Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM
PREMIUM
Số trang
124
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1526

Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Hải Yến

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

LUÂ N VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Trần Hải Yến

ĐỘNG CƠ HỌC TẬP

CỦA SINH VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI

TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 60 31 04 01

LUÂ N VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Những thông tin và nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu lí luận

và thực tế, hoàn toàn đúng với nguồn trích dẫn. Kết quả nghiên cứu được trình bày

trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.

Tp. HCM, ngày 23 tháng 9 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Hải Yến

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện luận văn này, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:

Quý Thầy Cô trong Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Khoa Tâm lý giáo dục

trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM đã tạo môi trường học tập và trực tiếp giảng dạy

cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong suốt khóa học.

Quý Thầy Cô trong Hội đồng khoa học bảo vệ đề cương, Hội đồng khoa học

bảo vệ luận văn đã góp ý, hướng dẫn, chỉ ra những thiếu sót giúp tôi thực hiện tốt

luận văn tốt nghiệp của mình.

Quý Thầy Cô trong Phòng công tác chính trị, giảng viên và sinh viên trường

Đại học Kinh tế Tp. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong

quá trình thu thập và xử lý số liệu.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Tứ, người hướng dẫn khoa học, đã rất thông cảm, tận tụy

dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực

hiện luận văn tốt nghiệp.

Gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tp. HCM, tháng 9 năm 2014

Tác giả

Trần Hải Yến

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH

VIÊN HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI......................................................5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................5

1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới..................................................................5

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................7

1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .....................................................11

1.2.1. Động cơ ....................................................................................................11

1.2.2. Động cơ học tập........................................................................................25

1.2.3. Đại học thứ hai và sinh viên học đại học thứ hai .....................................35

1.3. Lý luận về động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường

ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................36

1.3.1. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên học đại học thứ hai ..............36

1.3.2. Đặc điểm tâm lý của sinh viên học đại học thứ hai.................................39

1.3.3. Biểu hiện động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai .................40

1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên học đại

học thứ hai ...............................................................................................45

Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................47

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

HỌC ĐẠI HỌC THỨ HAI TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH

TẾ Tp. HCM......................................................................................48

2.1.Thể thức nghiên cứu ........................................................................................48

2.1.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................48

2.1.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................48

2.1.3. Công cụ nghiên cứu..................................................................................48

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................49

2.2. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu ..............................................................50

2.3. Thực trạng động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường

ĐHKT Tp. HCM ............................................................................................52

2.3.1. Mục đích học tập của SV ĐHTH.............................................................52

2.3.2. Hứng thú học tập của SV ĐHTH.............................................................58

2.3.3. Thái độ học tập của sinh viên ĐHTH......................................................61

2.3.4. Hành vi học tập của sinh viên ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........65

2.3.5. So sánh tương quan giữa mục đích học tập với hứng thú, thái độ,

hành vi học tập.........................................................................................68

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại

trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................69

2.4.1. Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập........................69

2.4.2. So sánh sự ảnh hưởng theo giới tính, theo khóa, theo vùng miền ...........71

2.4.3. Khó khăn trong học tập của sinh viên ĐHTH..........................................72

2.5. Các biện pháp nhằm thúc đẩy động cơ học tập của sinh viên ĐHTH tại

trường ĐHKT Tp. HCM ................................................................................75

2.5.1. Cơ sở đề xuất biện pháp...........................................................................75

2.5.2. Một số biện pháp .....................................................................................76

2.5.3. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM........................85

Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................92

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐC : Động cơ

ĐCHT : Động cơ học tập

ĐHKT : Đại học Kinh tế

ĐHTH : Đại học thứ hai

ĐLC : Độ lệch chuẩn

ĐTB : Điểm trung bình

GV : Giảng viên

Nxb : Nhà xuất bản

Sig : Mức ý nghĩa

STT : Số thứ tự

SV : Sinh viên

TB : Trung bình

TH : Thứ hạng

Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu..................................................................................50

Bảng 2.2. Mục đích học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................52

Bảng 2.3. So sánh mục đích học tập theo giới tính.........................................................56

Bảng 2.4. So sánh mục đích học tập theo khóa học........................................................57

Bảng 2.5. So sánh mục đích học tập theo vùng miền.....................................................57

Bảng 2.6. Hứng thú học tập SV ĐHTH trường ĐHKT Tp.HCM...............................58

Bảng 2.7. So sánh giữa các nhóm khách thể về hứng thú học tập của SV

ĐHTH ......................................................................................................................60

Bảng 2.8. Thái độ học tập tích cực của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ...62

Bảng 2.9. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tích cực của

SV ĐHTH ...............................................................................................................63

Bảng 2.10. So sánh giữa các nhóm khách thể về thái độ học tập tiêu cực của

SV ĐHTH ...............................................................................................................64

Bảng 2.11. Hành vi học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM...................65

Bảng 2.12. So sánh giữa các nhóm khách thể về hành vi học tập của SV ĐHTH....67

Bảng 2.13. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên trong với hứng thú, thái độ

và hành động học tập ...........................................................................................68

