Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN THANH MINH
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN
PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN THANH MINH
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI HUYỆN
PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
ĐOÀN THANH MINH
ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài
“Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông thôn mới huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp của mình, ngoài sự
nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
cá nhân và tập thể.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của các thầy, cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn-Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên; đặc biệt là sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của
cô giáo TS. Nguyễn Thị Yến đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các phòng ban của huyện Phú
Lương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài
liệu phục vụ cho luận văn.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện Luận văn. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
ĐOÀN THANH MINH
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài.......................................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............. 3
1.1. Cơ sở lý luận về nông thôn và xây dựng nông thôn mới........................... 3
1.1.1. Nông thôn................................................................................................ 3
1.1.2. Xây dựng nông thôn mới ........................................................................ 5
1.1.3. Cơ sở pháp lý về xây dựng nông thôn mới........................................... 14
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn ở một số huyện của Việt Nam........ 16
1.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn................. 16
1.2.2. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ.................. 17
1.2.3. Xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.............. 19
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên .......... 20
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về xây dựng mô hình nông thôn mới ........... 23
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................... 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 27
2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 27
2.2.1. Về nội dung ........................................................................................... 27
2.2.2. Về không gian ....................................................................................... 27
2.2.3. Về Thời gian.......................................................................................... 27
iv
2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp tiếp cận............................................................................ 27
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 28
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 31
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình .......... 31
2.5.2. Nhóm chỉ tiêu tiêu phân tích biến động theo thời gian......................... 31
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 33
3.1. Đặc điểm của huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên .............................. 33
3.1.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội........................................................ 33
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 36
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.................................................................................................... 38
3.2.1. Quy hoạch và phát triển quy hoạch....................................................... 38
3.2.2. Hạ tầng - kinh tế xã hội......................................................................... 40
3.2.3. Kinh tế và tổ chức sản xuất................................................................... 48
3.2.4. Văn hóa - xã hội .................................................................................... 50
3.2.5. Hệ thống chính trị - an ninh xã hội ....................................................... 55
3.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên................................................................................ 56
3.3. Những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân....................... 70
3.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 70
3.3.2. Tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 71
3.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM huyện
Phú Lương....................................................................................................... 72
v
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ................ 74
3.4.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, tổ chức thực hiện................... 75
3.4.2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động..................................... 75
3.4.3. Huy động đa dạng các nguồn lực.......................................................... 76
3.4.4. Đẩy mạnh công tác phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề
cho lao động nông thôn................................................................................... 76
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 81
PHỤ LỤC....................................................................................................... 82
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Phú Lương năm 2014-2016 ......... 35
Bảng 3.2. Thực trạng tiêu chí quy hoạch và phát triển quy hoạch của
huyện Phú Lương........................................................................ 39
Bảng 3.3. Thực trạng tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện
Phú Lương........................................................................41
Bảng 3.4. Thực trạng chỉ tiêu các nhân tố kinh tế và tổ chức sản xuất
của huyện Phú Lương ................................................................. 48
Bảng 3.5. Thực trạng tiêu chí văn hóa - xã hội của huyện Phú Lương....... 51
Bảng 3.6. Thực trạng tiêu chí hệ thống chính trị - an ninh xã hội .............. 55
Bảng 3.7. Chất lượng đội ngũ cán bộ cấp huyện và cấp xã năm 2016 ....... 63
Bảng 3.8. Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới............... 66
Bảng 3.9. Kết quả tổng hợp vốn thực hiện xây dựng chương trình
NTM (từ năm 2014-2016)........................................................ 67
Bảng 3.10. Đánh giá của chuyên gia về những khó khăn trong xây
dựng nông thôn mới .................................................................... 68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn, là sự nghiệp cách mạng của
toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Đây là mục tiêu, yêu cầu
cấp bách cho sự phát triển bền vững, có tầm chiến lược đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay. Xây dựng nông thôn mới mang tính thời sự, thu hút được sự
quan tâm của người dân, đặc biệt là cộng đồng dân cư khu vực nông thôn.
Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng
đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng ta khẳng định xây dựng NTM là một nhiệm vụ quan trọng trong định
hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI
của Đảng đã nêu rõ phương hướng, nhiệm vụ của xây dựng NTM đến năm
2020 là: tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc
điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ
gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam.
Phú Lương là huyện trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích
đất tự nhiên 36.894 ha, có 14 xã, 2 thị trấn. Triển khai thực hiện Đề án Xây
dựng NTM tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020, huyện Phú Lương đang
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết như: Xây dựng NTM liên
quan đến nhiều chuyên ngành, lĩnh vực, khối lượng công việc nhiều, được
phân cấp triệt để cho cơ sở; trong khi đó, năng lực, trình độ của một bộ phận
cán bộ lãnh đạo cấp xã, thôn hạn chế nên lúng túng trong triển khai thực
hiện. Nhu cầu vốn cho xây dựng NTM rất lớn, nhưng đầu tư từ ngân sách và
sự đóng góp của nhân dân có hạn. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã quyết
định lựa chọn vấn đề ‘‘Giải pháp nhằm đẩy mạnh tiến độ xây dựng nông
thôn mới huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ.
2
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nông thôn và xây
dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện
Phú Lương giai đoạn 2014-2016.
Đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu khoa học có giá trị cho việc
nghiên cứu, tham khảo trong việc giảng dạy, học tập tại các trường, các viện
nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cấp, các ngành
của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các huyện miền núi nói
chung cũng như những người quan tâm đến xây dựng nông thôn mới.
Nội dung của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính
sách, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét, bổ sung cơ chế chính sách trong
việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới.