Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật Hình sự Việt Nam
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
20.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1827

Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật Hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN QUẢN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn

Học viên: Nguyễn Văn Quản

Lớp: Cao học Luật, khóa I – Bình Thuận

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ

Luật học: “Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt

tài sản theo luật hình sự Việt Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với

các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn

đã được ghi rõ nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi

dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phan Anh Tuấn.

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự cam đoan này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Quản

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự

BLDS : Bộ luật dân sự

TAND : Tòa án nhân dân

VKS : Viện kiểm sát

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1

CHƯƠNG 1. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LỢI DỤNG, CHỨC VỤ

QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG NHÓM TỘI VỀ CHỨC VỤ .

..................................................................................................................................7

1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ .................................................................7

1.2. Những vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ ..........13

1.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ,

quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm về chức vụ ............................24

Kết luận Chương 1 ................................................................................................29

CHƯƠNG 2. ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI LỢI DỤNG, CHỨC VỤ

QUYỀN HẠN CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ

HỮU .......................................................................................................................30

2.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm

đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu .............................................................30

2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn định tội danh khi áp dụng dấu hiệu lợi

dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các tội xâm phạm sở hữu.

...................................................................................................................................................32

2.3. Giải pháp nhằm định tội danh đúng khi áp dụng dấu hiệu “lợi dụng

chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” trong các tội xâm phạm sở hữu .......36

Kết luận Chương 2 ................................................................................................38

KẾT LUẬN............................................................................................................39

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Định tội danh là hoạt động áp dụng pháp luật thường xuyên của cơ quan

Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án để cụ thể hoá các quy phạm pháp luật hình sự

trừu tượng vào đời sống thực tế. Định tội danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm cũng như góp phần thực hiện chính

sách hình sự của Nhà nước. Định tội danh đúng là cơ sở để quyết định hình phạt

đối với người phạm tội, đồng thời nó cũng là cơ sở để áp dụng các quy định của

pháp luật tố tụng hình sự như việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp

cưỡng chế; áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự như trách

nhiệm bồi thường thiệt hại...

Trong những năm gần đây, các tội phạm về tham nhũng nói chung cũng như

các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản diễn ra khá phổ biến,

không chỉ tăng về số lượng mà quy mô, tính chất, độ phức tạp cũng gia tăng. Do sự

phát triển của kinh tế thị trường và sự phát triển bùng nổ về khoa học công nghệ,

nên đã nảy sinh nhiều dạng hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

phi truyền thống, làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng khó nhận diện, lúng túng

trong việc định tội danh. Quan điểm, nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng

không thống nhất làm cho vụ án bị kéo dài như phải nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu

điều tra bổ sung. Ngay trong cùng hệ thống cơ quan thì giữa cấp trên với cấp dưới

cũng còn nhiều trường hợp nhận thức không thống nhất nên án bị hủy, sửa nhiều

lần; cá biệt cũng có trường hợp bỏ lọt tội phạm do không định được tội danh cụ thể

nên các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất không xử lý hình sự.

Để định tội danh chính xác đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn

chiếm đoạt tài sản thì không chỉ dựa vào các quy định của Bộ luật hình sự mà còn

phải dựa vào vào các văn bản khác có liên quan để xác định nhiệm vụ, quyền hạn

cụ thể của người có chức vụ quyền hạn; các quy định về tài sản là đối tượng tác

động của nhóm hành vi này. Tuy nhiên các quy định này hiện cũng chưa đồng bộ và

thống nhất nên trên thực tiễn đã gặp nhiều vướng mắc trong định tội danh giữa các

tội có ranh giới khó phân biệt, tranh chấp về tội danh như giữa các tội lừa đảo, lạm

dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (có tình tiết định khung tăng nặng là lợi dụng

chức vụ quyền hạn) với tội tham ô hay tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt

2

tài sản; giữa các tội có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn cộng với hành vi chiếm

đoạt tài sản với các tội cũng có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn nhưng không có

hành vi chiếm đoạt tài sản như giữa tội tham ô với tội lập quỹ trái phép, tội lợi dụng

chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội sử dụng trái phép tài sản (tình tiết

định khung tăng nặng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn)...

Trong Bộ luật hình sự 2015, khái niệm người có chức vụ, quyền hạn đã thay

đổi so với Bộ luật hình sự 1999, theo hướng mở rộng đối tượng là người có chức

vụ, quyền hạn trong cả lĩnh kinh tế tư nhân, do vậy, cũng cần phải có sự nhận thức

mới để áp dụng pháp luật cho đúng.

Xuất phát từ thực tiễn và các quy định mới của pháp luật như trên, nên học

viên đã lựa chọn đề tài “Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn Thạc sỹ

Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài "Định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản theo Luật hình sự Việt Nam" có nhiều công trình nghiên cứu,

có thể kể đến:

- Nhóm thứ nhất, các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo luật như:

(1) Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật hình sự Việt

Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (2)

Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các

tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; (3) Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012),

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội; (4) Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các

tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà

Nội; ... Các giáo trình này cung những kiến thức lý luận và quy định về các tội

phạm có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản -làm cơ sở tham

khảo cho luận văn nghiên cứu định tội danh giữa các tội này.

- Nhóm thứ hai, các sách chuyên khảo liên quan đến đề tài như: (1) Võ

Khánh Vinh (2013) Lý luận chung về định tội danh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội;

(2) Dương Tuyết Miên (2007), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Công

an nhân dân, Hà Nội; (3)

3

Phạm Tuấn Bình (2003), Tìm hiểu các tội phạm về chức vụ, NXB Lao động,

Hà Nội; (4) Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự phần các tội

phạm- Các tội phạm về chức vụ, Tập 5, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố

Hồ Chí Minh; (6) Đinh Văn Quế (2019), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015.

