Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
97
Kích thước
16.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1635

Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRỌNG HIẾU

ĐỊNH TỘI DANH

ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH

ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : TS. Phan Anh Tuấn

Học viên : Nguyễn Trọng Hiếu

Lớp : Cao học Luật, Phú Yên khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa từng

được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những tài liệu, ví dụ và trích dẫn

trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022

Người cam đoan

Nguyễn Trọng Hiếu

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật Hình sự

CĐTS : Chiếm đoạt tài sản

CQĐT : Cơ quan điều tra

NXB : Nhà xuất bản

TAND : Tòa án nhân dân

TTHS : Tố tụng hình sự

TTLT : Thông tư liên tịch

XPSH : Xâm phạm sở hữu

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

TRONG NHÓM CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ DÙNG VŨ LỰC .........6

1.1. Quy định của pháp luật liên quan đến định tội danh đối với hành vi

chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp

có dùng vũ lực......................................................................................................6

1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm

các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực ............................9

1.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng đối với hành vi chiếm đoạt tài sản

trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu trong trường hợp có dùng vũ lực .....21

Kết luận Chương 1 ................................................................................................28

CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

CÓ THỦ ĐOẠN GIAN DỐI.................................................................................29

2.1. Quy định của pháp luật liên quan đến định tội danh đối với hành vi

chiếm đoạt tài sản có thủ đoạn gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở

hữu .....................................................................................................................29

2.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản có thủ đoạn

gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu...............................................31

2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt

tài sản có thủ đoạn gian dối trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu..............35

Kết luận Chương 2 ................................................................................................37

KẾT LUẬN............................................................................................................38

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn

Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị buộc tội được coi

là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết

tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật...”. Vì vậy, để có một bản án công minh,

khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật đòi hỏi phải được chứng minh

theo trình tự luật định, trong đó, việc định tội danh mà người bị buộc tội đã thực hiện

được tiến hành ở nhiều giai đoạn trong quá trình TTHS, với sự tham gia của các cơ

quan tiến hành tố tụng là CQĐT, VKSND, TAND trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của mình ở từng giai đoạn tố tụng đó. Định tội danh đúng, chuẩn xác giúp

quá trình tố tụng diễn ra đúng hướng, thuận lợi, nhanh chóng, có sức thuyết phục cao,

được dư luận đồng tình, ủng hộ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội

và những tham gia tố tụng khác, cũng như nâng cao vị thế, uy tín, hiệu lực của các cơ

quan tiến hành tố tụng, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có hành vi CĐTS trong nhóm

các tội XPSH nói chung, tội phạm có hành vi CĐTS có dùng vũ lực, dùng thủ đoạn

gian dối trong các tội XPSH nói riêng (tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội

cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS) ở nước ta diễn

biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng ở một số địa phương, tính chất, mức độ

nguy hiểm ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả xấu cho xã hội, thiệt hại ngày càng

tài sản lớn. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử nghiêm các loại tội phạm này theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, các cơ

quan tiến hành tố tụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, hạn chế, nhất là

trong việc định tội danh, như: định tội danh không chính xác; nhầm lẫn giữa các tội

với nhau (tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS với tội lạm

dụng tín nhiệm CĐTS…)… Nguyên nhân của tình trạng trên là do văn bản hướng

dẫn thi hành các điều luật quy định về các tội nêu trên chưa có hoặc có nhưng chưa

rõ ràng, cụ thể; đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật hình sự (định tội danh) nhận thức

chưa thống nhất về các quy định của pháp luật hình sự đối với hành vi CĐTS trong

nhóm các tội XPSH; việc phối hợp của các cơ quan tiến hành TTHS trong định tội

danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH còn chưa thật sự hiệu quả…

Vì vậy, yêu cầu đặt ra phải khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập

và những hạn chế trong việc định tội danh đối với hành vi CĐTS có dùng vũ lực,

2

dùng thủ đoạn gian dối trong các tội XPSH nói riêng (tội cướp tài sản, tội cưỡng

đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm

CĐTS) để đảm bảo việc xử lý đối với hành vi này được chính xác, khách quan,

nghiêm minh, đúng pháp luật. Từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Định tội

danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu

theo Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài luận văn

Ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học, tác giả nhận thấy chưa có công trình

nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề định tội danh đối với hành vi CĐTS trong

nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề

này cũng đã được đề cập ở nhiều nhóm tài liệu khác nhau, cụ thể:

- Một số giáo trình của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh Vinh (Chủ biên)

(2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân

dân, Hà Nội; (2) Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Hình sự Việt

Nam - Phần Các tội phạm, Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Trường Đại

học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần

Các tội phạm, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, TPHCM; (4) Lê Cảm (Chủ

biên) (2007), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Khoa Luật,

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội… Những giáo

trình nêu trên có đề cập đến dấu hiệu định tội của các tội như: tội cướp tài sản, tội

cướp giật tài sản, tội lừa đảo CĐTS, tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS... Đây là tài liệu

quan trọng để tác giả tham khảo khi nghiên cứu vấn đề dấu hiệu pháp lý của các tội

có hành vi CĐTS trong Luật Hình sự Việt Nam.

