Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người trong chương XII của bộ luật hình sự năm 1999
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHẠM VĂN TỈNH
ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ Ý XÂM PHẠM
SỨC KHỎE CỦA CON NGƢỜI TRONG CHƢƠNG XII CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự - Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Tiến sĩ: TRẦN THỊ QUANG VINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn “Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm
phạm sức khỏe của con người trong Chương XII của Bộ luật hình sự năm
1999” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của
Ts. Trần Thị Quang Vinh, nội dung được trình bày là trung thực. Tác giả chịu
trách nhiệm với công trình nghiên cứu của mình.
NGƢỜI CAM ĐOAN
Phạm Văn Tỉnh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BLHS : Bộ luật hình sự
- BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI
VỚI HÀNH VI CỐ Ý XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƢỜI
........................................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm, chủ thể và ý nghĩa của định tội danh ................................ 7
1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 7
1.1.2. Chủ thể định tội danh ...................................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của việc định tội danh ..................................................... 15
1.2. Cấu thành tội phạm - Cơ sở pháp lý của định tội danh .................... 16
1.2.1. Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính
chất đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ
luật hình sự ....................................................................................... 16
1.2.2. Cấu thành tội phạm là mô hình pháp lý của tội phạm .................. 27
1.3. Khái niệm và các đặc trƣng pháp lý của các tội cố ý xâm phạm
sức khỏe của con ngƣời theo Bộ luật hình sự năm 1999 ........................... 31
1.3.1. Khái niệm các tội cố ý xâm phạm sức khỏe của con người ............ 31
1.3.2. Những dấu hiệu pháp lý của các tội cố ý xâm phạm sức khỏe ....... 35
1.4. Phân biệt tội phạm ................................................................................ 40
1.4.1. Phân biệt giữa các tội phạm trong nhóm các tội cố ý xâm phạm
sức khỏe của người khác................................................................... 40
1.4.1.1. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác (Điều 104 BLHS) với Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105
BLHS) ................................................................................ 40
1.4.1.2. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác (Điều 104 BLHS) với Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 BLHS.......... 41
1.4.1.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của
người khác (Điều 104 BLHS) với tội gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ (Điều 107 BLHS) ........................................ 42
1.4.2. Phân biệt tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS) với tội giết
người trong trường hợp giết người chưa đạt (Điều 93 BLHS)......... 43
1.4.3. Phân biệt tội cố ý gây thương tích dẫn chết người (Điều 104
BLHS) với tội giết người (Điều 93 BLHS) (trong trường hợp tội
phạm hoàn thành) ............................................................................ 44
Chƣơng 2. THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH ĐỐI VỚI HÀNH VI CỐ
Ý XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA CON NGƢỜI TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ........................ 46
2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong định tội danh các tội
cố ý xâm phạm sức khỏe của con ngƣời ..................................................... 46
2.1.1. Xác định các dấu hiệu pháp lý của các tội cố ý xâm phạm sức
khỏe trong điều tra, truy tố và xét xử ............................................................. 46
2.1.1.1. Xác định khách thể và đối tượng tác động của các tội
cố ý xâm phạm sức khỏe trong thực tiễn định tội danh ..... 46
2.1.1.2. Xác định các dấu hiệu khách quan của tội phạm trong
thực tiễn định tội danh ....................................................... 49
2.1.1.3. Xác định các dấu hiệu chủ quan của tội phạm trong
thực tiễn định tội danh........................................................ 65
2.1.1.4. Xác định chủ thể của tội phạm trong thực tiễn định tội
danh ................................................................................... 70
2.1.2. Xác định các tình tiết quy định tại điểm a đến điểm k khoản 1
Điều 104 BLHS và các tình tiết định khung tăng nặng khác ........... 70
2.1.3. Đánh giá tổng quan thực tiễn định tội danh đối với hành vi xâm
phạm sức khỏe của con người .......................................................... 81
2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh đối
với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con ngƣời ................................. 86
2.2.1. Vấn đề hoàn thiện quy định của BLHS 1999 về các tội cố ý gây
thương tích và vấn đề giải thích pháp luật ...................................... 86
2.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động định tội danh trong
thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ...................................................... 90
KẾT LUẬN ................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Định tội danh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn
áp dụng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Định tội danh cũng là
kết luận về sự phù hợp giữa trường hợp phạm tội cụ thể đang được xem xét
với khái niệm về loại tội được quy định trong pháp luật hình sự.
