Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự 1999
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỖ NGỌC LỢI
ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU
CÓ TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT
THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật hình sự. Mã số: 60.38.40
Người hướng dẫn khoa học:TS.Trần Thị Quang Vinh
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài: “Định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt
theo Bộ luật hình sự 1999” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi và dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Thị Quang Vinh. Tôi cam đoan danh dự về công trình
khoa học này.
Người viết
Đỗ Ngọc Lợi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTTP: Cấu thành tội phạm.
BLHS: Bộ luật hình sự.
PLXLVPHC: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
TNHS: Trách nhiệm hình sự.
MỤC LỤC
Phần mở đầu........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
TÍNH CHẤT CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999 ................................. 7
1.1. L uận chung v định t i danh ............................................................................7
hái ni m các loại v n h a c a định tội danh................................................. 7
2 Cấu th nh tội phạm – cơ sở pháp l c a định tội danh................................... 15
1. . h i niệm v c c đ c trưng ph p c a c c t i m ph m sở hữu c t nh
chất chi m đo t............................................................................................................24
1.2.1 hái ni m ............................................................................................................24
2 2 Các đặc trưn pháp l c a các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt . 26
1.3. Ph n biệt c c t i m ph m sở hữu c t nh chất chi m đo t với m t số t i
ph m kh c ........................................................................................................... 37
3 Phân bi t các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các tội xâm
phạm sở hữu khác .........................................................................................................37
3 2 Phân bi t các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các tội phạm có
tính chất chiếm đoạt khác .............................................................................................40
CHƯƠNG : THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ
CHẤT CHIẾM ĐOẠT THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999................................................ 44
2.1. X c định c c dấu hiệu ph p c a c c t i m ph m sở hữu c t nh chất
chi m đo t trong thực tiễn đi u tra, truy tố v ét ử......................................... 44
2 Xác định khách thể v đối tượn tác độn c a các tội xâm phạm sở hữu có tính
chất chiếm đoạt tron thực tiễn điều tra truy tố v xét xử...........................................44
2 2 Xác định các dấu hi u khách quan c a các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt tron thực tiễn điều tra truy tố v xét xử................................................... 48
2 3 Xác định các dấu hi u ch quan c a các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt tron thực tiễn điều tra truy tố v xét xử...................................................63
2 4 Xác định ch thể c a các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tron
thực tiễn điều tra truy tố v xét xử ...............................................................................67
. . M t số vấn đ trong việc định t i danh đối với c c t i m ph m sở hữu c
tính chất chi m đo t ............................................................................................ 74
2 2 Vấn đề chuyển hóa từ các hình thức chiếm đoạt san cướp t i sản...................74
2 2 2 Vấn đề tổn hợp tội phạm............................................................................. 78
.3. Đ nh gi tổng quan thực tiễn định t i danh c c t i m ph m sở hữu c t nh
chất chi m đo t t i sản ........................................................................................ 80
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GI I PHÁP NÂNG CAO HIỆU QU
C A HOẠT ĐỘNG ĐỊNH TỘI DANH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU CÓ TÍNH
CHẤT CHIẾM ĐOẠT .......................................................................................................... 83
3.1. Ho n thiện ph p uật..................................................................................... 83
3. . Giải ph p n ng cao hiệu quả c a ho t đ ng định t i danh trong thực tiễn
đi u tra, truy tố v ét ử .................................................................................... 86
3.2.1. Giải pháp về iải thích pháp luật........................................................................86
3 2 2 Các iải pháp khắc phục tình trạn hình sự hóa các iao dịch dân sự kinh tế.89
t uận .............................................................................................................. 91
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. L do chọn đ t i
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, cùng
với việc hoàn thiện Bộ luật hình sự nước ta thì vấn đề nghiên về lý luận và thực
tiễn định tội danh là một trong nhiều hướng cơ bản và cần thiết của khoa học về
lĩnh vực tư pháp hình sự. Bởi lẽ, việc định tội danh đúng là cơ sở cho chúng ta
phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt một cách công minh, có
căn cứ và đúng pháp luật. Đồng thời áp dụng chính xác các quy định của Bộ luật
hình sự về các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hình phạt, tái
phạm, quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, án treo và việc áp
dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu định tội danh sai thì sẽ dẫn
đến hàng loạt hậu quả pháp lý như không đảm bảo tính công minh của quyết
định hình phạt, truy cứu trách nhiệm hình sự người vô tội, bỏ lọt hành vi phạm
tội, thậm chí xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân…
Qua thực tiễn điều tra, truy tố xét xử các vụ án hình sự, thấy rằng các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
phạm tội ở nước ta hiện nay. Theo khảo sát của những nhà nghiên cứu, nhà
thống kê hàng năm có khoảng 60% số tội phạm xảy ra ở nước ta là các tội xâm
phạm sở hữu, còn trong các tội xâm phạm sở hữu thì chủ yếu trên 81% là các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Chẳng hạn, theo thống kê của Phòng
thống kê tội phạm Viện Kiểm Sát nhân dân tỉnh Long an năm 2010, các cơ quan
tiến hành tố tụng đã khởi tố mới tổng cộng là 1089 vụ/1636 bị can, trong đó: các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người là 230
vụ/323 bị can (chiếm tỷ lệ 21,12%); các tội xâm phạm sở hữu là 567 vụ/721 bị
can (chiếm tỷ lệ 52, 06%); các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng là 231 vụ/480 bị can (chiếm tỷ lệ 21,21%); còn lại các nhóm tội khác chỉ
chiếm tỷ lệ 5,61%. Trong tổng số 567 vụ/721 bị can của các tội xâm phạm sở
hữu thì các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt lại chiếm 543 vụ/690 bị
can (chiếm tỷ lệ 95,76%), trong đó: tội cướp tài sản chiếm 33 vụ/93 bị can; tội
2
cưỡng đoạt tài sản chiếm 10 vụ/18 bị can; tội cướp giật tài sản chiếm 48 vụ/73 bị
can; tội trộm cắp tài sản chiếm 396 vụ/434 bị can...Số liệu trên cho thấy, cơ cấu
tội phạm các tội xâm phạm sở hữu luôn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt. Do đó, hoạt động áp dụng pháp luật hình
sự của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng để tiến hành định
tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là diễn ra thường
xuyên, liên tục... trước tình hình tội phạm diễn biến, phức tạp.
Tuy nhiên, thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cũng cho
thấy các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thường mắc phải
những sai lầm nghiêm trọng khi xác định tội danh đối với các tội xâm phạm sở
hữu có tính chất chiếm đoạt, dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý như: định tội danh
sai; làm oan người vô tội; bỏ lọt tội phạm; quyết định hình phạt không chính xác;
xâm phạm đến quyền con người, quyền của bị can, bị cáo và các hậu quả pháp lý
khác mà bị can, bị cáo phải gánh chịu như: xác định tái phạm, tái phạm nguy
hiểm, tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thời hạn xóa án tích...Những
sai lầm nghiêm trọng khi xác định tội danh đối với các tội xâm phạm sở hữu có
tính chất chiếm đoạt do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan do quy định của pháp luật hình sự còn
nhiều bất cập, vướng mắc như: phân biệt cấu thành tội phạm giữa các tội danh
cụ thể, với các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự liên quan đến tài
sản, mặt khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm...Nguyên nhân
chủ quan do các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng không
khách quan, thiếu kỹ năng định tội danh, không có tinh thần trách nhiệm và đạo
đức nghề nghiệp khi tiến hành xác định tội danh.
Những phân tích trên lý giải cho việc tại sao tôi chọn đề tài “Định tội danh
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt theo Bộ luật hình sự năm
1999” cho luận văn thạc sĩ của mình.
. Tình hình nghiên cứu
3
Trong khoa học pháp lý hình sự nước ta đã có nhiều công trình, sách
chuyên khảo nghiên cứu về lý luận định tội như: “Giáo trình l luận định tội”,
Đại học Huế của tác giả Võ Khánh Vinh; “Định tội danh: L luận hướn dẫn
mẫu v 350 b i thực h nh”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2004 của
PGS.TSKH Lê Cảm và Trịnh Quốc Toản; “Định tội danh v quyết định hình
phạt tron Luật hình sự Vi t Nam”, NXB Công an nhân dân, 2004 của TS. Lê
Văn Đệ; “Chế định nhiều tội phạm – Nhữn vấn đề l luận v thực tiễn”, NXB
Chính trị quốc gia, 2003 của TS. Lê Văn Đệ; “Tội phạm v cấu th nh tội phạm”,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội 2008 của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa; “Định tội
danh v quyết định hình phạt”, NXB Công an nhân dân, 2004 của TS. Dương
Tuyết Miên.
