Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
====***====
HỒ CHÍ DIÊN
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
====***====
HỒ CHÍ DIÊN
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 9.62.01.15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu
trong Luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết
quả nghiên cứu của Luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và
không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Hồ Chí Diên
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô
giáo Khoa Kinh tế và các Khoa khác của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã hết lòng tạo điều kiện cho tôi học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Chí Thiện - Người
hướng dẫn khoa học đã tận tình định hướng và giúp đỡ để tôi hoàn thành Luận án.
Trân trọng cảm ơn chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên đã giành nhiều giúp đỡ cho tôi trong quá trình
làm bản Luận án này.
Cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã luôn kịp thời động viên,
chia sẻ và quan tâm trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu những năm qua!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Hồ Chí Diên
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, HÌNH....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
4. Đóng góp mới của Luận án .........................................................................................4
5. Kết cấu của Luận án ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẨY MẠNH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI................................................................................7
1.1. Tổng quan các công trình đã nghiên cứu..................................................................7
1.1.1. Nghiên cứu về huy động và sử dụng các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
.........................................................................................................................................7
1.1.2. Nghiên cứu về sinh kế cho người dân trong xây dựng nông thôn mới ...............11
1.1.3. Nghiên cứu về đánh giá tổng kết các kết quả xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu
chí nông thôn mới..........................................................................................................12
1.1.4. Nghiên cứu về vai trò của cộng đồng trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới
.......................................................................................................................................14
1.1.5. Nghiên cứu về đánh giá sự hài lòng của người dân với Chương trình xây dựng
nông thôn mới................................................................................................................16
1.1.6. Một số hướng khác trong nghiên cứu xây dựng nông thôn mới .........................18
1.1.7. Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên cứu xây dựng nông
thôn mới.........................................................................................................................22
1.2. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu có thể kế thừa và xác định khoảng trống
nghiên cứu .....................................................................................................................26
1.2.1. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu có thể kế thừa ......................................26
1.2.2. Xác định khoảng trống nghiên cứu .....................................................................27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẨY
MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................................30
2.1. Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới .............................................................30
2.1.1. Một số khái niệm.................................................................................................30
iv
2.1.2. Nội dung của XDNTM........................................................................................32
2.1.3. Tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới.......................................................................35
2.2. Lý luận về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới......................................................38
2.2.1. Khái niệm, vai trò đẩy mạnh XDNTM................................................................38
2.2.2. Nội dung đẩy mạnh XDNTM..............................................................................40
2.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan đến đẩy mạnh XDNTM ...............................42
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới .........................44
2.2.5. Quan hệ giữa sự hài lòng của người dân với tiến trình và kết quả đẩy mạnh
XDNTM.........................................................................................................................46
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn ............................................................................................47
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ........................................................47
2.3.2. Kinh nghiệm thực tiễn về đẩy mạnh XDNTM của một số địa phương trong nước
.......................................................................................................................................54
2.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thái Nguyên ..............................................57
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................60
3.1. Câu hỏi nghiên cứu và khung phân tích .................................................................60
3.1.1. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................................60
3.1.2 Khung phân tích ...................................................................................................60
3.2. Phương pháp tiếp cận .............................................................................................64
3.2.1. Tiếp cận hệ thống ................................................................................................64
3.2.2. Tiếp cận có sự tham gia.......................................................................................65
3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................65
3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................65
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ...........................................................69
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin.........................................................................70
3.3.4. Thang đo và các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................73
3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu...............................................................................77
3.3.6. Mô tả dữ liệu khảo sát .........................................................................................78
Chương 4. THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 ....................................................82
4.1. Đặc điểm của tỉnh Thái Nguyên.............................................................................82
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................82
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ....................................................................................85
4.1.3. Xuất phát điểm của tỉnh Thái Nguyên, trước triển khai XDNTM ......................88
4.2. Thực trạng đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-
v
2019 ...............................................................................................................................89
4.2.1. Hoạt động triển khai đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới...................................89
4.2.2. Kết quả đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới .....................................................100
4.2.3. Đánh giá chung kết quả đẩy mạnh XDNTM.....................................................131
CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI Ở TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025 ......................................136
5.1. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 .............................136
5.1.1. Bối cảnh.............................................................................................................136
5.1.2. Quan điểm..........................................................................................................137
5.3. Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2021 – 2025 .................................................................................................139
5.3.1. Nghiên cứu và ban hành các tiêu chí XDNTM theo thẩm quyền của tỉnh cho phù
hợp với đặc điểm của Thái Nguyên.............................................................................139
5.3.2. Rà soát lại quy trình thủ tục, kiện toàn hoạt động của bộ máy chính quyền địa
phương các cấp ............................................................................................................140
5.3.3. Phát triển sản xuất, kinh tế xã hội ở địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân
theo hướng bền vững ...................................................................................................141
5.3.4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân dựa trên sự tham gia của người dân.....143
5.3.5. Khuyến khích người dân tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội.................144
5.3.6. Hoàn thiện chính sách khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp tham gia đẩy mạnh XDNTM ..................................................................144
5.3.7. Tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện bảo vệ môi trường
.....................................................................................................................................145
5.3.8. Quan tâm, chỉ đạo việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở nông thôn .......145
5.3.9. Tăng cường huy động tối đa các nguồn vốn, xây dựng các cơ chế để có sự tham
gia của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước .....................................................................146
5.3.10. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức XDNTM”................147
5.4. Một số kiến nghị...................................................................................................148
5.4.1. Kiến nghị với nhà nước .....................................................................................148
5.4.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên........................................................................149
5.4.3. Kiến nghị đối với người dân..............................................................................149
KẾT LUẬN ................................................................................................................151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.....154
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................155
PHỤ LỤC .........................................................................................................................
