Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
109
Kích thước
24.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1176

Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo luật hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ DIỄM HUYỀN

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI

CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI

CỐ Ý XÂM PHẠM TÍNH MẠNG CON NGƯỜI

THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học : Ts. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Học viên : Trần Thị Diễm Huyền

Lớp : Cao học luật, Phú Yên Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung luận văn “Định tội danh đối với

hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo Luật hình sự Việt Nam” là kết

quả của quá trình tổng hợp và nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa

học của Tiến sỹ Nguyễn Thị Ánh Hồng. Các bản án, số liệu, trích dẫn trong luận

văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, có nguồn gốc và được trích dẫn theo đúng quy

định của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh. Các kết quả nêu trong luận

văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Nếu có gì không đúng sự thật tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Học Viên

Trần Thị Diễm Huyền

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ luật hình sự BLHS

Cấu thành tội phạm CTTP

Hội đồng Thẩm phán HĐTP

Hội đồng xét xử HĐXX

Tòa án nhân dân TAND

Tòa án nhân dân tối cao TANDTC

Tiến hành tố tụng THTT

Trách nhiệm hình sự TNHS

Viện kiểm sát nhân dân VKSND

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý XÂM PHẠM

TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ KÍCH

ĐỘNG MẠNH ............................................................................................................7

1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý của việc định tội danh đối với tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh....................................................7

1.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.......................................13

1.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với

hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người trong trạng thái tinh thần bị

kích động mạnh ....................................................................................................22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.........................................................................................25

CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý XÂM PHẠM

TÍNH MẠNG CON NGƯỜI TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ.................26

2.1. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với tội làm chết người trong khi

thi hành công vụ...................................................................................................26

2.2. Thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con

người trong khi thi hành công vụ.......................................................................31

2.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc định tội danh đối với

hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người trong khi thi hành công vụ....40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.........................................................................................44

KẾT LUẬN ...............................................................................................................45

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Quyền con người trong đó có quyền được bảo vệ tính mạng luôn là một trong

những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chính sách xã hội - pháp luật của mọi

quốc gia. Theo quy định tại Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 thì “Mọi người có

quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt

tính mạng trái luật”. Như vậy, có thể nói quyền bất khả xâm phạm về thân thể,

được pháp luật bảo hộ về tính mạng là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp

ghi nhận và bảo vệ. Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013, BLHS đã qui định các tội xâm

phạm tính mạng con người và hình phạt tương ứng áp dụng đối với những người

phạm tội. Các qui định của BLHS đã góp phần tích cực trong bảo vệ quyền được

sống, bảo vệ tính mạng con người, góp phần làm ổn định trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc đấu tranh phòng ngừa các

hành vi xâm phạm tính mạng con người của các cơ quan tiến hành tố tụng còn bộc

lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ tính mạng con người. Những

hạn chế đó thể hiện ở việc vẫn còn hiện tượng bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt những hành vi

xâm phạm tính mạng con người, không bị điều tra xử lý, thực tiễn xét xử các vụ án

hình sự cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều vướng mắc trong việc

định tội danh.

BLHS năm 2015 trên cơ sở kế thừa các quy định của BLHS năm 1999 (sửa

đổi, bổ sung năm 2009) quy định các tội xâm phạm tính mạng con người ở các Điều

123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 132, 133. Theo đó, quy định pháp luật

về các tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (tội giết người, tội giết hoặc vứt bỏ con

mới đẻ, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội giết người do

vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ

người phạm tội, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ) có nhiều nội dung còn

chưa thống nhất, không cụ thể, chưa có hướng dẫn thi hành, việc xác định dấu hiệu,

phân biệt các tội còn gặp nhiều vướng mắc và khó xác định gây khó khăn, lúng túng

cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi áp dụng. Thực tiễn áp dụng những quy định

của pháp luật hình sự về các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người còn nhiều bất

cập, vướng mắc trong việc định tội danh như trong trường hợp cố ý xâm phạm tính

mạng con người mà có tình tiết trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoặc yếu tố

công vụ trong trường hợp làm chết người trong khi thi hành công vụ, nhiều vụ án

việc định tội rất phức tạp, dễ dẫn đến xét xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.