Phần thứ hai, Các tội phạm. Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con

người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XXII: Các tội phạm về chức vụ,

NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội ... Các sách chuyên khảo này giúp cho

việc nghiên cứu lý luận về định tội danh và quy định về các tội phạm có dấu hiệu

lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản đầy đủ và chính xác hơn.

- Nhóm thứ ba, các Luận văn Thạc sỹ liên quan đến đề tài có thể kể đến như:

(1) Nguyễn Văn Sơn (2004), Vấn đề lợi dụng chức vụ quyền hạn phạm tội trong

luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh; (2) Tôn Trung Tuấn (2014), Định tội danh tham ô tài sản theo luật hình sự

Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; (3)

Nguyễn Thị Thúy (2019), Tội tham ô tài sản theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh ... Các luận văn này là tài

liệu quan trọng cho tác giả tham khảo để có cách tiếp vận vấn đề định tội danh đối

với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản cũng như gợi ý một số

hướng nghiên cứu của luận văn.

- Nhóm thứ tư, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về luật có liên

quan đến đề tài như: (1) Trần Văn Độ (1993), “Vấn đề lợi dụng chức vụ, quyền hạn

để phạm tội, Nhà nước và Pháp luật, Số 83, tr.28-31; (2) Võ Khánh Vinh (1996), “

Khái niệm người có chức vụ quyền hạn trong luật hình sự Việt Nam”, Nhà nước và

Pháp luật, Số 98, tr.36-43; (3) Nguyễn Ngọc Chí (1997), “Yếu tố chức vụ, quyền

hạn trong các tội xâm phạm sở hữu”, Nhà nước và Pháp luật, Số 115, tr.22-28; (4)

Nguyễn Duy Giảng (2006), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội lợi dụng chức

vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, Kiểm sát, Số 22, tr.51-54; (5) Trương Bá

Hùng (2006), Bàn về việc định tội tham ô tài sản trong giai đoạn hiện nay, Kiểm

sát, Số 22, tr.38-43; (6) Ngô Minh Hưng (2007), “Đồng phạm trong tội tham ô tài

sản, cũng phải là người có chức vụ, quyền hạn”, Tòa án nhân dân, Số 9, tr.42-44;

(7) Đỗ Đức Hồng Hà (2017), “Bình luận về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây

ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, Kiểm sát, Số 22, tr. 42 – 49; (8) Lò Thị

Việt Hà (2017), “Về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy

4

định tại Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015”, Tòa án nhân dân, Số 22, tr. 09 - 14,

48; (9) Nguyễn Xuân Yêm (2017), “Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị

tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn; Tội lợi dụng chức vụ,

quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật; Tội quy phạm quy định về giam giữ

trong Bộ luật hình sự năm 2015”, Kiểm sát, Số 23, tr. 17 – 22; (10) Lò Thị Việt Hà

(2018), “Bình luận Điều 365 Bộ luật hình sự năm 2015 về tội lạm dụng chức vụ,

quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, Tòa án nhân dân, Số 5, tr. 1 – 2; ... Các bài viết nêu

trên nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ở nhiều khía cạnh khác nhau giúp gợi

ý cho tác giả những vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn để tiếp tục nghiên

cứu trong luận văn.

Tuy có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có liên quan đến

định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản nhưng

các công trình này phần lớn mang tính chất lý luận, chưa cập nhật các vướng mắc từ

thực tiễn để giải quyết các vướng mắc này, do các công trình nghiên cứu này đã viết

từ các năm trước đây nên chưa phản ánh được các thay đổi quy định về các tội

phạm của Bộ luật hình sự 2015 so với các Bộ luật hình sự trước đây những. Đặc

biệt là, chưa đưa ra các tiêu chí rõ ràng để phân biệt trong các trường hợp có tranh

chấp về định tội danh theo quy định của BLHS năm 2015. Do vậy, đề tài “Định tội

danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” còn nhiều

vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và có ý nghĩa thực tiễn ở thời điểm hiện nay.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu quy định về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

chiếm đoạt tài sản trong các tội phạm của BLHS năm 2015, cũng như phân tích,

đánh giá các vụ án thực tiễn để làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn

định tội danh đối với hành vi đó, luận văn đưa ra một số giải pháp để định tội danh

đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

- Phân tích các quy định của pháp luật về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền

hạn chiếm đoạt tài sản

5

- Phân tích, đánh thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức vụ,

quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, qua đó chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc

định tội danh đối với hành vi này và nguyên nhân của những vướng mắc, hạn chế đó.

- Từ những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng nên trên, đưa ra các giải

pháp góp phần định tội danh đúng đối với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

chiếm đoạt tài sản.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là định tội danh đối với hành vi lợi dụng

chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu định tội danh đối với hành vi lợi dụng chức

vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản chủ yếu ở các Chương các tội xâm phạm sở hữu và

các tội phạm về chức vụ theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Đề tài này không nghiên cứu đối với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm

đoạt một số tài sản có tính năng đặc biệt như các chất ma túy, tàu bay, tàu thủy...

+ Về không gian: đề tài luận văn nghiên cứu định tội danh đối với hành vi lợi

dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trên phạm vi cả nước.

+ Về thời gian: nghiên cứu thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng

chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong các vụ án từ năm 2015 đến năm 2020.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và

Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Luận văn nhằm làm

rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn định tội danh đối với hành vi lợi dụng

chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự Việt Nam.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!