Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
LÝ NGỌC SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa
Học viên : Lý Ngọc Sơn
Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo
Luật hình sự Việt Nam” là kết quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu độc lập của
cá nhân, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Pgs. Ts. Nguyễn Thị Phương Hoa. Nội
dung tài liệu được sử dụng tham khảo trong luận văn đã được nêu rõ trong trích dẫn
tài liệu tham khảo. Các bản án, thông tin nêu trong luận văn là hoàn toàn chính xác,
đúng sự thật.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận văn
Lý Ngọc Sơn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ luật Dân sự
BLHS Bộ luật Hình sự
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
Bộ CA Bộ Công an
Bộ TP Bộ Tư pháp
CA Công an
KSND Kiểm sát nhân dân
NĐ Nghị định
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NXB Nhà xuất bản
TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
TNHS Trách nhiệm hình sự
TTHS Tố tụng hình sự
TTLT Thông tư liên tịch
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN THEO
DẤU HIỆU THUỘC MẶT KHÁCH QUAN VÀ MẶT CHỦ QUAN..................7
1.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh Tội cố ý làm hư hỏng
tài sản theo dấu hiệu thuộc mặt khách quan và mặt chủ quan........................7
1.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo dấu hiệu thuộc
mặt khách quan, mặt chủ quan và kiến nghị...................................................12
1.3. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản
..............................................................................................................................27
Kết luận chương 1 ...................................................................................................32
CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH TỘI CỐ Ý LÀM HƯ HỎNG TÀI SẢN
TRONG TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI....................................................33
2.1. Lý luận và cơ sở pháp lý hình sự của định tội danh tội huỷ hoại tài sản
trong trường hợp phạm nhiều tội......................................................................33
2.2. Thực tiễn định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản trong trường hợp
phạm nhiều tội và kiến nghị...............................................................................37
Kết luận chương 2 ...................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, tính chất vụ
án biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn tinh vi, đa dạng, trong đó các vụ phạm tội
về trật tự xã hội, xâm phạm sở hữu, phạm tội chức vụ… xảy ra liên tục, ngày càng
nhiều. Tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu hiện nay xảy ra ngày càng nhiều, trong đó
có tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Hành vi này tuy không mang tính chất chiếm đoạt
nhưng người phạm tội đã có hành vi làm hư hỏng và gây thiệt hại nghiêm trọng về tài
sản của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Để công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm đạt hiệu quả, đòi hỏi công tác điều tra, truy tố, xét xử chính xác
về tội danh đối với người phạm tội nhằm đáp ứng công cuộc cải cách tư pháp theo tinh
thần Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về "Một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tư pháp trong thời gian tới"; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 25/4/2005
của Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020"; và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/06/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" với nội
dung "Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục
tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. Trong thực tiễn xét xử
các vụ án hình sự tại các Tòa án vẫn còn nhiều vụ án không xác định đúng tội danh, đã
khởi tố sai tội danh, dẫn đến việc phải ra quyết định thay đổi tội danh, hoặc quyết định
hình phạt không đúng hoặc phải ra quyết định đình chỉ vụ án. Vì thế, định tội được xem
là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng đắn, góp phần mang lại hiệu
quả trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc định
tội danh không chính xác đến nhiều hậu quả pháp lý mà bị cáo phải gánh chịu như:
Hình phạt không tương xứng, xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tính thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn xác định án tích...
Nhận thức được tầm quan trọng việc định tội danh, tác giả nhận thấy các cơ
quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh,
đặc biệt là đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội cố ý làm hư hỏng tài
sản nói riêng. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về hành vi
nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản nhưng
chỉ nêu lên các dấu hiệu đặc trưng cơ bản nhất của một cấu thành tội phạm, trong
khi trên thực tế tội phạm xảy ra vô cùng phức tạp và đa dạng với sự tham gia của
nhiều chủ thể thiện hành vi phạm tội, hành vi khách quan biểu hiện da dạng trong
2
thực tiễn, người phạm tội thực hiện cùng lúc nhiều hành vi phạm tội đi liền nhau
trong đó có cả hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Do vậy, tác giả
chọn đề tài “Định tội danh tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo Luật hình sự Việt
Nam” làm luận văn thạc sĩ Luật học. Trên cở sở khảo sát thực tiễn và kết quả xét xử
tại Tòa án các cấp về định tội danh đối với tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy
định Luật hình sự, tác giả nhận thấy trong thực tiễn quá trình thực hiện chuyên môn
nghiệp vụ lĩnh vực hình sự có rất nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh về đánh giá
chứng cứ, xác định tội cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
- Nhầm lẫn giữa hành vi cố ý hủy hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản, cụ
thể nhầm lẫn trong xác định chủ thể, khách thể, hành vi khách quan, đối tượng tài
sản bị xâm phạm, hoặc chưa thống nhất về đánh giá xác định tội danh huỷ hoại tài
sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,... Những vấn đề này chưa được quy định hoặc
hướng dẫn cụ thể nên dẫn đến có sai lầm trong xác định giữa hai hành vi cố ý huỷ
hoại tài sản và cố ý làm hư hỏng tài sản.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa xác định rõ đó là
tài sản gì, được kết cấu ra sao, tính năng sử dụng của tài sản (được tạo thành từ một
hay nhiều bộ phận khác nhau, tính đồng bộ của nó) ... việc xâm hại đó ảnh hưởng như
thế nào đến tài sản đó. Đồng thời, chưa xác định rõ mục đích, động cơ thực hiện hành
vi của người phạm tội trong trường hợp phạm nhiều tội trong đó có tội cố ý làm hư
hỏng tài sản cùng với tội khác như “Trộm cắp tài sản”, “Cố ý gây thương tích” ....
