp với những ngành nghề, lĩnh vực đầu tư sử dụng nhiều lao
động, thiết bị cũ lạc hậu, mức độ nhiễm môi trường cao mà nước chủ đầu tư
không cho phép sử dụng hoặc chi phí sử lý ô nhiễm môi trường đòi hỏi lớn .
Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu là hình thức đầu tư theo chiều dọc.
Các cơ sở đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây truyền kinh
doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác tại chỗ nguồn nguyên liệu của
nước sở tại, cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến hoàn chỉnh sản phẩm.
Hình thức đầu tư này phù hợp với các dự án khai thác dầu khí, tài nguyên thiên
nhiên hoặc khai thác và sơ chế các sản phẩm nông lâm ngư nhiệp ở các nước sở
tại...
1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Hiện nay, có 3 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu sau:
- doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp liên doan;
- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp
theo qui định, pháp luật của nước sở tại.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư
nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên
doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp: Chia lợi nhuận và chịu rủi
ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn pháp định.
Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên Việt
Nam trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp đồng chia lợi nhuận hoặc
phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới.
1.4. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4