Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Địa vị pháp lý của đại biểu quốc hội ở nước ta hiện nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
*********************
NGUYỄN THỊ THỦY
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Hành Chính. Mã số 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung. Các ý kiến, quan điểm, số liệu, nội dung
tham khảo đã công bố được trích dẫn trong luận văn và tài liệu tham khảo.
Những kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên khoa học cứu nào.
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBQH : Đại biểu Quốc hội
Đoàn ĐBQH : Đoàn Đại biểu Quốc hội
HĐND : Hội đồng nhân dân
QH : Quốc hội
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………………………………………………………………... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÍ
CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI…………………………………………
1.1. Quan điểm về địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội………………... 5
1.1.1.Quan điểm về tính độc lập của người đại biểu…………………… 5
1.1.2. Quan điểm về tính phụ thuộc, tính chịu trách nhiệm trước cử tri
của người đại biểu nhân dân…………………………………………….. 7
1.1.3. Quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của
người đại biểu nhân dân………………………………………………….. 9
1.2. Nội dung địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội……………………... 11
1.2.1. Vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội……………………………….. 11
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội……….. 13
1.2.3. Mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với các cơ quan nhà nước, tổ
chức Chính trị-xã hội và nhân dân……………………………………… 22
CHƯƠNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐẠI BIỂU
QUỐC HỘI NƯỚC TA……………………………………………….
2.1. Giai đoạn từ 1946 đến 1959................................................................. 33
2.2. Giai đoạn từ 1959 đến 1980................................................................. 36
2.3. Giai đoạn từ 1980 đến 1992................................................................. 38
5
2.4. Giai đoạn từ 1992 đến 2001................................................................. 39
2.5. Giai đoạn hiện nay............................................................................... 44
2.5.1 Thực trạng về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu
Quốc hội………………………………………………………………... 46
2.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế………………………………… 59
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ
CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY……………….
3.1. Yêu cầu hoàn thiện địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội ở nước ta
hiện nay…………………………………………………………………... 62
3.1.1. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân…………………………………… 62
3.1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước………………………………. 64
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc
hội………………………………………………………………………… 65
3.2.1. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
đại biểu Quốc hội…………………………..…………………………….. 65
3.2.2. Hoàn thiện mối quan hệ giữa đại biểu Quốc hội với các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và với nhân dân……………………... 76
KẾT LUẬN………………………………………………………………. 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………...
PHỤ LỤC…………………………………………………………………
6
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước đang thực hiện đường lối
xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước
thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại điện cho ý chí
và nguyện vọng của nhân dân. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung theo
Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X) và Luật
tổ chức Quốc hội đó chỉ rõ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; cơ quan duy nhất có quyền lập hiến
và lập pháp; cơ quan có quyền quyết định những chính sách cơ bản về đối nội
và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước,
những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về
quan hệ xã hội và hoạt động của công dân, thực hiện giám sát tối cao đối với
toàn bộ hoạt động của nhà nước. Như vậy, Quốc hội là nơi thể hiện cao nhất
quyền lực của nhân dân, có vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước
nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung ở Việt Nam.
Chất lượng hoạt động của các cơ quan dân cử nói chung, Quốc hội nói
riêng được đảm bảo bằng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, hoạt động
của đại biểu Quốc hội. Trong đó hoạt động của đại biểu Quốc hội đóng vai trò
rất quan trọng, bởi lẽ các cơ quan của Quốc hội cũng được cấu thành bởi các
đại biểu Quốc hội.
Thực tế những năm qua cho thấy, Đảng và nhà nước rất quan tâm đến
việc kiện toàn tổ chức, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của Quốc hội nói chung, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội nói
riêng. Tuy nhiên, hiện nay đứng trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi cần nâng cao hơn nữa vai trò của
người đại biểu dân cử. Điều này liên quan đến việc hoàn thiện địa vị pháp lý
của đại biểu Quốc hội. Vì vậy việc tác giả chọn đề tài “Địa vị pháp lý của đại
7
biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay” làm luận văn thạc sỹ Luật học vừa có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Xuất phát từ vị trí quan trọng của đại biểu Quốc hội, trong nhiều năm
qua có khá nhiều công trình khoa học dành sự quan tâm nghiên cứu về vị trí,
vai trò của đại biểu của Quốc hội với mục đích nghiên cứu, góc độ và phạm vi
tiếp cận khác nhau, trong đó ít nhiều đề cập một số vấn đề liên quan đến địa vị
pháp lý của đại biểu Quốc hội. Có thể kể đến công trình nghiên cứu rất lớn
như “Quốc hội Việt nam trong Nhà nước pháp quyền” của PGS.TS Nguyễn
Đăng Dung, “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay”
của PGS.TS Bùi Xuân Đức; “Chế độ bầu cử của một số nước trên thế giới”
của Tiến sỹ Vũ Hồng Anh. Đặc biệt là các đề tài khoa học liên quan đến hoạt
động của Đại biểu Quốc hội được Văn phòng Quốc hội tổ chức nghiên cứu và
nghiệm thu. Các báo cáo và bài viết được công bố tại các hội thảo do các cơ
quan Quốc hội tổ chức. Ví dụ như “Quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội tại
kỳ họp: Thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả” của
Tiến sĩ Phan Trung Lý; hoặc một số nội dung về hoạt động của đại biểu Quốc
hội trong đề tài khoa học cấp Nhà nước do Văn phòng Quốc hội chủ trì: “Luận
cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của
Quốc hội”. Bên cạnh đó còn có một số bài viết như “Năng lực thực hiện nhiệm
vụ Đại biểu Quốc hội” của tác giả Phạm Văn Hùng; “Một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật về ĐBQH” ở Việt Nam của Nguyễn Thế Quyền…
Các công trình khoa học nêu trên không nghiên cứu địa vị pháp lý của
đại biểu Quốc hội một cách có hệ thống mà chỉ đề cập đến một số vấn đề liên
quan như đổi mới phương pháp lựa chọn đại biểu Quốc hội, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội. Vì vậy, cho đến nay chưa
có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề Địa vị pháp lý
của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các công trình khoa học
nói trên đã có những đóng góp quý báu trong việc đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội; đồng thời cũng là tài liệu
tham khảo có giá trị giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn của mình.
8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay có đối tượng
và phạm vi nghiên cứu rất rộng, khó có thể thực hiện đầy đủ trong điều kiện
nghiên cứu đối với một luận văn cao học. Vì vậy, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, mối quan hệ giữa ĐBQH với
các cơ quan hữu quan để qua đó đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đại biểu Quốc hội trong thời gian tới.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về địa vị pháp lý của đại
biểu Quốc hội, luận văn sẽ kiến nghị, luận chứng những giải pháp nhằm hoàn
thiện địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội nhằm góp phần nghiên cứu đổi mới,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội trong thời gian
tới. Để đạt được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Khái quát và phân tích cơ sở lý luận về địa vị pháp lý của ĐBQH
- Phân tích các mối quan hệ của ĐBQH với các cơ qua hữu quan.
- Phân tích thực trạng quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của đại
biểu Quốc hội.
- Nêu ra yêu cầu và kiến giải một số giải pháp nhằm hoàn thiện địa vị
pháp lý của ĐBQH.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành mục đích và những nhiệm vụ được đặt ra, luận văn
được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, về khoa học chính trị; các quan điểm,
chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn
thiện nhà nước và hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và
một số phương pháp cụ thể khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp;
phương pháp khái quát hóa; phương pháp quy nạp và diễn dịch; phương pháp
của lý thuyết hệ thống; phương pháp phân tích quy phạm cụ thể, phương pháp
của luật so sánh và tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.
9
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về lý luận và thực tiễn
về địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội; làm rõ và phân tích nội hàm của địa vị
pháp lý của đại biểu Quốc hội; phân tích thực trạng để chỉ ra những nguyên
nhân cơ bản của thành công cũng như những hạn chế về địa vị pháp lý của đại
biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nhằm
hoàn thiện địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Với kết quả đạt được, luận văn sẽ giúp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện
cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc hoàn thiện địa vị pháp lý của ĐBQH.
Đồng thời, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và
giảng dạy vấn đề liên quan đến Quốc hội, hoạt động của đại biểu Quốc hội.
8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Đại biểu QH.
Chương 2: Sự phát triển địa vị pháp lý của Đại biểu Quốc hội nước ta.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện địa vị pháp lý của Đại biểu
Quốc hội ở nước ta hiện nay.