Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP.HCM
PREMIUM
Số trang
118
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1522

Động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Ngô Minh Duy

ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH LỚP

12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

Mã số: 60 31 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ THU MAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2011

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Sau đại học

Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học

và hoàn tất luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Thị Thu Mai đã tận tâm giảng dạy và

hướng dẫn tôi trong quá trình học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những định hướng

và điều chỉnh của cô đã giúp tôi trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn trong nghiên cứu khoa học và

hiểu rõ hơn về đạo đức tác phong nhà giáo.

Tôi xin cảm ơn Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tài, các thầy cô giáo và các

em học sinh lớp 12 ở các trường THPT Nguyễn Khuyến, THPT Trung Phú, THPT Đăng Khoa,

THPT Gia Định, THPT Hoàng Hoa Thám, THPT Nguyễn Văn Cừ đã giúp đỡ tôi trong quá trình

nghiên cứu đề tài này.

Tôi xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, bạn bè, người thân và những học trò của tôi đã động

viên và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên

cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu

nào khác.

Tác giả

Ngô Minh Duy

MỤC LỤC

2TLỜI CẢM ƠN2T .............................................................................................................................. 105

2TLỜI CAM ĐOAN2T ........................................................................................................................ 106

2TMỤC LỤC2T ................................................................................................................................... 107

2TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT2T ........................................................................................... 110

2TDANH MỤC CÁC BẢNG2T ........................................................................................................... 111

2TDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ2T ...................................................................................................... 113

2TMỞ ĐẦU2T ..................................................................................................................................... 114

2T1.Lý do chọn đề tài2T................................................................................................................... 114

2T.Mục đích nghiên cứu:2T............................................................................................................ 115

2T3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu2T ....................................................................................... 115

2T4.Giả thuyết nghiên cứu2T ........................................................................................................... 116

2T5.Nhiệm vụ nghiên cứu2T ............................................................................................................ 116

2T6.Phạm vi nghiên cứu đề tài2T ..................................................................................................... 116

2T7.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu2T ............................................................................ 117

2T8.Đóng góp mới của đề tài2T ....................................................................................................... 118

2T9.Cấu trúc luận văn2T .................................................................................................................. 119

2TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ2T ...................................................... 120

2T1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề2T .................................................................................................. 120

2T1.1.1.Những nghiên cứu về động cơ chọn nghề2T .................................................................... 120

2T1.1.1.1.Những công trình nghiên cứu trên thế giới2T ........................................................... 120

2T1.1.1.2.Những công trình nghiên cứu trong nước2T ............................................................. 121

2T1.2.Lý luận của vấn đề nghiên cứu2T ........................................................................................... 123

2T1.2.1.Động cơ2T ...................................................................................................................... 123

2T1.2.1.1.Khái niệm động cơ2T ............................................................................................... 123

2T1.2.1.2.Phân loại động cơ2T................................................................................................. 127

2T1.2.2.Nghề2T ........................................................................................................................... 128

2T1.2.2.1.Khái niệm2T ............................................................................................................ 128

2T1.2.2.2.Phân loại nghề2T...................................................................................................... 128

2T1.2.3.Sự hình thành động cơ chọn nghề ở học sinh lớp 122T .................................................... 129

2T1.2.3.1.Khái niệm động cơ chọn nghề2T .............................................................................. 129

2T1.2.3.2.Sự hình thành động cơ chọn nghề2T......................................................................... 129

2T1.2.3.3.Phân loại động cơ chọn nghề2T................................................................................ 130

2T1.2.3.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề2T ................................................. 131

2T1.2.4.Đặc điểm tâm lý của học sinh Trung học phổ thông2T .................................................... 132

2T1.2.4.1.Sự phát triển về thể chất2T ....................................................................................... 132

2T1.2.4.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển2T ........................................................................ 133

2T1.2.4.3.Đặc điểm về hoạt động học tập2T ............................................................................ 133

2T1.2.4.4.Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ2T ......................................................................... 133

2T1.2.4.5.Sự phát triển của tự ý thức2T ................................................................................... 134

2T1.2.4.6.Sự hình thành thế giới quan2T.................................................................................. 135

2T1.2.4.7.Giao tiếp2T .............................................................................................................. 135

2T1.2.4.8.Đời sống tình cảm2T ................................................................................................ 135

2T1.2.4.9.Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT2T.................... 135

2TChương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ CHỌN NGHẾ CỦA HỌC

SINH LỚP 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở TP. HỒ CHÍ MINH2T ................................................... 138

2T.1.Tổ chức nghiên cứu thực trạng2T ........................................................................................... 138

2T.1.1.Mẫu nghiên cứu2T .......................................................................................................... 138

2T.1.2.Mô tả công cụ đo lường2T............................................................................................... 139

2T.1.3.Cách thu thập số liệu và thời gian thực hiện2T ................................................................ 141

2T.1.3.1. Cách thu thập số liệu2T ........................................................................................... 141

2T.1.3.2.Thời gian thực hiện2T .............................................................................................. 141

2T.1.4.Cách xử lý số liệu2T........................................................................................................ 142

2T.2.Thực trạng động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12 tại một số trường ở Tp. Hồ Chí Minh2T .. 142

2TChương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐỘNG CƠ CHỌN NGHỀ CHO HỌC SINH2T

..................................................................................................................................................... 165

2T3.1.Tổ chức nghiên cứu biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T........................... 165

2T3.2.Những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T ............................................... 165

2T3.3.Mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh2T

................................................................................................................................................. 167

2TKẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ2T ...................................................................................................... 176

2T1.Kết luận2T ................................................................................................................................ 176

2T.Kiến nghị2T .............................................................................................................................. 177

2TÀI LIỆU THAM KHẢO2T ............................................................................................................ 180

2TPHỤ LỤC2T .................................................................................................................................... 184

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

THPT: Trung học phổ thông

PTTH: Phổ thông trung học

Tp: Thành phố

TB: Trung bình

CL: Công lập

NCL: Ngoài công lập

NT: Nội thành

NgT: Ngoại thành

C.: Câu

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT Tên bảng Trang

1 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 1 41

2 Bảng 2.2: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 2 42

3 Bảng 2.3: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 3 42

4 Bảng 2.4: Đặc điểm mẫu nghiên cứu số 4 43

5 Bảng 2.5: Động cơ chọn nghề của học sinh 48

6 Bảng 2.6: Động cơ chọn nghề của học sinh theo quan điểm của giáo viên 51

7 Bảng 2.7: So sánh động cơ chọn nghề theo giới tính 52

8 Bảng 2.8: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề theo giới tính 53

9 Bảng 2.9: So sánh động cơ chọn nghề theo loại hình trường 55

10 Bảng 2.10: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề theo loại hình trường 56

11

Bảng 2.11: So sánh động cơ chọn nghề giữa học sinh nội thành và ngoại thành Tp.

Hồ Chí Minh

57

12

Bảng 2.12: Sự khác biệt có ý nghĩa về động cơ chọn nghề giữa học sinh nội thành

và ngoại thành Tp. Hồ Chí Minh

58

13 Bảng 2.13: Nhận thức của học sinh về nghề mình chọn 60

14 Bảng 2.14: Thái độ của học sinh khi chọn nghề 62

15 Bảng 2.15: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề 64

16

Bảng 2.16: Những hành động của học sinh nếu không đậu vào trường/ngành mà

mình đã chọn

67

17 Bảng 2.17: Những khó khăn của học sinh khi chọn nghề 68

18 Bảng 2.18: Những đối tượng ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh 69

19 Bảng 2.19: Hoạt động hướng nghiệp của nhà trường 72

20 Bảng 3.1: Những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 78

21

Bảng 3.2: Ý kiến của giáo viên về những biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề

cho học sinh

79

22

Bảng 3.3: Mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học

sinh

81

23

Bảng 3.4: Ý kiến của giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục

động cơ chọn nghề cho học sinh

83

24

Bảng 3.5: Sự khác biệt về mức độ cần thiết của các biện pháp giáo dục động cơ

chọn nghề cho học sinh theo loại hình trường

84

25 Bảng 3.6: Tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ chọn nghề cho học sinh 86

26

Bảng 3.7: Ý kiến của giáo viên về tính khả thi của các biện pháp giáo dục động cơ

chọn nghề cho học sinh

88

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TT Tên biểu đồ Trang

1 Biểu đồ 2.1: Trung bình động cơ chọn nghề của học sinh 49

2 Biểu đồ 2.2: Những hoạt động của học sinh chuẩn bị cho việc chọn nghề 65

3

Biểu đồ 2.3: So sánh hoạt động hướng nghiệp giữa trường công lập và

ngoài công lập

71

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Chọn nghề là vấn đề vô cùng quan trọng, luôn được nhiều người trong xã hội quan tâm. Sau

khi chọn nghề, chúng ta thường gắn bó với nghề mình đã chọn, dành nhiều thời gian, công sức và

tiền bạc với lựa chọn của mình. Nếu chọn nghề phù hợp với cá nhân và nhu cầu của xã hội sẽ thúc

đẩy cá nhân tích cực, chủ động, say mê, sáng tạo, sống được với nghề, góp phần thúc đẩy sự phát

triển của xã hội…Ngược lại, nếu chúng ta chọn nghề không phù hợp, bản thân người chọn nghề sẽ

mất thời gian, kinh phí đào tạo, khó có việc làm, hoặc phải làm việc trái nghề, xã hội thì không tận

dụng được nguồn nhân lực do mình đào tạo ra mà phải đào tạo lại. Vì vậy, người hành nghề phải có

năng lực, tính cách phù hợp với nghề, phải có hứng thú đối với nghề và nghề đó đáp ứng được nhu

cầu của xã hội thì mới tạo động lực cho sự phát triển của đất nước.

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định: Thực

hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo

một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học

sinh có sự hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân

luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt

nghiệp [1, 12].

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp nói chung và vấn đề chọn nghề

nói riêng nên ngày 28 tháng 10 năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra công văn số

9971/BGD&ĐT-HSSV về việc triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên thì: “Công tác tư

vấn (có nơi gọi là tham vấn) hướng nghiệp và tư vấn về tâm lý xã hội, gọi chung là tư vấn học

đường, chủ yếu tập trung vào học sinh khối trung học cơ sở và trung học phổ thông”[2]. Trong 6 nội

dung của công tác tư vấn học đường thì hướng nghiệp, chọn nghề và thông tin tuyển sinh là nội

dung quan trọng được đặt lên hàng đầu.

Dễ tìm việc sau khi tốt nghiệp ra trường, có một việc làm ổn định, được mọi người tôn trọng,

thu nhập cao … là mong ước của rất nhiều người. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiện tượng

thất nghiệp, bỏ nghề, chuyển nghề, làm trái nghề thường xuyên diễn ra và đang có xu hướng gia

tăng trong xã hội. “0Theo các khảo sát của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Tp. Hồ Chí Minh, chỉ

có khoảng 30% giới trẻ qua đào tạo tìm được việc làm phù hợp ngành nghề, nhưng có đến 50% có

việc làm không phù hợp ngành nghề đào tạo”[41]. 0T Trong khi đó, hàng năm, nước ta có “khoảng hơn

1 triệu” [42] học sinh lớp 12 đứng trước ngưỡng cửa phải có quyết định chọn nghề. Vì thế, chúng ta

có thể nhận thấy rằng, tầm quan trọng của việc chọn nghề ở học sinh lớp 12 không chỉ mang ý nghĩa

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!