- Vấn đề định giá tài sản, việc thẩm định giá tài sản cũng rất phức tạp, đặc
biệt trong những trường hợp mà dấp dính giữa định lượng tài sản với việc có tội hay
không có tội, ví dụ: Trường hợp người thực hiện hành vi khi tấn công gây thiệt hại
tài sản cho người khác mà người bị thiệt hại có nhiều tài sản bị gây thiệt hại nhưng
có tài sản chỉ bị hư hỏng, có tài sản thì bị tiêu huỷ hoàn toàn, cũng có trường hợp
nhiều tài sản mà giá trị tài sản bị thiệt hại lại khác nhau có tài sản giá trị bị thiệt hại
ít hơn hai triệu đồng nhưng có tài sản lại có giá trị lớn hơn hai triệu đồng, dẫn đến
xác định hậu quả xảy ra không chính xác sẽ dẫn đến xác định sai tội danh.
Từ những vướng mắc thực tiễn định tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản, tác giả
đề xuất, kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật đối với tội danh này phù hợp với
thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tội danh cố ý làm hư hỏng tài sản
hoặc huỷ hoại tài sản được một số nhà khoa học, cán bộ làm công tác thực tiễn
3
nghiên cứu, trao đổi ý kiến nghiệp vụ thực tiễn xét xử, các giáo trình, bài giảng, bài
viết đăng trên các tạp chí về tội danh này. Cụ thể:
Về tài liệu nghiên cứu là sách giáo trình, sách chuyên khảo, gồm có:
+ Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần các tội phạm – Quyển I của
trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam –
Phần các tội phạm – Quyển I của trường Đại học Kiểm sát Hà Nội;
+ “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm”, tập II của Đinh
Văn Quế, năm 2005; “Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 1999
(được sửa đổi, bổ sung năm 2009)” của tác giả Nguyễn Mai Bộ, Nxb Chính trị
Quốc gia, năm 2010, Hà Nội; “Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội
phạm” của GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân năm 2001; “Bình luận
khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm”, cuả ThS Đinh Văn Quế,
Nxb thành phố Hồ Chí Minh, năm 2005; Sau khi Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017 sửa đổi bổ sung năm 2017 được ban hành, tội cố ý làm hư
hỏng hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được tiếp tục đề cập trong “Giáo trình luật hình
sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình luật hình sự Việt Nam
- Phần các tội phạm” của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, ... Quyền 4: Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - Chương XVI: Các
tội xâm phạm sở hữu; Chương XVII: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia
đình Tác Giả: Đinh Văn Quế.
- Về bài viết khoa học trên các tạp chí, gồm có: Lê Cảm (2009), Hệ thống tư
pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội. Học viện Tư pháp (2009), Nhận diện tội hủy hoại tài sản và tội
cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017 của tác giả Dương Tấn Thanh; Khó khăn, vướng mắc trong xác định tội
danh “Cố ý huỷ hoại tài sản và tội cố ý làm hư hỏng tài sản” của tác giả Nguyễn
Tiến Đường; Đào Trí Úc (2001), "Tìm hiểu khái niệm và những đặc trưng cơ bản
của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam", Nhà nước và Pháp luật. Võ Khánh Vinh
(2003), "Thay đổi định tội danh, một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Tòa án nhân
dân.... Các tà liệu này, tác giả nhận thấy đã giải quyết được những nội dung về vấn
đề xác định tài sản là đối tượng tác động trong tội cố ý làm hư hỏng tài sản, định giá
tài sản, xác định mục đích của người thực hiện hành vi. Luận văn kế thừa những nội
dung đã được giải quyết trong các bài viết để tiếp tục nghiên cứu theo hướng toàn
diện quy định pháp luật về tội cố ý làm hư hỏng tài sản.