- Một số luận văn có liên quan đến vấn đề định tội danh đối với hành vi CĐTS

trong nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam như: (1) Luận văn Thạc sĩ

“Dấu hiệu định tội của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự

Việt Nam” của tác giả Huỳnh Thị Diễm Thúy (2018), Trường Đại học Luật Thành

phố Hồ Chí Minh; (2) Luận văn Thạc sĩ “Dấu hiệu hành hung để tẩu thoát trong các

tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018; (3) Luận văn Thạc sĩ “Dấu

hiệu định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Luật Hình sự Việt Nam” của tác

giá Thái Xuân Trinh (2020) Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh… Các

công trình nghiên cứu này đã đề cấp đến vấn đề dấu hiệu định tội của một số tội danh

3

cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm CĐTS, tội lừa đảo CĐTS hay dấu hiệu định khung

“hành hung để tẩu thoát” trong các tội XPSH. Tuy nhiên, các công trình nêu trên

chưa đề cập đến định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH, song

cũng là tài liệu tham khảo cho tác giả nghiên cứu đề tài luận văn.

- Các sách, bài viết có đề cập đến đến hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH

theo Luật Hình sự Việt Nam có thể kể đến: (1) Sách “Bình luận khoa học Bộ luật

Hình sự năm 2015, Phần thứ hai Các tội phạm, Chương XVI Các tội xâm phạm sở

hữu” của tác giả Đinh Văn Quế, Nhà xuất bản Thông tin và Truyển thông, năm 2017;

(2) Bài viết “Bàn về yếu tố “Chiếm đoạt tài sản trong các tội “lạm dụng tín nhiệm

chiếm đoạt tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”” của tác giả Nguyễn Thị Phương

Thảo đăng trên Tạp chí Kiểm sát, VKSND tối cao số 09 (2012), tr.52-54; (3) Bài viết

“Một số đề xuất hoàn thiện quy định về các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật Hình

sự năm 2015” của tác giả Phạm Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý,

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh số 08 (102), năm 2016, tr.48-55; (4)

Bài viết “Một số vấn đề về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” của tác giả

Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Kiểm sát, VKSND tối cao số 01 (2020), tr.35-44…

Trong các tài liệu nêu trên, các tác giả đều có đề cập đến hành vi CĐTS trong

nhóm các tội XPSH ở nhiều góc độ khác nhau, gắn liền với các XPSH nói chung

hay các tội danh cụ thể trong các tội XPSH… Tuy nhiên, các sách và bài viết nêu

trên chưa nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về định tội danh đối với hành vi

CĐTS có dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối trong các tội XPSH.

Do đó, đề tài luận văn “Định tội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản

trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo Luật Hình sự Việt Nam” là vấn đề vẫn

còn nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, có giá trị lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn

- Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn về định tội danh đối

với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo Luật Hình sự Việt Nam, chỉ ra

một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp góp phần

nâng cao hiệu quả việc định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội

XPSH nhằm hạn chế oan, sai và vi phạm pháp luật trong thực tiễn khởi tố, điều tra,

truy tố, xét xử.

4

- Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

+ Phân tích quy định của BLHS 2015 về hành vi CĐTS trong nhóm các

tội XPSH;

+ Đánh giá thực trạng định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các

tội XPSH, từ đó chỉ ra các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;

+ Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc định tội danh đối

với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn

- Đối tượng nghiên cứu

Định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo quy định

của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn định tội danh đối với hành

vi CĐTS trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu theo quy định của luật hình sự Việt

Nam trên phạm vi cả nước.

+ Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định về định tội

danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH thời gian từ năm 2017 đến

năm 2021.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận

Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, về chính sách hình sự Nhà

nước ta về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các tội XPSH nói riêng

- Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm

làm rõ những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hành vi CĐTS có dùng

vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, cũng như làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong

thực tiễn định tội danh đối với hành vi CĐTS trong nhóm các tội XPSH theo Luật

Hình sự Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!