Trong điều tra, truy tố, xét xử định tội danh cũng là việc xem xét, đánh
giá, phân loại hành vi xâm hại các quan hệ xã hội, hành vi cấu thành tội phạm
hay hành vi không cấu thành tội phạm, để phân biệt từng hành vi cấu thành
tội phạm nào do luật hình sự quy định. Từ đó có sự lựa chọn, xác định đúng
tội danh đối với từng hành vi vi phạm pháp luật, góp phần quan trọng trong
việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, không làm
oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
Mặt khác định tội danh đúng là cơ sở cho việc xác định trách nhiệm
hình sự và cá thể hoá hình phạt đúng pháp luật. Định tội danh đúng sẽ bảo
đảm nguyên tắc pháp chế, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc
nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Định tội danh đúng là một trong những cơ sở áp
dụng chính xác các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn
chặn, về thẩm quyền điều tra, truy tố và xét xử qua đó góp phần hữu hiệu cho
việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước, của
các tổ chức chính trị xã hội và cũng nhằm phòng, chống tội phạm trong lĩnh
vực tư pháp hình sự.
Định tội danh có ý nghĩa xem xét các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm
cho xã hội và là sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội do người thực hiện hành vi phạm tội gây ra.
Nguyên nhân dẫn đến vấn đề oan, sai, bỏ lọt tội phạm trong thực tế một
phần xuất phát từ việc định tội danh không đúng, không phù hợp giữa hành vi
phạm tội so với các quy định của pháp luật hình sự, từ đó làm ảnh hưởng xấu
đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật hình sự quy
định và bảo vệ, mà còn làm giảm uy tín của cơ quan tư pháp, vi phạm pháp
chế xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng, chống tội
2
phạm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự, định nghĩa về tội
phạm. Trong đó tính mạng, sức khỏe là một trong những khách thể được pháp
luật hình sự bảo vệ và quy định tại Chương XII của Bộ luật hình sự. Trong
cấu thành tội phạm đối với các hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của người
khác do trong đó có một số đặc điểm giống nhau hoặc tương tự nhau so với
cấu thành tội phạm ở các quy phạm pháp luật khác mà Bộ luật hình sự quy
định cùng Chương XII, không những dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến định tội danh
trong các hành vi này là một vấn đề còn nhiều vướng mắc và lúng túng do còn
nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu khác nhau, tranh luận đánh giá khác nhau
trong việc định tội danh trong Chương XII nói chung và hành vi cố ý xâm
phạm sức khỏe của con người nói riêng. Vì vậy, trong lý luận và thực tiễn cần
tiếp tục nghiên cứu, phân tích những sai sót, vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật, trên cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
định tội nói chung và định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe
của con người nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong hoạt động điều
tra, truy tố, xét xử trong thực tế, cũng nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Định tội danh đối với
hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người trong Chương XII của Bộ luật
hình sự năm 1999” làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Định tội danh là một lĩnh vực trong luật hình sự đã có nhiều công trình
khoa học và đề tài nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như: Công trình nghiên
cứu “Chế định nhiều tội những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Lê
Văn Đệ, nghiên cứu về Định tội danh đối với trường hợp nhiều tội phạm,
phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Các đề tài nghiên cứu luận
văn thạc sĩ như: Luận văn cao học “Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm
phạm tính mạng của con người theo pháp luật hình sự hiện hành” của tác giả
Trần Nhật Linh, đã giải quyết nội dung đối với các hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng của con người; Luận văn cao học “Định tội danh các tội xâm phạm
3
sỡ hữu có tính chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm 1999” của tác giả Đỗ
Ngọc Lợi, đã giải quyết nội dung các hành vi xâm phạm sở hữu; Luận văn
cao học “Định tội danh đối với hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản trong Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Huỳnh
Nguyễn Thanh Trúc, đã giải quyết nội dụng đối với hành vi dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Luận văn cao học
“Định tội danh đối với tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có theo Luật hình sự Việt Nam” của tác giả Lê Minh Phước, đã
giải quyết nội dung đối với hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người
khác phạm tội mà có; Luận văn cao học “Các tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại sức khỏe người khác những vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác
giả Lê Văn Quang (2009), đã giải quyết nội dụng đối với các dấu hiệu tội
phạm của từng tội danh cụ thể của nhóm tội cố ý gây thương tích theo Bộ luật
hình sự quy định. Luận văn cử nhân “Định tội danh đối với các tội giết người
lý luận và thực tiễn” của tác giả Trần Thị Như Đông, đã giải quyết nội dung
những hạn chế, bất cập trong việc định tội danh đối với các tội danh giết
người cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự; Luận văn cử nhân “Định tội
danh đối với các tội về tham nhũng theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Xuân Việt, đã giải quyết việc xác định các dấu hiệu đặc trưng của các
tội về tham nhũng; Luận văn cử nhân “ Định tội danh đối với hành vi xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Bộ luật hình sự 1999” của tác giả Đoàn
Trần Diễm My, đã giải quyết việc xác định các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp; Một số khó khăn vướng mắc trong việc áp dụng Điều 104
Bộ luật hình sự “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác” của Tiến sĩ Trần Văn Hưởng, Tạp chí kiểm sát, số 10 tháng
5/2011; và các bài viết về định tội danh trên tạp chí. Tuy nhiên các luận văn
và các bài viết trên nghiên cứu về lý luận và thực tiễn đối với các hành vi xâm
phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng (Điều 250 BLHS) và về tham nhũng. Đối với hành vi cố ý xâm
phạm sức khỏe của con người chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy
đủ đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe. Do vậy, tác giả tiếp tục nghiên
4
cứu về “Định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người
trong Chương XII của Bộ luật hình sự năm 1999” có nội dung khác và mới so
với các nghiên cứu nêu trên với nội dung nghiên cứu theo lý luận định tội các
hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe là điều cần thiết và có ý nghĩa góp một phần
vào việc hoàn thiện về mặt lý luận để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc
điều tra, truy tố, xét xử trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu là trên cơ sở phát hiện những bất cập
trong quy định của pháp luật về các tội cố ý gây thương tích, những vướng
mắc, khó khăn trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử nhằm đưa ra đề xuất
những giải pháp hoàn thiện những bất cập trong quy định của Bộ luật hình sự
năm 1999 và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của các chủ thể tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về
các tội cố ý gây thương tích.
- Đối tượng nghiên cứu
Quy định của PLHS hiện hành về các tội cố ý gây thương tích và thực
tiễn định tội danh đối với các hành vi cố ý gây thương tích.
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của
con người trong Chương XII của Bộ luật hình sự năm 1999, đặc biệt nghiên
cứu so sánh hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người với các hành vi
khác có dấu hiệu đặc trưng tương tự về quy phạm pháp luật so với hành vi cố
ý xâm phạm sức khỏe, cụ thể các hành vi cố ý có liên quan đó là so sánh hành
vi cố ý xâm phạm sức khỏe với hành vi cố ý xâm phạm tính mạng con người
được quy định trong Chương XII của Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời
cũng đề cập một số vấn đề có liên quan đến các quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan chức năng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu để đạt được mục đích nêu trên, tác giả tập trung
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
5
+ Nhận thức những vấn đề chung thuộc mặt lý luận cơ bản về định tội
danh đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người theo Luật hình
sự 1999;
+ Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về hành vi cố ý xâm
phạm sức khỏe của con người, trên cơ sở các nguyên tắc, các đặc điểm, các
quy định của Bộ luật hình sự hiện hành;
+ Nghiên cứu trên thực tiễn các bản án do Tòa án nhân dân tỉnh Bến
Tre, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tòa án nhân dân tỉnh Long An, Tòa án
nhân dân tỉnh Đồng Nai đã xét xử từ năm 2004 đến 2011 đối với các tội cố ý
gây thương tích và qua các vụ án được viết trên tạp chí, các báo cáo rút kinh
nghiệm để so sánh đánh giá giữa thực trạng và lý luận trên cơ sở đó tìm ra
những bất cập vướng mắc và nguyên nhân dẫn đến những bất cập, vướng
mắc, từ đó có đề xuất, kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định của Bộ
luật hình sự nhằm nâng cao hiệu quả định tội danh trong thực tiễn.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về
chính sách hình sự, cải cách tư pháp.
Phương pháp cụ thể phối hợp nhiều phương pháp khoa học, tác giả sử
dụng phương pháp nghiên cứu: phân tích, so sánh, tổng hợp; tham khảo
chuyên gia, nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động định tội danh đối với
hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người để làm rõ nội dung đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực
tiễn. Luận văn góp phần vào nhận thức chung về định tội danh và nhận thức
về định tội đối với hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người nói riêng
trong khoa học luật Hình sự Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu tổng hợp các vướng mắc trong thực tế đối với hành
vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con người, nhằm tìm đến cái chung trong lý
luận và thực tiễn định tội góp phần đảm bảo hoạt động định tội được chính
xác, đúng luật định.