Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Định tội danh trong đồng phạm - lý luận và thực tiễn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MINH TRÂM
ĐỊNH TỘI DANH TRONG ĐỒNG PHẠM –
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỊNH TỘI DANH TRONG ĐỒNG PHẠM –
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chuyên ngành: Luật Hình Sự Và Tố Tụng Hình Sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Thị Quang Vinh
Học viên: Nguyễn Thị Minh Trâm
Lớp cao học Luật: Khóa 19
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, quý thầy,
cô và đặc biệt sự hướng dẫn tận tình của Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cam đoan đề tài “Định tội danh trong đồng phạm – Lý luận và thực
tiễn” là đề tài nghiên cứu của cá nhân tôi và dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần
Thị Quang Vinh. Tôi cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu này.
Tác giả
Nguyễn Thị Minh Trâm
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- BLHS: Bộ luật hình sự.
- BLTTHS: Bộ Luật tố tụng hình sự
- CTTP: Cấu thành tội phạm.
- TNHS: Trách nhiệm hình sự.
MỤC LỤC
Phần mở đầu........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH
TRONG ĐỒNG PHẠM......................................................................................... 5
1.1. Những vấn đề lý luận chung về đồng phạm.................................................. 5
1.1.1. Khái niệm đồng phạm và các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm ............... 5
1.1.2. Các loại người trong đồng phạm ............................................................... 10
1.1.3. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm....................... 22
1.1.4. Phân biệt hành vi đồng phạm và các hành vi liên quan đến tội phạm mà cấu
thành tội phạm độc lập ................................................................................................. 26
1.2. Những vấn đề lý luận về định tội danh trong đồng phạm........................... 28
1.2.1. Khái niệm về định tội danh trong đồng phạm .......................................... 28
1.2.2. Phân loại định tội danh .............................................................................. 32
1.2.3. Các bước thực hiện hoạt động định tội danh trong đồng phạm................. 34
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................................... 37
CHƢƠNG 2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH TRONG VỤ ÁN ĐỒNG PHẠM
VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT......................................................... 38
2.1. Thực tiễn định tội danh trong vụ án đồng phạm ........................................ 38
2.1.1. Thực tiễn xác định các dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan.......... 38
2.1.2. Thực tiễn xác định vai trò của những người đồng phạm và hành vi vượt
quá của người đồng phạm.................................................................................... 44
2.1.3. Thực tiễn định tội danh hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội..57
2.1.4. Thực tiễn định tội danh hành vi liên quan đến tội phạm mà cấu thành tội
phạm độc lập........................................................................................................ 61
2.1.5. Tổng kết một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn hoạt động định tội
danh trong đồng phạm và những tồn tại, hạn chế của Bộ luật hình sự hiện
hành……………………………………………………………………………...65
2.2. Vấn đề hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
định tội danh trong đồng phạm ............................................................................ 68
2.2.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 liên quan đến hoạt
động định tội danh trong đồng phạm................................................................... 68
2.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định tội danh trong đồng
phạm..................................................................................................................... 71
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................. 75
KẾT LUẬN............................................................................................................. 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công
cuộc cải cách tư pháp nhằm mục đích hoàn thiện một cách cơ bản, toàn diện hệ thống
pháp luật Việt Nam trong đó pháp luật hình sự. Bên cạnh những lợi ích tích cực do
hoạt động cải cách tư pháp mang lại là tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, hội
nhập quốc tế, chất lượng hoạt động tư pháp được cải thiện một cách đáng kể…thì nó