2

Quy định của pháp luật hình sự về các tội phạm này còn chưa thống nhất, chưa phù

hợp với thực tiễn.

Vì vậy, để khắc phục những bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp

dụng quy định pháp luật về định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng

con người, qua đó đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong

tình hình mới, nâng cao hiệu quả quá trình điều tra, truy tố, xét xử nói chung và

nâng cao hiệu quả định tội danh thì vấn đề hoàn thiện quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam là điều quan trọng, cần thiết. Vì vậy, học viên đã lựa chọn đề tài:

"Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo Luật Hình

sự Việt Nam" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình nghiên cứu trong nước về đề tài định tội danh đối với hành vi

cố ý xâm phạm tính mạng con người cho đến hiện nay đã có nhiều công trình nghiên

cứu liên quan dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, bài viết tạp chí khoa học,

giáo trình, bình luận khoa học, luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học...

Đây là những tài liệu mang tính chất phổ biến cung cấp những tri thức lý luận cơ bản

nhất liên quan đến đề tài của tác giả. Có thể liệt kê những tài liệu điển hình như sau:

* Các công trình nghiên cứu dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo

trình, bình luận khoa học: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm

(2018) của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần

Các tội phạm, (2013) của Trường Đại học Luật TP.HCM; Giáo trình Luật hình sự

Việt Nam-Phần Các tội phạm (2007) của Lê Cảm (chủ biên); Giáo trình Luật hình

sự Việt Nam- Phần Các tội phạm (2008) của Võ Khánh Vinh (chủ biên); Bình luận

khoa học BLHS, Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) (2002) của Đinh

Văn Quế; Bình luận khoa học BLHS (được sửa đổi, bổ sung) (2012) của Trần Minh

Hưởng; Sách chuyên khảo Định tội danh và quyết định hình phạt (2010) của Võ

Khánh Vinh; “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con

người” (2000) của Trần Văn Luyện;

Những giáo trình, sách chuyên khảo nêu trên có nội dung chủ yếu phân tích

các dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng con người bao gồm dấu hiệu

định tội, định khung hình phạt. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn tham khảo

khi nghiên cứu các dấu hiệu pháp lý định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm

tính mạng con người trong Luật hình sự Việt Nam.

3

* Các bài viết liên quan đến định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm

tính mạng con người có thể kể đến:

- Bài viết “Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức

khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả

Trần Văn Luyện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, năm 2001;

- Bài viết “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của

con người – so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, tác giả Nguyễn

Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học số 1, năm 2001;

- Bài viết “Phân biệt tội giết người với một số tội phạm khác xâm phạm tính

mạng con người”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí TAND tối cao, Số 2 và 4,

năm 2003;

- Bài viết “Vấn đề thi hành công vụ và chế định phòng vệ chính đáng trong

Luật hình sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí Luật học số 02/2012.

Các bài viết trên có ý nghĩa quan trọng trong việc làm rõ các dấu hiệu pháp lý

của các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người trong một số trường hợp cụ thể.

* Các công trình nghiên cứu thể hiện thông qua hệ thống các luận án tiến sĩ,

luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài nghiên cứu điển hình có:

- Luận văn cao học: “Các tội xâm phạm tính mạng con người trong Luật hình

sự Việt Nam (2008) của Trần Nhủ Khuyên;

- Luận văn cao học: “Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Luật

hình sự Việt Nam (trên cơ sở các số liệu xét xử của Toà án tỉnh Bình Dương)”

(2013) của Đoàn Văn Lâm;

- Luận văn cao học: “Các tội phạm xâm phạm tính mạng con người trong

Quốc triều Hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam” (2014) của Vũ

Gia Hân;

- Luận văn cao học: “Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng

con người theo pháp luật hiện hành (2011) của Trần Nhật Linh;

- Luận văn cao học: “Các tội cố ý xâm phạm tính mạng con người trong

pháp luật hình sự Việt Nam (2016) của Hoàng Tiến Minh .

- Luận văn cao học: “Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động

mạnh theo Luật hình sự Việt Nam” (2015) của Nguyễn Thị Thùy Linh

- Luận văn cao học: "Định tội danh đối với tội giết người theo luật hình sự

Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Đà Nẵng)” (2016) của

Ngô Văn Dinh.

4

- Luận văn cao học: “Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật

hình sự Việt Nam” (2012) của Nguyễn Anh Thu.

Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài: Do đề tài nghiên cứu về thực

tiễn định tội danh các tội phạm cố ý xâm phạm tính mạng con người theo BLHS

năm 2015 nên tác giả chưa tìm thấy các công trình của nước ngoài.

Nhìn chung, các đề tài, công trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu về các tội

cố ý xâm phạm tính mạng con người ở các góc độ khác nhau và đều đã có những

đóng góp nhất định. Các công trình khoa học trên đã nghiên cứu về định tội danh

nói chung như khái niệm, các đặc điểm, các bước trong quá trình định tội danh, định

tội danh theo các yếu tố cấu thành tội phạm cũng như định tội danh trong các trường

hợp đặc biệt. Đồng thời cũng có các công trình nghiên cứu về định tội danh dối với

các tội xâm phạm tính mạng con người, phân tích những vấn đề lý luận về tội danh,

dấu hiệu pháp lý của các tội có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người, trong

đó có tội giết người, tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội

làm chết người trong khi thi hành công vụ…Kết quả khoa học của các công trình

nghiên cứu được tác giả tiếp thu, kế thừa. Tuy nhiên, có thể nói dưới hình thức luận

văn thạc sỹ, hiện chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn

diện về việc định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người

nhằm chỉ ra những bất cập còn tồn tại của BLHS nhằm đưa ra ý kiến đề xuất góp

phần hoàn thiện BLHS. Vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Định tội danh đối với

hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người theo luật Hình sự Việt Nam” theo định

hướng ứng dụng về tổng thể không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công

bố trong nước trong những năm gần đây liên quan đến đề tài là hoàn toàn cần thiết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích nghiên cứu: Mục đích của luận văn là qua phân tích các quy định

của luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật về định tội danh đối với hành vi cố ý

xâm phạm tính mạng con người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và

trong khi thi hành công vụ, tác giả đánh giá thực trạng cũng như những vướng mắc,

bất cập của pháp luật hiện hành và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy

định trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao chất lượng định tội danh đối với hành

vi cố ý xâm phạm tính mạng con người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

và trong khi thi hành công vụ.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn xác

định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:

5

+ Phân tích những quy định của BLHS về định tội danh đối với tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và tội làm chết người trong khi thi

hành công vụ.

+ Thực tiễn định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con

người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và trong khi thi hành công vụ.

+ Đưa các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả định tội danh đối với hành vi cố

ý xâm phạm tính mạng con người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và

trong khi thi hành công vụ.

4. Giới hạn phạm vi, đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy

định của BLHS về định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con

người trên phạm vi cả nước.

Tuy nhiên, hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người được quy định trong

nhiều tội danh. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả chỉ tập trung

nghiên cứu hai trường hợp: định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng

con người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và hành vi cố ý xâm phạm

tính mạng con người trong khi thi hành công vụ.

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định của BLHS về các tội

cố ý xâm phạm tính mạng con người, cụ thể quy định của BLHS về tội giết người

trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, tội làm chết người trong khi thi hành

công vụ và thực tiễn áp dụng về định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm tính

mạng con người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và trong khi thi hành

công vụ.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:

Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê

nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về hình sự, về đấu tranh chống các tội cố ý

xâm phạm tính mạng con người.

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ

thể sau:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp được sử dụng xuyên

suốt toàn bộ luận văn, qua đó phân tích quy định của pháp luật hình sự về các vấn

đề liên quan đến hoạt động định tội danh tại BLHS hiện hành và các văn bản pháp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!