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích
CT XDNTM
BCĐ
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới
Ban chỉ đạo
BCH Ban chấp hành
BTV Ban thường vụ
CBCQ Cán bộ chính quyền
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTXH Chính trị xã hội
ĐH Đại học
EFA Exploratory Factor Analysis – Phân tích
nhân tố khám phá
HTX Hợp tác xã nông nghiệp
HĐND Hội đồng nhân dân
MNPB Trung du miền núi Bắc Bộ
MTQG Chương trình Mục tiêu Quốc gia
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTM Nông thôn mới
NSNN
NXB
Ngân sách Nhà nước
Nhà xuất bản
KT-XH Kinh tế xã hội
PTTH Phổ thông trung học
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCCTXH Tổ chức chính trị - xã hội
TP Thành phố
TX Thị xã
TW Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XDNTM Xây dựng nông thôn mới
vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 3. 1. Đánh giá của người dân về mức độ tham gia của người dân và của chính
quyền địa phương trong đẩy mạnh XDNTM...............................................68
Bảng 3. 2. Các biến quan sát và kỳ vọng về mối quan hệ của biến với mức đánh giá của
người dân về quá trình và kết quả đẩy mạnh XDNTM ...............................74
Bảng 3. 3. Mẫu khảo sát người dân về quá trình và kết quả đẩy mạnh XDNTM.........79
Bảng 3. 4. Đặc điểm cơ bản của người dân được phỏng vấn........................................79
Bảng 3. 5. So sánh đặc điểm nhóm hộ khảo sát ............................................................80
Bảng 4. 1. Số lượng văn bản cơ chế, chính sách ban hành ...........................................90
Bảng 4. 2. Nội dung chỉ đạo, điều hành XDNTM.........................................................92
Bảng 4. 3. Kết quả hoạt động tuyên truyền, tập huấn ...................................................93
Bảng 4. 4. Số xã đạt chuẩn NTM theo các năm (lũy kế).............................................100
Bảng 4. 5. Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch XDNTM.........................101
Bảng 4. 6. Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất giai đoạn 2010-2019...............102
Bảng 4. 7. Ý kiến đánh giá của người dân về thực hiện tiêu chí kinh tế và tổ chức sản
xuất.............................................................................................................104
Bảng 4. 8. Nhóm tiêu chí Hạ tầng kinh tế xã hội ........................................................105
Bảng 4. 9. Ý kiến đánh giá thực hiện tiêu chí Hạ tầng kinh tế kỹ thuật......................106
Bảng 4. 10. Kết quả thực hiện nhóm tiêu chí Văn hóa - Xã hội - Môi trường giai đoạn
2010- 2019 .................................................................................................107
Bảng 4. 11. Đánh giá của người dân về tiêu chí VH-XH-MT ....................................108
Bảng 4. 12. Kết quả nhóm tiêu chí Hệ thống chính trị giai đoạn 2010- 2019.............109
Bảng 4. 13. Kết quả đánh giá của người dân về nhóm chỉ tiêu hệ thống chính trị an ninh
quốc phòng.................................................................................................110
Bảng 4. 14. Kết quả khảo sát người dân về vai trò được nhận biết thông tin Chương trình
XDNTM .....................................................................................................111
Bảng 4. 15. Kết quả khảo sát người dân về vai trò được tham gia bàn bạc, đóng góp ý
kiến Chương trình XDNTM.......................................................................112
Bảng 4. 16. Kết quả khảo sát người dân về vai trò được tham gia thực hiện Chương trình
XDNTM .....................................................................................................113
Bảng 4. 17. Kết quả khảo sát người dân về vai trò kiểm tra thực hiện Chương trình
XDNTM .....................................................................................................114
Bảng 4. 18. Kết quả khảo sát người dân về vai trò được hưởng thụ kết quả Chương trình
XDNTM .....................................................................................................114
viii
Bảng 4. 19. Kết quả đánh giá năng lực, trình độ cán bộ chính quyền của người dân khu
vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên ...............................................................115
Bảng 4. 20. Kết quả đánh giá thái độ, trách nhiệm cán bộ chính quyền .....................116
Bảng 4. 21. Kết quả đánh giá quy trình thủ tục của cơ quan chính quyền..................117
Bảng 4. 22. Kết quả đánh giá của người dân nông thôn tỉnh Thái Nguyên về thời gian
giải quyết công việc của cơ quan chính quyền ..........................................117
Bảng 4. 23. Kết quả đánh giá của người dân nông thôn tỉnh Thái Nguyên về tính công
khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan chính quyền.......................118
Bảng 4. 24. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo về sự tham gia của người dân
....................................................................................................................121
Bảng 4. 25. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo về chất lượng dịch vụ hành
chính công ..................................................................................................121
Bảng 4. 26. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho các thang đo về sự tham gia của
người dân....................................................................................................122
Bảng 4. 27. Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho nhóm thang đo chất lượng dịch vụ
hành chính công .........................................................................................122
Bảng 4. 28. Kết quả thực hiện ma trận xoay nhân tố (EFA) sự tham gia của người dân
....................................................................................................................123
Bảng 4. 29. Kết quả thực hiện ma trận xoay nhân tố (EFA) chất lượng dịch vụ .......124
Bảng 4. 30. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân về Chương trình đẩy
mạnh XDNTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên..........................................126
Bảng 4. 31. Mức độ tác động của các nhân tố tới sự hài lòng của người dân về Chương
trình đẩy mạnh XDNTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên...........................128
Bảng 4. 32. Kết quả thực hiện đẩy mạnh XDNTM giai đoạn 2010-2019...................132
Hình:
Hình 2. 1. Quan hệ giữa sự hài lòng của người dân về đẩy mạnh XDNTM.................46
Hình 3. 1. Khung phân tích đẩy mạnh XDNTM...........................................................60
Hình 3. 2. Khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân về đẩy
mạnh XDNTM .............................................................................................63
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và
nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Để phát triển đồng bộ nông
nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người nông
dân, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng
trong đó có Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới.
Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM khởi đầu từ Nghị quyết số 26-
NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Hội nghị lần
thứ bảy, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,
đề ra mục tiêu "Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện
đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với
phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Ðảng được tăng
cường". Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐTTg ngày 04/6/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020; đồng thời, phát động Phong trào thi đua “Cả nước
chung sức xây dựng nông thôn mới” để tuyên truyền, vận động, huy động các cấp,
các ngành, các thành phần trong xã hội và nhân dân cả nước chung tay, góp sức
xây dựng nông thôn mới.
Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia
XDNTM giai đoạn 2010-2020 tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình
MTQG XDNTM giai đoạn 2010-2020 [58] cho thấy đến tháng 10/2019 cả nước
đã có 4.665 xã (52,4% số xã) đã được công nhận đạt chuẩn NTM; 8 tỉnh, thành
phố đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM (Nam Định, Hà Nam,
Hưng Yên, Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ); 109 đơn
vị cấp huyện của 41 đơn vị hành chính cấp tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công
nhận đạt chuẩn NTM; Chương trình XDNTM hoàn thành trước gần 2 năm so với
chỉ tiêu Đảng, Nhà nước giao. Chương trình đã đem lại nhiều thay đổi rõ nét, cơ
cấu kinh tế nông thôn có nhiều chuyển dịch tích cực, ngành nghề ở nông thôn phát
2
triển tương đối đa dạng. Nông nghiệp - ngành kinh tế chủ yếu của khu vực nông
thôn đang chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, kết cấu hạ tầng phát triển mạnh,
nhiều mô hình phát triển sản xuất đã tạo nên động lực mới cho phát triển kinh tế
khu vực nông thôn.
Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới có sự khác biệt lớn
giữa các vùng trong cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng đạt cao nhất (84,68%),
gấp hơn 3 lần tỷ lệ của vùng đạt thấp nhất là trung du miền núi phía Bắc bộ
(MNPB) (28,6%).