cũng bộc lộ những nhược điểm không nhỏ, đó chính là tình hình tội phạm gia tăng và
được thực hiện một cách tinh vi hơn gây hậu quả nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
Trong các hình thức thực hiện tội phạm gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì đồng
phạm là hình thức thực hiện tội phạm phổ biến nhất hiện nay, vì bản chất của hình
thức đồng phạm là sự tham gia cùng cố ý thực hiện tội phạm của nhiều người nên hậu
quả phạm tội mà đồng phạm gây ra thông thường rất lớn cho xã hội. Chính vì vậy,
mục đích phòng ngừa tội phạm được thực hiện dưới hình thức là đồng phạm là việc
làm cần thiết và cấp bách được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
Hiện nay, cơ sở pháp lý của đồng phạm được quy định tại Điều 20 của BLHS
năm 1999 nhưng quy định này chỉ mang tính chất chung chung, không toàn diện và
bao quát hết được các vấn đề liên quan đến đồng phạm, đặc biệt là vấn đề liên quan
đến hoạt động định tội danh trong đồng phạm, chẳng hạn như: các dấu hiệu để xác
định một vụ án có đồng phạm hay không có đồng phạm, cách định tội danh trong
một vụ án có đồng phạm được thực hiện như thế nào, cách xác định các loại người
trong đồng phạm, cách xác định các hành vi liên quan đến tội phạm mà cấu thành
tội độc lập hoặc vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm,
định tội danh đối với hành vi vượt quá của những người đồng phạm,…Vì vậy, xét
thấy rằng cần phải có biện pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên đảm bảo cho
hoạt động định tội danh trong đồng phạm đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, vì tính chất đa dạng và phức tạp khi thực hiện hành vi phạm tội
bằng hình thức đồng phạm và do chế định đồng phạm có mối liên hệ sâu sắc với các
chế định pháp luật khác như: chế định tội phạm, chế định miễn trách nhiệm hình sự,
chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm,… nên thực tiễn hoạt động tố tụng đã
gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến nhiều sai sót khi áp dụng pháp luật
trong trường hợp tội phạm thực hiện bằng hình thức đồng phạm, đặc biệt là vấn đề
định tội danh trong đồng phạm. Và một trong những giai đoạn cơ bản, quan trọng,
2
ảnh hưởng lớn đến việc xác định trách nhiệm hình sự của những người trong đồng
phạm là giai đoạn định tội danh. Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho
thấy rằng cơ quan tiến hành tố tụng gặp rất nhiều vướng mắc dẫn đến nhiều sai sót
khi tiến hành định tội danh đối với tội phạm thực hiện bằng hình thức đồng phạm.
Về mặt lý luận, định tội danh là một hoạt động pháp luật nhằm xác định sự phù hợp
của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với dấu hiệu được mô tả trong
cấu thành tội phạm, từ đó xác định sự thật khách quan của vụ án, lựa chọn đúng quy
phạm pháp luật hình sự phù hợp cho hành vi nguy hiểm đó. Trường hợp thực hiện
tội phạm đơn lẻ, việc định tội danh đã rất phức tạp và được thực hiện qua nhiều tiến
trình. Vì vậy việc định tội danh trong trường hợp đồng phạm lại càng khó khăn,
phức tạp hơn nhiều.
Chính vì các lý do nêu trên, tác giả nhận thấy rằng việc tìm hiểu lý luận và
thực tiễn của định tội danh trong đồng phạm để đưa ra một cách nhìn có hệ thống,
toàn diện về vấn đề định tội danh trong đồng phạm và đưa ra một số kiến nghị giải
pháp hoàn thiện quy định pháp luật về chế định đồng phạm, là rất cần thiết. Đó
chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Định tội danh trong đồng phạm – Lý luận và
thực tiễn” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, vấn đề đồng phạm đã và đang được sự quan tâm rất nhiều của nhiều
các nhà nghiên cứu thông qua các công trình nghiên cứu luận án, luận văn, tạp
chí…Về sách, luận văn thì hiện nay có cuốn sách “Đồng phạm trong luật hình sự
Việt Nam” – Tiến sĩ Trần Quang Tiệp, năm 2007 và luận văn thạc sĩ luật học về đề
tài “Các loại người đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Khắc Toàn, năm 2013. Trong hai tài liệu trên, các tác giả mô tả phân tích
làm rõ các vấn đề liên quan đến đồng phạm như khái niệm đồng phạm, dấu hiệu của
đồng phạm, các loại người trong đồng phạm, hình thức đồng phạm,…một cách tổng
quan nhưng chưa bàn về vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động định tội danh
trong đồng phạm, có nghĩa là chưa làm rõ được các vấn đề định tội danh trong đồng
phạm cần phải có những bước được tiến hành như thế nào, cơ sở của việc định tội
danh, các trường hợp định tội danh trong đồng phạm hoặc thực tiễn định tội danh
gặp những vướng mắc, khó khăn và bất cập gì.
Về tạp chí cũng có nhiều bài viết liên quan đến đồng phạm như “Hoàn thiện
quy định về cơ sở trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm