Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NGỌC BÌNH
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh tế. Mã số: 60.38.50
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đình Huy
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ luật học “Địa vị pháp lý của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Toàn bộ nội dung trình bày cũng như các kết qủa đạt được của luận văn này
do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình
Huy. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Bình
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. TNHH = Trách nhiệm hữu hạn
2. DNTN = Doanh nghiệp tư nhân
3. HĐTV = Hội đồng thành viên
4. WTO = Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu ..........................................................................................................................
Chương 1: Khái quát về công ty TNHH một thành viên...................................................
1.1.Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH một
thành viên ............................................................................................................................
1.1.1.Trên thế giới.................................................................................................................
1.1.2. ỞViệt Nam........................................................................................................................... 16
1.2. Khái niệm và đặc điểm công ty TNHH một thành viên ...................................................... 19
1.2.1. Công ty TNHH một thành viên theo pháp luật một số quốc gia trên
thế giới................................................................................................................................ 19
1.2.2. Công ty TNHH một thành viên theo pháp luật Việt Nam........................................... 23
1.3. Phân biệt công ty TNHH một thành viên do cá nhân thành lập với DNTN
theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 và vai trò của công ty TNHH một
thành viên trong thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế .................................................... 33
Chương 2: Địa vị pháp lý của công ty TNHH một thành viên – thực trạng và
hướng hoàn thiện .............................................................................................................. 39
2.1. Quy chế thành lập, đăng kí kinh doanh công ty TNHH một
thành viên .......................................................................................................................... 39
2.1.1. Chủ thể có quyền thành lập........................................................................................ 39
2.1.2. Trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh công ty TNHH một
thành viên ........................................................................................................................... 44
2.2. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên............................................ 52
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một
thành viên ........................................................................................................................... 52
2.2.2. Hạn chế quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.................................. 57
2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của công ty TNHH một thành viên.............................................. 59
2.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên........................................... 64
2.3.1. Công ty TNHH một thành viên là tổ chức.................................................................. 64
2.3.2. Công ty TNHH một thành viên là cá nhân ................................................................. 69
2.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế định công ty TNHH một thành viên .......... 70
2.4.1. Về chủ thể thành lập công ty TNHH một thành viên.................................................. 70
2.4.2. Về đăng kí kinh doanh............................................................................................... 71
2.4.3. Về vốn....................................................................................................................... 72
Kết luận ............................................................................................................................. 74
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian
qua Nhà nước ta cũng đã cố gắng từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống
pháp luật kinh tế làm cơ sở cho việc cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút
vốn đầu tư, phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đang ở giai đoạn
đầu của công cuộc chuyển đổi nên không sao tránh khỏi những thiếu sót, hạn
chế. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng của
nước ta chưa thật sự hoàn chỉnh, đặc biệt những quy định pháp luật về doanh
nghiệp còn rải rác, không tập trung, mâu thuẫn và chồng chéo. Trong giai
đoạn hiện nay của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, việc hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về kinh tế và môi trường
kinh doanh nói riêng là yêu cầu bức bách. Hơn nữa, trong bối cảnh Việt Nam
đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì việc cam kế sửa
đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các Luật, Pháp lệnh nhằm thực hiện các
nguyên tắc của WTO là điều kiện quan trọng.
Với những lí do đó, ngày 29 tháng 11 năm 2005, tại kì họp thứ 8 Quốc hội
khóa XI, Luật doanh nghiệp năm 2005 đã được thông qua. Đây là một bước
tiến trong việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế của nước
ta. Với phạm vi và đối tượng điều chỉnh được mở rộng hơn, nội dung rõ ràng
và hoàn thiện hơn, Luật doanh nghiệp 2005 là một dấu mốc quan trọng với
hàng loạt điểm tiến bộ đáng kể về mọi mặt, trong đó đã chính thức ghi nhận
cho phép cá nhân là chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên. Với quy
định này, Luật doanh nghiệp 2005 đã đưa công ty TNHH một thành viên lên
một vị thế mới, góp phần không nhỏ vào việc cải thiện môi trường kinh
doanh, thúc đẩy kinh tế phát triển. Dù rằng Luật doanh nghiệp năm 1999 đã
được đánh giá là bước đột phá trong cải cách kinh tế nói chung và môi trường
kinh doanh nói riêng ở Việt Nam nhưng hệ thống pháp luật về đăng kí kinh
doanh vẫn còn tản mạn và phức tạp một cách không cần thiết, quy định tổ
chức mới có quyền thành lập và quản lý công ty TNHH một thành viên đã
hạn chế đi quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư đặc biệt là cá nhân.
Luật doanh nghiệp 2005 ra đời với những quy định mới được sửa đổi, bổ sung
đã khắc phục được những bất cập trong các quy định về địa vị pháp lý của
công ty TNHH một thành viên liệu có tạo điều kiện thuận lợi để loại hình
công ty này phát huy hết vai trò của nó, góp phần công cuộc phát triển đất
nước hay không? Đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề này chúng ta cần làm
sáng tỏ về mặt lí luận để hoàn thiện hơn các quy định về loại hình này, làm cơ
sở để nó được đón nhận một cách phổ biến hơn trong thực tiễn. Đây cũng là
mục tiêu và động lực thúc đẩy tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Địa vị pháp
lý của công ty TNHH một thành viên” để nghiên cứu và làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề pháp luật về công ty TNHH một thành viên đã được rất nhiều luật
gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu chẳng hạn như Th.S. Đồng
Ngọc Ba với bài viết “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam” (Tạp chí Luật học số 01/ 2005). Trong quá trình
xây dựng Luật doanh nghiệp 2005 những vấn đề pháp lý về công ty TNHH
một thành viên cũng được giới khoa học dành nhiều quan tâm như PGS.TS.
Nguyễn Như Phát với bài viết “Góp ý dự thảo Luật doanh nghiệp (thống
nhất)” (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07/2005), TS. Phan Huy Hồng và
Lê Nết với bài viết “Trách nhiệm tài sản của pháp nhân: hữu hạn hay vô hạn”
(Tạp chí Khoa học pháp lý số 06/2005). Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết đóng
góp ý kiến cho dự thảo Luật doanh nghiệp trên các website:
www.vibonline.com.vn, www.na.gov.vn. Đặc biệt là các công trình nghiên
cứu trong quá trình soạn thảo Luật doanh nghiệp 2005 như công trình nghiên
cứu của Viện Nghiên cứu quản lý trung ương (CIEM). Chương trình phát
triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Tổ chức các kỉ thuật Đức (GTZ) với
những nghiên cứu về “Thời điểm cho sự thay đổi: đánh giá cho Luật doanh
nghiệp và kiến nghị” (tháng 11/2004); Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ (PMRC) và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) với
“Báo cáo tổng hợp nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật về thành lập, tổ chức
và hoạt động của doanh nghiệp với các tư tưởng chỉ đạo xây dựng Luật doanh
nghiệp thống nhất và Luật đầu tư chung”v..v..v.
Nhìn chung, các bài viết và công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến
những vấn đề pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở nhiều khía cạnh
và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống pháp luật về công ty TNHH
một thành viên trong điều kiện lịch sử và hoàn cảnh pháp lý thay đổi. Trước
tình hình như vậy, việc nghiên cứu về loại hình doanh nghiệp này là vấn đề
cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là đưa ra một cách nhìn tổng quát, toàn diện và có
hệ thống đối với những quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên,
tìm ra những tiến bộ, hạn chế trong các quy định của pháp luật về Công ty
TNHH một thành viên, từ đó đưa ra những ý kiến nhằm hoàn thiện về loại
hình doanh nghiệp này trong tương lai tới.
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ là:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty TNHH một
thành viên.
- Phân tích cơ sở pháp lý và những bất cập trong các quy định của pháp
luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam trên cơ sở có sự so
sánh đối chiếu với pháp luật của một số nước trên thế giới.
- Đưa ra những nhận định về những tiến bộ, hạn chế trong các quy định
của pháp luật về công ty TNHH một thành viên, trên cơ sở đó đưa ra
những ý kiến nhằm hoàn thiện hơn về loại hình doanh nghiệp này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng
hợp, phân tích những quy định của pháp luật về công ty TNHH một thành
viên, từ đó chỉ ra những tiến bộ và hạn chế trong các quy định của pháp luật
về loại hình công ty này. Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để
nghiên cứu, đối chiếu pháp luật một số nước trên thế giới khi quy định về
công ty TNHH một thành viên.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Thông qua nghiên cứu, tác giả sẽ phân tích một số vấn đề pháp lý về công
ty TNHH một thành viên, thực trạng pháp luật về công ty TNHH một thành
viên, đồng thời cung cấp những ý kiến khác nhau từ các nhà nghiên cứu luật
học cũng như ý kiến của cá nhân tác giả, từ đó có cái nhìn chính xác và đầy
đủ hơn đối với các quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên của
nước ta hiện nay.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm những nội dung sau đây:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Khái quát về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên