Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
92
Kích thước
19.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1966

Định tội danh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC DIỄM

ĐỊNH TỘI DANH TỘI TỔ CHỨC

SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH TỘI TỔ CHỨC

SỬ DỤNG TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn

Học viên : Võ Thị Ngọc Diễm

Lớp : Cao học Phú Yên – Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Định tội danh tội tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy theo Luật hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do

chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn. Các nội

dung, thông tin được trình bày trong luận văn là chính xác và trung thực.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Võ Thị Ngọc Diễm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ Luật Hình sự

BLTTHS : Bộ Luật Tố tụng hình sự

CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐTP : Hội đồng Thẩm phán

HSPT : Hình sự phúc thẩm

HSST : Hình sự sơ thẩm

TAND : Tòa án nhân dân

TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

TNHS : Trách nhiệm hình sự

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP

CHẤT MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP ĐỒNG PHẠM..................................7

1.1. Quy định của pháp luật hình sự liên quan đến định tội danh tội tổ chức

sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm .........................7

1.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm ...............................................9

1.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội

danh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng

phạm.....................................................................................................................20

Kết luận Chương 1 ..................................................................................................23

CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI TỔ CHỨC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP

CHẤT MA TÚY TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU HÀNH VI PHẠM TỘI

VỀ MA TÚY ............................................................................................................24

2.1. Quy định của pháp luật hình sự về định tội danh tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy...24

2.2. Một số vướng mắc trong thực tiễn định tội danh tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều hành vi phạm tội về ma túy...26

2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự về định tội

danh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp có nhiều

hành vi phạm tội về ma túy................................................................................36

Kết luận Chương 2 ..................................................................................................38

KẾT LUẬN..............................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy có ý nghĩa và vai trò hết

sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm

qua, mặc dù công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy đã đạt được những

thành tựu to lớn, nhưng nhìn chung tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta vẫn

đang diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ngày

càng tăng. Trước tình hình này, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 được ban hành

đã có những sửa đổi, bổ sung đối với nhóm tội phạm về ma túy so với quy định của

BLHS năm 1999 nhưng thực tiễn xét xử cho thấy, việc định tội danh đối với tội tổ

chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255 BLHS năm 2015) vẫn còn có nhiều

vướng mắc, hạn chế như sau:

Thứ nhất, quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tổ chức sử dụng

trái phép chất ma túy còn có một số hạn chế như chưa có văn bản hướng dẫn trong

trường hợp một người biết người khác đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy

tại địa điểm do mình có trách nhiệm quản lý, không những không ngăn cản việc tổ

chức sử dụng trái phép chất ma túy mà còn có hành vi cung cấp bộ dụng cụ để cho

nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy hoặc còn có hành vi cung cấp chất ma

túy để cho người khác tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì trong trường hợp

này sẽ bị xử lý hình sự về tội danh nào; trường hợp một người biết người khác đang

tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đã cùng người tổ chức sử dụng ma túy và có

hành vi lấy chất ma túy của người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đưa cho

người khác sử dụng và/hoặc có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy hoặc có hành

vi nhờ người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy rủ rê người khác cùng sử dụng

trái phép chất ma túy thì có bị coi là đồng phạm về tội tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy hay không; hoặc trong trường hợp một người có nhiều hành vi phạm tội

về ma túy, trong đó có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy mà các hành

vi này liên quan chặt chẽ với nhau thì xử lý hình sự về tội danh nào hoặc trường hợp

một người vừa có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy vừa có hành vi tàng

trữ chất trái phép chất ma túy nhằm mục đích sử dụng riêng cho bản thân…

Thứ hai, thực tiễn định tội danh đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma

túy cho thấy do chưa có văn bản hướng đầy đủ như đã nêu trên nên trong một số

trường hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự thống nhất trong việc xác

2

định tội danh đối với người có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Điều

này có thể dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng có thể truy cứu trách

nhiệm hình sự không đúng đối với người có hành vi vi phạm, từ đó, có thể dẫn đến

tình trạng kết án oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm và chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu

của công cuộc đấu tranh phòng chống các tội phạm về ma túy.

Xuất phát từ các vướng mắc, bất cập nêu trên cho nên việc nghiên cứu để khắc

phục các hạn chế, vướng mắc; từ đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp

luật hình sự Việt Nam trong việc định tội danh đối với tội tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy là vấn đề mang tính cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề:

“Định tội danh Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo luật hình sự Việt

Nam” để làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài “Định tội danh Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma

túy theo luật hình sự Việt Nam”, có các công trình nghiên cứu như sau:

1) Các giáo trình có thể kể đến như: PGS. TS Lê Thị Sơn (2003); “Chương X:

Các tội phạm về ma túy” trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội

phạm) do GS. TSKH Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; TS.

Phạm Văn Beo (2010), “Bài 10: Các tội phạm về ma túy”, trong sách: Luật hình sự

Việt Nam (Quyển 2, phần các tội phạm), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trường Đại

học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Tập 2, NXB Công an

nhân dân; GS.TS. Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần

các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh (2021), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần Các tội phạm – Quyển 1), (Tái

bản lần thứ nhất, có sửa chữa, bổ sung), NXB Hồng Đức... Các giáo trình này là tài

liệu tham khảo quan trọng cho tác giả nghiên cứu về lý luận cũng như quy định về

các dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

2) Các sách chuyên khảo, tham khảo: Trần Văn Luyện (1998), Trách nhiệm

hình sự đối với các tội phạm về ma túy, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Trần Văn

Luyện cùng tập thể tác giả (2001), “Chương XVIII: Các tội phạm về ma túy”, trong

sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, Nxb Công an nhân dân,

Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Xuân Yêm, TS. Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy

và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; ThS. Đinh Văn Quế (2006), Bình

luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần tội phạm, Tập IV: Các tội phạm về ma

túy), Nxb thành phố Hồ Chí Minh; Vũ Hùng Vương (chủ biên) (2007), Phòng, chống

3

ma túy - cuộc chiến cấp bách của toàn xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội; PGS.TS.

Nguyễn Thị Phương Hoa – TS. Phan Anh Tuấn – Đồng chủ biên (2017), Bình luận

khoa học những điểm mới của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), NXB

Hồng Đức; Trịnh Thị Vân (chủ biên) (2018), Công tác đấu tranh phòng, chống ma

túy theo yêu cầu của đạo luật mới về tư pháp, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,… Các

tài liệu này là tài liệu tham khảo để tác giả nghiên cứu các quan điểm khác nhau về

tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy để từ đó gợi ý các giải pháp để áp dụng

thống nhất quy định của pháp luật hình sự về tội danh này.

3) Các đề tài khoa học, luận án Tiến sĩ luật học, luận văn Thạc sĩ luật học

như: Đề tài cấp Bộ (2002), Những giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án

về ma túy - Cơ sở lý luận và thực tiễn, của Tòa án nhân dân tối cao do Thạc sĩ

Nguyễn Quang Lộc làm chủ nhiệm đề tài; Vũ Quang Vinh (2003), Hoạt động

phòng ngừa các tội phạm về ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân, Luận án Tiến

sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân; Nguyễn Lương Hòa (2004), Đấu tranh

phòng chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Tiến Quang (2006), Đấu tranh phòng,

chống tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội; Huỳnh Cao Minh (2007), Đấu tranh phòng chống tội

tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy tại Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm

2000 đến nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh…

4) Các bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành như: Lê Đăng Doanh

(1999), “Về hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, Luật học, Số 2,

tr.3-5;12; Trần Đức Thìn (2002), “Những dạng hành vi của tội tổ chức sử dụng trái

phép chất ma túy”, Nhà nước và Pháp luật, Số 10(174), tr.46-52; Phạm Duy Trường

(2013), “Một số ý kiến về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, Kiểm sát, Số

12, tr.39-42;48; Phạm Minh Tuyên (2015), “Bàn về hành vi tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy và chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”, Tòa án nhân dân, số

16, tr.33-36,43; Dương Văn Thịnh (2019), “Bàn về việc áp dụng tình tiết phạm tội 02

lần trở lên và đối với 02 người trở lên trong các tội phạm về ma túy”, Tạp chí Kiểm

sát, số 22 (tháng 11/2019), tr.52-55; Nguyễn An Bình (2019), “Vướng mắc, bất cập

khi áp dụng quy định về tội phạm ma túy trong BLHS năm 2015 và hướng hoàn

thiện”, Tạp chí Kiểm sát, số 11 (tháng 6/2019), tr.28-32; Nguyễn Minh Đức (2015),

“Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của pháp luật để giải

quyết các vụ án ma túy”, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10/2015), tr.7-11; Vũ Đức

4

Thành (2015), “Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết một số vụ án ma túy

lớn ở tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Kiểm sát, số 20 (tháng 10/2015), tr.28-33… Nội

dung của các bài viết này đã phân tích dấu hiệu định tội của các tội phạm về ma túy

nói chung, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy nói riêng, trên cơ sở đó, nêu ra

các hạn chế còn tồn tại và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.

Những công trình khoa học trên đây đều có phạm vi nghiên cứu rộng hoặc

nghiên cứu chuyên sâu theo một vài góc độ, phương diện nhất định. Trong đó, tội tổ

chức sử dụng trái phép chất ma túy chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu

của các tác giả. Về mặt lý luận và thực tiễn, các tác giả vẫn chưa đi sâu vào phân

tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của “Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”

và chưa làm rõ sự khác biệt cơ bản cũng như mức độ nguy hiểm của từng hành vi

phạm tội cụ thể trong số các hành vi “chứa chấp”, hành vi “tổ chức” và hành vi

“tàng trữ” trái phép chất ma túy.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma

túy theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay tương đối nhiều. Riêng

với công trình nghiên cứu này của tác giả, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu những

vướng mắc, khó khăn trong việc định tội danh đối với tội tổ chức sử dụng trái phép

chất ma túy trên cơ sở thực tiễn các vụ án hình sự mà Tòa án đã xét xử để trên cơ sở

đó, phân tích những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó,

đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này.

Do nghiên cứu theo định hướng ứng dụng từ những vụ án điển hình trong thực tiễn

xét xử để đưa ra kiến nghị hoàn thiện cho nên đây là định hướng nghiên cứu mới

trong Luận văn Thạc sĩ của tác giả.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là thông qua quy định tại Điều 255 BLHS

năm 2015 và các bản án điển hình để phân tích những vướng mắc còn tồn tại trong

lý luận và thực tiễn định tội danh đối với tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Trên cơ sở đó, đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

đối với tội phạm này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, Luận văn xác định các nhiệm vụ:

- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến việc định

tội danh tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trong trường hợp đồng phạm và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!