Bảng 2.14. Mối tương quan giữa giữa động cơ bên ngoài với hứng thú, thái độ

và hành động học tập ...........................................................................................69

Bảng 2.15. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT

Tp. HCM.................................................................................................................70

Bảng 2.16. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐCHT của SV ĐHTH tại trường ĐHKT

Tp. HCM.................................................................................................................71

Bảng 2.17. Khó khăn trong học tập của SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM ....72

Bảng 2.18. So sánh giữa các nhóm khách thể về khó khăn trong học tập của SV

ĐHTH ......................................................................................................................73

Bảng 2.19. Mối tương quan giữa những khó khăn với thái độ tiêu cực trong học tập......74

Bảng 2.20. Mức độ cần thiết của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại

trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................86

Bảng 2.21. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ cần thiết của các biện

pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................86

Bảng 2.22. Mức độ khả thi của các biện pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại

trường ĐHKT Tp. HCM.....................................................................................87

Bảng 2.23. So sánh giữa các nhóm khách thể về mức độ khả thi của các biện

pháp thúc đẩy ĐCHT SV ĐHTH tại trường ĐHKT Tp. HCM................88

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc chung của hoạt động .................................................................16

Sơ đồ 1.2. Quá trình hình thành động cơ ..................................................................21

Sơ đồ 1.3. Cấu trúc vĩ mô của hoạt động học tập .....................................................32

Biểu đồ 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo khoa......................................................51

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các lý do sinh viên học đại học thứ hai .......................................53

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài

Xuất phát từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có nguồn nhân

lực đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Đảng

và Nhà nước đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự

phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng lần

thứ XI đã nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội

nhập quốc tế của đất nước”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Một dân tộc

dốt là một dân tộc yếu”, học tập là nhiệm vụ thường xuyên và suốt đời. Một quốc

gia có nền kinh tế phát triển vững mạnh khi và chỉ khi quốc gia ấy có một đội ngũ

nhân lực dồi dào và trình độ dân trí không ngừng được nâng cao.

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo số 22/2001/QĐ –

BGD&ĐT, quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai, tại điều 1,

mục 2 đã đề cập đến mục tiêu đào tạo: “Đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ

hai nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

và nâng cao tính thích ứng của nguồn nhân lực trước những đòi hỏi ngày càng tăng

của xã hội”.

Trong giáo dục để đào tạo được những con người có năng lực, có phẩm chất,

vừa có “đức” vừa có “tài” là nhiệm vụ không chỉ bởi ngành giáo dục, mà còn phụ

thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực học tập của chính bản thân người sinh viên. Hoạt động

học tập hay quá trình lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên là

một hoạt động có tính chất đặc biệt và bị chi phối bởi động cơ học tập. Theo như

Tâm lý học giáo dục, khi người học thiếu động cơ học tập thì họ rất khó có khả

năng tập trung và duy trì việc tiếp thu tri thức một cách tích cực trong khi học.

Theo thống kê tại Tp. HCM, có đến 17 trường Đại học, Học viên tuyển sinh hệ

Văn bằng đại học thứ hai. Số lượng thí sinh đăng kí dự thi đại học thứ hai cũng lên

đến hàng chục ngàn. Vậy động cơ nào thúc đẩy những người đã có một bằng đại

2

học bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để tiếp tục học thêm một bằng đại học thứ

hai, khi mà họ có thể tham gia học những khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn?

Tại sao họ lại chọn học bằng đại học thứ hai chứ không phải học sâu hơn chuyên

ngành ở bằng một? Trong khi mà lẽ ra ở giai đoạn lứa tuổi này, con người đã có

nghề và đang đi vào giai đoạn hành nghề một cách tích cực. Hay do xuất phát từ

động cơ muốn chuyển đổi nghề nghiệp, phải chăng thiếu sót ngay từ chính công tác

hướng nghiệp tại trường trung học phổ thông?

Đã có nhiều nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên. Phần nhiều, các

nghiên cứu này tập trung vào đối tượng là sinh viên học đại học thứ nhất. Có thể kể

tên một số công trình nghiên cứu như luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh

viên Trường Đại học Bình Dương (2012) của Nguyễn Thị Bình Giang, luận văn

Thạc sĩ Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học Trường Đại học Văn

Hiến, Tp. HCM (2010) của Phạm Thị Hồng Thái, luận văn Thạc sĩ Động cơ học tập

của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí

Minh (2012) của Phạm Văn Sỹ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về động cơ học

tập của sinh viên học đại học thứ hai.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài:“Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh

tế Tp. HCM”.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai tại Đại học

Kinh tế Tp. HCM. Trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số biện pháp phù hợp nhằm cải

thiện động cơ học tập cho sinh viên.

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu

Động cơ học tập của sinh viên học đại học thứ hai.

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên khóa 15 và 16 đang học đại học thứ hai tại trường Đại học Kinh tế

Tp. HCM.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!