XDNTM giữa các vùng còn có sự chênh lệch, nhiều nơi triển khai còn mang
tính hình thức, thực hiện để lấy thành tích, chưa có các hoạt động mang tính kiến
tạo, chưa khai thác được hết tiềm năng thế mạnh của khu vực nông thôn, thu nhập,
đời sống của các vùng nông thôn còn thấp. Cá biệt nhiều nơi triển khai Chương
trình còn mang tính áp đặt (Hồ Xuân Hùng, 2018) [25].
Thái Nguyên, một tỉnh trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế lớn
nhất của khu vực Đông Bắc nói riêng, của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ nói
chung. Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng Trung du và
miền núi Bắc bộ với vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc
bộ. Thái Nguyên là tỉnh đã triển khai Chương trình NTM ngay từ đầu (2010), tính
đến hết 2019, toàn tỉnh có 101/139 xã và hoàn thành kế hoạch giai đoạn 2016-
2020 trước 01 năm (vượt 01 xã so với mục tiêu đến năm 2020 là có 100 xã hoàn
thành xây dựng nông thôn mới) và 3 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận
đạt chuẩn NTM, 1 xã và 12 xóm đạt chuẩn NTM kiểu mẫu [67]. Theo đánh giá
kết quả XDNTM toàn quốc, tỉnh Thái Nguyên hiện đang đứng đầu về XDNTM
trong 14 tỉnh MNPB. Tuy vậy, hiện nay toàn tỉnh vẫn còn 38 xã chưa đạt chuẩn
NTM, đó là các xã có điều kiện hoàn cảnh hết sức khó khăn, tập trung ở 5 huyện
miền núi, vùng cao, bên cạnh đó Chương trình XDNTM luôn luôn có sự thay đổi
về yêu cầu, nội dung các tiêu chuẩn, tiến tới NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, do
đó, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá kết quả Chương trình XDNTM 10 năm
qua ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra các hạn chế khó khăn trong quá trình XDNTM
nhằm đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hơn nữa Chương trình MTQG XDNTM
trên địa bàn. Đặc biệt hiện nay, các đánh giá tổng kết chương trình XDNTM hầu
như chỉ mang tính chất đánh giá nội bộ, cơ quan chính quyền tổ chức thực hiện
3
và cũng chính các cơ quan này thực hiện đánh giá kết quả thực hiện vì vậy các kết
quả này chưa thực sự khách quan. Vì vậy cần thiết phải có đánh giá ngoài, thông
qua khảo sát ý kiến đánh giá của người dân khu vực nông thôn (vừa là chủ thể,
vừa là động lực chính, vừa là người thụ hưởng) của Chương trình về quá trình
thực hiện và kết quả XDNTM để có những góc nhìn khách quan về Chương trình
XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên.
Vì vậy, đề tài Luận án “Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái
Nguyên” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng XDNTM, từ đó có những
khuyến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh Chương trình MTQG XDNTM ở tỉnh
Thái Nguyên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đẩy mạnh XDNTM
ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh
nhằm hoàn thành XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên, góp phần xây dựng nông thôn
tỉnh Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh, hạnh phúc và tiến bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(i) Hệ thống hóa lý luận về XDNTM và đẩy mạnh XDNTM trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
(ii) Đánh giá hoạt động triển khai, kết quả đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2019 của tỉnh Thái Nguyên.
(iii) Khảo sát ý kiến đánh giá của người dân về hoạt động triển khai, sự
tham gia của người dân và kết quả đẩy mạnh XDNTM.
(iv) Khảo sát sự hài lòng của người dân với tổng thể chương trình đẩy mạnh
XDNTM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về đẩy
mạnh XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên.
(iv) Đề xuất các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh Chương trình MTQG
XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về XDNTM và đẩy
mạnh XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các văn bản chính sách, báo cáo về
quá trình và kết quả thực hiện Chương trình XDNTM cho giai đoạn 2010-2019.
Các ý kiến đánh giá của người dân cho giai đoạn này được thực hiện năm 2019.
Các đề xuất về giải pháp đẩy mạnh XDNTM có ý nghĩa cho giai đoạn 2021-2025.
Phạm vi không gian: Các dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở tỉnh Thái
Nguyên và các quốc gia, các địa phương tham chiếu. Các dữ liệu sơ cấp được
khảo sát từ các hộ dân sinh sống ở khu vực nông thôn thuộc 4 huyện được chọn
làm điểm nghiên cứu trong tỉnh Thái Nguyên (Phú Bình, Định Hóa, Võ Nhai, TP
Thái Nguyên).
Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu: (i) Các hoạt động triển khai đẩy
mạnh thực hiện các quy trình, nội dung, tiêu chí XDNTM và kết quả đẩy mạnh
XDNTM thông qua 19 tiêu chí và 5 nhóm chỉ tiêu XDNTM ở tỉnh Thái Nguyên
giai đoạn 2010-2019; (ii) Đánh giá của người dân về quá trình thực hiện đẩy
mạnh XDNTM của cán bộ chính quyền và kết quả đẩy mạnh XDNTM; (iii) Các
nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của người dân về XDNTM trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
Giới hạn của Luận án: Để đẩy mạnh XDNTM, cần thiết phải xem xét đặc
điểm của địa phương XDNTM, vai trò của các bên liên quan trong việc tổ chức
thực hiện, huy động đóng góp nguồn lực…. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và
thông tin hạn chế nên Luận án tập trung nghiên cứu 2 nhân tố quan trọng nhất là
tham gia của người dân và sự tham gia của chính quyền trong đẩy mạnh XDNTM,
bởi lẽ người dân là chủ thể đẩy mạnh XDNTM nên sự tham gia của họ là yếu tố
quan trọng nhất quyết định sự thành công của quá trình đẩy mạnh XDNTM; Vai
trò của chính quyền trong tổ chức, chỉ đạo đẩy mạnh XDNTM, các đánh giá qua
chất lượng dịch vụ hành chính công trong XDNTM là yếu tố đầu tiên, không thể
thiếu được trong tiến trình XDNTM. Với các nhân tố khác như: xuất phát điểm
của địa phương khi tham gia XDNTM, sự tham gia của nguồn lực từ bên ngoài
(các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo…).
4. Đóng góp mới của Luận án
Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ một số lý luận về đẩy mạnh XDNTM.
5
Đặc biệt là khái niệm về “Đẩy mạnh XDNTM”. Đồng thời luận án đã xác định
được các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh XDNTM, trong đó, những nhân tố
quan trọng nhất thuộc về nội lực bên trong của mỗi địa phương (xã, huyện, tỉnh)
bao gồm: sự tham gia của người dân và của chính quyền địa phương, xuất phát
điểm của địa phương (điều kiện, tự nhiên, kinh tế, xã hội; trình độ phát triển và
tiềm năng). Luận án đã khẳng định vai trò của người dân và của chính quyền địa
phương là hai nhân tố quyết định lớn nhất tới sự thành công của Chương trình đẩy
mạnh XDNTM trên địa bàn tỉnh.
Luận án xác định vai trò quan trọng của người dân trong XDNTM với tư
cách vừa là chủ thể, vừa là động lực, vừa là người hưởng thụ kết quả của Chương
trình XDNTM; Người dân cần phải được làm chủ (được biết, được bàn, được làm,
được kiểm tra, được hưởng lợi) trong quá trình đẩy mạnh XDNTM dưới sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Luận án cũng khẳng định vai trò quản lý, chỉ đạo, điều hành đặc biệt quan
trọng của chính quyền Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh (dưới sự lãnh đạo của
Đảng) thông qua cung cấp các dịch vụ hành chính công cho đẩy mạnh XDNTM:
dẫn dắt, thu hút các nguồn lực, tổ chức, quản lý, tạo môi trường pháp lý cho các
tác nhân liên quan tham gia vào quá trình đẩy mạnh XDNTM.
Luận án lý luận hóa mối quan hệ giữa sự hài lòng của người dân với đẩy
mạnh XDNTM, đồng thời luận án thực hiện khảo sát sự hài lòng của người dân với
chương trình XDNTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên – Đây là một kênh đánh giá
ngoài mang tính khách quan của đối tượng thụ hưởng. Đánh giá của người dân về
quá trình đẩy mạnh XDNTM (có hài lòng hay không?) và kết quả đẩy mạnh
XDNTM (đạt tới mức nào với từng nội dung, thông qua 19 tiêu chí?) là đánh giá
khách quan nhất, có độ tin cậy cao bởi từ cách nhìn đa chiều của người dân trong
quá trình đẩy mạnh XDNTM (chủ thể, người đóng góp nguồn lực, người tham gia
hoạch định, người thực hiện, người kiểm tra, giám sát, và người hưởng thụ). Bởi
vậy, mức độ đánh giá của họ (sự hài lòng) phản ánh đúng đắn nhất sự hợp lý của
quá trình đẩy mạnh XDNTM và sự thành công của XDNTM ở địa phương.
Về thực tiễn
Luận án góp phần đánh giá thực trạng XDNTM thông qua số liệu thứ cấp
về kết quả XDNTM và thông tin sơ cấp khảo sát từ ý kiến đánh giá của người dân