Ngoài ra, các sách bình luận về các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ
luật hình sự hiện hành, các bài báo, tạp chí chuyên ngành luật về các tội xâm
phạm sở hữu, các Luận văn hiện tại thì nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Ở
cấp độ tiến sĩ có luận án của Trịnh Hồng Dương “Các tội chiếm đoạt t i sản xã
hội ch n h a tron luật hình sự Vi t Nam”, Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc
Chí “Trách nhi m hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu”. Ở cấp độ thạc sĩ có
các luận văn thạc sĩ như: Chu Kim Long “Định lượn v vi c xây dựn cấu
th nh tội phạm tron Luật hình sự Vi t Nam; Nguyễn Thị Kim Dung “Đấu tranh
phòn chốn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt t i sản tron l nh vực ho n thế iá trị
ia tăn trên địa b n tỉnh Lạn Sơn”; Phạm Quốc Thuần “Các yếu tố khách
quan c a các tội chiếm đoạt t i sản tron Bộ luật hình sự Vi t Nam”; Nguyễn
Thị Phượng “Đấu tranh phòn chốn tội trộm cắp t i sản tại TP Cần Thơ”.v.v.
Tuy nhiên, các công trình đã công bố hoặc chỉ nghiên cứu chung chung về
các tội xâm phạm sở hữu hoặc nghiên cứu riêng về một tội danh cụ thể, có thể là
góc độ tội phạm học, các bài báo chủ yếu tranh luận về một số vụ án cụ thể nào
đó. Cho đến nay chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống về lý luận định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
4
chiếm đoạt, vấn đề đang có nhiều nhận thức khác nhau về lý luận cũng như
nhiều bất cập, vướng mắc trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
3. M c đ ch, nhiệm v , đối tư ng v ph m vi nghiên cứu
- Mục đích của đề tài:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về định tội danh nói chung để đưa
ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và những giải
pháp nâng cao hiệu quả định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt.
- Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về định tội danh đối với các tội
xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 về khái nhiệm và các đặc
trưng pháp lý của các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, phân biệt
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt với các tội xâm phạm sở hữu
khác
Đánh giá thực tiễn định tội đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt.
Đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự về định tội danh đối
với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt và giải pháp định tội danh
các nhóm tội này.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của
BLHS năm 1999 và việc áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999
trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, có so sách với pháp
luật hình sự trước đó.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu lý luận về định tội danh đối với
các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt; nghiên cứu trong phạm vi các
quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm sở hữu có tính chất
5
chiếm đoạt và việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét
xử các vụ án hình sự cụ thể. Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp
luật hình sự và những giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh các tội xâm
phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
- Thời gian nghiên cứu khảo sát: từ năm 1999 đến năm 2011.
. Phư ng ph p uận v c c phư ng ph p nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật, về đấu tranh phòng
chống tội phạm trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng
hợp lịch sử, so sánh, khảo sát tổng kết kinh nghiệm thực tiễn … Trong quá trình
nghiên cứu các phương pháp này được vận dụng một cách linh hoạt và đan xen
lẫn nhau để tạo ra kết quả nghiên cứu.
. Ý ngh a khoa học v gi trị ứng d ng c a đ t i
nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đề tài hy vọng sẽ góp phần hệ thống
hóa lý luận về định tội danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, có
thể vận dụng thống nhất trong thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử.
Giá trị ứng dụng của đề tài: Là tài liệu phục vụ cho các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình áp dụng Bộ luật hình sự liên quan
đến các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt, làm tài liệu tham khảo cho
sinh viên luật, cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu... Giúp cho các cơ quan lập
pháp, nhất là các cơ quan làm công tác hướng dẫn nghiệp vụ để hướng dẫn
nghiệp vụ, chỉ đạo thống nhất việc áp dụng pháp luật liên quan đến việc định tội
danh các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt.
6. Bố c c c a uận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn gồm 3 chương: