Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
88
Kích thước
797.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1491

Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VƢƠNG MINH TÂM

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VƢƠNG MINH TÂM

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA

HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN HOÀNG HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Ngƣời viết xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng ngƣời viết.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác.

Ngƣời viết xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn

này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ

nguồn gốc.

Ngƣời viết

VƢƠNG MINH TÂM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- BLDS : Bộ luật dân sự.

- BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự.

- HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- HĐXX : Hội đồng xét xử.

- HTND : Hội thẩm nhân dân.

- TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao.

- TAND : Tòa án nhân dân.

- TTDS : Tố tụng dân sự.

- VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- VKS : Viện kiểm sát

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI

ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM DÂN SỰ ...............................................................10

1.1. Khái niệm, đặc điểm về địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân

sự ..........................................................................................................................10

1.1.1. Khái niệm....................................................................................................10

1.1.2. Đặc điểm.....................................................................................................13

1.2. Ý nghĩa của địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự..............16

1.2.1. Ý nghĩa địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự đối với Tòa án ...

..............................................................................................................................16

1.2.2. Ý nghĩa địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự đối với đương sự

..............................................................................................................................18

1.3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự .....................19

1.3.1. Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự .......................................20

1.3.2. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

............................................................................................................................................ 21

1.3.3. Hội đồng xét xử xét xử tập thể.....................................................................24

1.3.4. Bảo đảm sự vô tư của các thành viên Hội đồng xét xử................................26

1.3.5. Đảm bảo quyền tranh luận trong tố tụng dân sự.........................................26

1.4. Phân biệt địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự với Hội đồng

xét xử sơ thẩm hành chính, hình sự...................................................................29

1.4.1. Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự với địa vị pháp lý của

Hội đồng xét xử sơ thẩm hành chính ....................................................................29

1.4.2. Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự với địa vị pháp lý của

Hội đồng xét xử sơ thẩm hình sự...........................................................................32

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................35

CHƢƠNG 2. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ SƠ THẨM DÂN

SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH -

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN..............36

2.1. Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự theo quy định của Bộ

luật Tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành ..........................................................36

2.1.1. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự trước khi mở

phiên tòa ...................................................................................................36

2.1.2. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự tại phiên tòa ...........39

2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Hội

đồng xét xử sơ thẩm dân sự................................................................................55

2.2.1. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự qua

các phiên tòa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ...........................................................55

2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện .......................60

2.3. Những bất cập và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý

của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự..................................................................65

2.3.1. Thẩm quyền ra quyết định trong trường hợp đương sự rút đơn khởi kiện hoặc

thỏa thuận của các đương sự xảy ra khi Tòa án đã có quyết định đưa vụ án ra xét

xử và trước khi mở phiên tòa ....................................................................................66

2.3.2. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử khi các đương sự tự thoả thuận được với

nhau về một phần nội dung của vụ án tại phiên toà sơ thẩm dân sự.....................68

2.3.3. Hội đồng xét xử quyết định tạm ngừng phiên tòa trong một số trường hợp

cụ thể................................................................................................................ 70

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................74

KẾT LUẬN..........................................................................................................76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, thực hiện quyền tƣ pháp1

; pháp luật Tố tụng dân sự đã quy định khá rõ ràng

về nguyên tắc xét xử có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia, Hội đồng xét xử

sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trƣờng

hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội

thẩm nhân dân 2

. Qua hơn mƣời năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Đảng, Nhà

nƣớc ta thấy cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm kịp thời điều chỉnh các

thủ tục Tố tụng dân sự. Việc xét xử quy định hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, nếu cần

thiết xét xử theo thủ tục đặc biệt đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

trong Tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại hoặc Tòa án giải quyết không đúng theo

quy định của pháp luật. Ngƣời tiến hành tố tụng tại phiên tòa dân sự sơ thẩm là nội

dung pháp luật tố tụng dân sự,vấn đề này hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa

nhận và áp dụng. Quy định này đƣợc nâng lên thành nguyên tắc cơ bản trong Bộ

luật tố tụng dân sự của Việt Nam. Tại Điều 12 Bộ luật tố tụng dân sự quy định

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử ngang quyền nhau, quyết định

theo đa số và chỉ tuân theo quy định của pháp luật.

Mục đích của Luật Tố tụng dân sự muốn hƣớng tới là nhằm bảo đảm bình

đẳng, công bằng trong việc giải quyết các vụ án dân sự, cũng nhƣ cần xác định địa

vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự. Việc xét xử của Tòa án, đƣợc thực

hiện bởi Hội đồng xét xử đƣợc nhân danh nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ban hành bản án, quyết định khi giải quyết vụ án dân sự đúng quy định của

pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự trong vụ án.

Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc

cải cách tƣ pháp đến năm 2020, cụ thể sau “...Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng

dân sự, nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía Nhà nước

để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định

rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng và người

1 Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013.

2 Điều 52 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

2

tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng

cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt

động tư pháp”.

Nhƣ vậy, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật sửa đổi, bổ sung một số

Điều Bộ luật tố tụng dân sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 đã dành

nhiều điều, khoản quy định về trình tự thủ tục, ngƣời tiến hành tố tụng dân sự, xem

đây là một trong những văn bản quan trọng có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm

quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự.

Việc xác định địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự

có ý nghĩa quan trọng, xét cả dƣới góc độ lý luận và thực tiễn. Bởi điều đó không

những góp phần vào việc xây dựng một hệ thống lý luận về hoạt động tƣ pháp nói

chung và tổ chức, hoạt động của các chức danh tƣ pháp nói riêng mà còn góp phần

xây dựng các văn bản pháp luật về Tòa án, về Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng

nhƣ việc hƣớng dẫn, chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ của ngành Tòa án. Trong Tố tụng

dân sự, chế định địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử không chỉ liên quan và ảnh

hƣởng đến tổ chức và hoạt động của Tòa án mà còn liên quan đến những chế định

quan trọng khác. Vì thế, có thể nói rằng hiệu quả của thủ tục Tố tụng dân sự phụ

thuộc một phần không nhỏ vào việc xác định đúng đắn địa vị pháp lý của Hội đồng

xét xử dân sự sơ thẩm. Trong khoa học pháp lý hiện nay, mô hình lý luận về địa vị

pháp lý của Hội đồng xét xử trong tố tụng dân sự vẫn chƣa đƣợc xây dựng một cách

thống nhất, còn nhiều bất cập. Nguyên tắc độc lập xét xử chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ,

vẫn còn nhiều vƣớng mắc trong hoạt động tố tụng của Thẩm phán, Hội thẩm nhân

dân khi giải quyết các vụ án dân sự, làm cho hiệu quả xét xử của Tòa án chƣa cao.

Chính vì vậy, học viên cao học đã chọn đề tài: “Địa vị pháp lý của Hội đồng

xét xử sơ thẩm dân sự” để làm luận văn thạc sỹ nhằm làm rõ thêm vị trí, vai trò,

trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng xét xử trong Tố tụng dân sự, từ đó đề xuất

một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về Hội đồng xét xử

trong công cuộc cải cách tƣ pháp, nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Địa vị pháp lý của Hội đồng xét xử sơ thẩm dân sự nói chung và trong tố

tụng dân sự nói riêng đã đƣợc đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu ở cấp

độ luận án tiến sỹ, thạc sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và cấp nhà nƣớc,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!