Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học thơ kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Bậc Trung học
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI LƯU GIANG
DẠY HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên- Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI LƯU GIANG
DẠY HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG SÁCH GIÁO KHOA BẬC TRUNG HỌC
Chuyên ngành: LL VÀ PP DẠY HỌC VĂN – TIẾNG VIỆT
Mã số: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội
Thái Nguyên- Năm 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn
Bùi Lưu Giang
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Xác nhận của khoa Văn
TS. Hoàng Hữu Bội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
ii
MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................................i
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................... 1
2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ............................................................................................... 2
3- ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 6
4- MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.................................................... 6
5- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 7
6- CẤU TRÚC LUẬN VĂN..................................................................................... 7
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY
HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ
VĂN BẬC TRUNG HỌC............................................................................................ 8
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................. 8
1.1. Một số khái niệm mở đầu............................................................................... 8
1.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp ............................................................... 8
1.1.2. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp.................................................... 10
1.2. Đặc điểm thơ thời kì kháng chiến chống Pháp............................................ 11
A. Đặc điểm về nội dung của thơ thời kì kháng chiến chống Pháp........................ 11
Đặc điểm 1: Thơ thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống
kháng chiến và con ngƣời kháng chiến............................................................... 11
1.1. Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong thơ thời kì kháng chiến chống Pháp .... 11
1.2. Hình ảnh con ngƣời trong thơ kháng chiến chống Pháp.............................. 14
Đặc điểm 2: Thơ kháng chiến diễn tả tâm tƣ và tình cảm mới mẻ của nhân dân
ta trong chín năm kháng chiến............................................................................ 21
2.1. Tình yêu nƣớc trong thơ kháng chiến ......................................................... 21
2.2. Những tình cảm mới mẻ nảy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp..... 23
Đặc điểm 3 : Nhân vật trữ tình trong thơ kháng chiến chống Pháp ................... 26
B. Đặc điểm nghệ thuật của thơ kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946- 1954......... 27
* Đặc điểm 1: Ngôn ngữ thơ kháng chiến là thứ ngôn ngữ gần gũi với tiếng nói
hàng ngày của quần chúng nhân dân .................................................................. 27
1.1. Ngôn ngữ thơ thời kháng chiến chống Pháp giản dị, mang tính khẩu ngữ,
giàu chất hiện thực .................................................................................................. 27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
iii
1.2 Từ địa phƣơng cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất nhuần nhị. Thời kháng chiến
chống Pháp từ địa phƣơng đƣợc đƣa vào khá rộng rãi và nhiều trƣờng hợp đã góp
phần tạo nên chất liệu hiện thực với sắc thái riêng, độc đáo: ................................. 29
1.3. Nhiều địa danh cũng đƣợc đƣa vào trong thơ rất sáng tạo............................ 30
Đặc điểm 2: Thể thơ trong thơ thời kì kháng chiến cũng đa dạng và phong phú............ 31
2.1. Thể thơ lục bát truyền thống ........................................................................ 31
2.2. Thơ tự do đã đƣợc các nhà thơ thời kháng chiến chống Pháp sử dụng rất
thành công. .............................................................................................................. 33
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài............................................................................. 33
1.2.1. Thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp trong chƣơng trình và sách giáo
khoa Ngữ văn bậc Trung học.............................................................................. 33
1.2.2 Giáo viên với việc dạy học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp .............. 34
1.2.3. Học sinh với việc học thơ thời kì kháng chiến chống Pháp ..................... 36
Chương 2: ĐỊNH HƢỚNG DẠY HỌC THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC.................... 38
2.1. Những nét đặc sắc của các bài thơ thời kì kháng chiến chống Pháp đƣợc lựa
chọn vào SGK Ngữ văn bậc trung học.................................................................... 38
2.2. Định hƣớng dạy học cho từng bài thơ.............................................................. 45
2.2.1. Bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ............................................ 45
2.2.2. Bài Lượm của Tố Hữu ............................................................................. 49
2.2.3. Bài Cảnh khuya và bài Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh..................... 54
2.2.4. Bài Đồng chí của Chính Hữu................................................................... 60
2.2.5. Bài Tây Tiến của Quang Dũng.................................................................. 65
2.2.6. Bài Việt Bắc của Tố Hữu .......................................................................... 71
2.2.7. Bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi........................................................ 77
2.2.8. Bài Dọn về làng của Nông Quốc Chấn..................................................... 81
Chƣơng 3: THIẾT KẾ DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP............................................................................................................ 85
3.1. Thiết kế dạy học bài thơ “Đồng chí‖ của Chính Hữu ở lớp 9 ........................ 85
3.2. Thiết kế dạy học bài thơ “Việt Bắc‖ cuả Tố Hữu ở lớp 12.............................. 90
PHẦN KẾT LUẬN .....................................................................................................97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lí do lí thuyết
Thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã đƣợc lựa chọn vào chƣơng trình và
sách giáo khoa môn Ngữ văn từ lâu và đƣợc sắp xếp trong cả ba cấp học: Tiểu học,
Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Cũng từ lâu nhiều ngƣời dạy văn ở trƣờng phổ thông và ở bậc đại học đã có
những đề xuất về phƣơng pháp dạy học thơ kháng chiến chống Pháp – Nhƣng đó
cũng chỉ là phƣơng pháp dạy học cho từng tác phẩm cụ thể, chứ chƣa có một công
trình nghiên cứu nào bao quát toàn bộ thơ kháng chiến chống Pháp trong nhà trƣờng
phổ thông để đƣa ra một định hƣớng lí thuyết cho việc đổi mới dạy học thơ kháng
chiến chống Pháp.
Bởi vậy chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu ―Dạy học thơ kháng chiến
chống Pháp trong sách giáo khoa bậc Trung học‖ với mong muốn góp một tiếng nói
nhỏ bé của mình vào định hƣớng lí thuyết cho việc dạy học thơ kháng chiến chống
Pháp.
1.2. Lí do thực tiễn
Thơ kháng chiến chống Pháp phản ánh hiện thực cuộc sống kháng chiến chống
Pháp của dân tộc ta trong 9 năm trƣờng kỳ kháng chiến (1946 – 1954). Đó là một quá
khứ chƣa xa, nhƣng với thế hệ giáo viên và học sinh ngày nay chƣa có đƣợc một hiểu
biết đầy đủ và sâu sắc về quá khứ gian khổ và hào hùng đó. Bởi vậy dạy học thơ
kháng chiến chống Pháp, giáo viên và học sinh không tránh khỏi những sai sót.
Mặt khác, yêu cầu đổi mới về phƣơng pháp dạy học của chƣơng trình và sách
giáo khoa hiện hành không dễ dàng gì đối với giáo viên và học sinh. Ngƣời dạy phải
tổ chức ngƣời học hoạt động một cách đa dạng để tự mình phát hiện, khám phá tác
phẩm văn chƣơng một cách chủ động, tích cực. Trong dạy và học thơ kháng chiến
chống Pháp giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. Thực tiễn việc dạy học văn
học nói chung và thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng đó đã thôi thúc chúng tôi
nghiên cứu đề tài này với hi vọng góp một tiếng nói nhỏ bé vào việc tháo gỡ phần nào
những khó khăn cho ngƣời dạy và ngƣời học thơ kháng chiến chống Pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2
2- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Những công trình nghiên cứu về thơ kháng chiến chống Pháp
Thơ kháng chiến chống Pháp là một trong chặng đƣờng thơ phát triển rực rỡ
nhất của thơ ca Việt Nam . Chặng đƣờng thơ ca giai đoạn này đã để lại cho đời một
số lƣợng tác phẩm không ít với một giá trị sâu sắc. Bởi vậy đã có nhiều ngƣời quan
tâm tới chặng đƣờng thơ đó.
* Cuốn “Lịch sử Văn học Việt Nam‖- Tập 3 ( do GS. Nguyễn Đăng Mạnh chủ
biên và Nguyễn Văn Long Đồng chủ biên – Nxb Đại học sƣ phạm 2004) là một cuốn
sách chuyên luận đƣợc coi nhƣ giáo trình để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam hiện
đại ở các trƣờng Đại Học. Ở chƣơng 1, phần nói về thời kỳ kháng chiến chống Pháp
(1946- 1954), tác giả Nguyễn Văn Long đã viết những nội dung sau:
―1. Nhìn lại tiến trình thơ ca kháng chiến 1946 – 1954
2. Những đặc điểm thơ ca kháng chiến 1946 – 1954
a. Thơ kháng chiến tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng và tình
cảm công dân mà bao trùm là tình yêu nước với những biểu hiện phong phú thấm sâu
vào mọi mặt trong đời sống của con người kháng chiến.
b. Thơ kháng chiến tập trung thể hiện hình ảnh quần chúng nhân dân – Qua
hình tượng ―Cái tôi‖ trữ tình quần chúng và các nhân vật trữ tình trong thơ.
c. Thơ mở rộng phạm vi phản ánh trước hết là hiện thực cách mạng và kháng
chiến, tăng cường chất liệu đời sống và yếu tố tự sự trong thơ.
d. Về hình thức thể loại, thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có
nguồn gốc dân gian, dân tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do và lối thơ hợp thể‖.
(Trang 83 – 101).
Nhƣ vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát giá trị nội dung thơ kháng
chiến chống Pháp: về tâm tƣ thời đại “tập trung biểu hiện những tình cảm cộng đồng
và tình cảm công dân”, về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong thơ “hình ảnh quần chúng
nhân dân”, và về phạm vi phản ánh của thơ kháng chiến chống Pháp “hiện thực cách
mạng và kháng chiến, tăng cường chất liệu đời sống và yếu tố tự sự trong thơ”. Về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
3
mặt giá trị nghệ thuật, tác giả đã nhấn mạnh sự đóng góp của thơ kháng chiến ở mặt
loại thể “thơ kháng chiến sử dụng phổ biến các thể thơ có nguồn gốc dân gian, dân
tộc, đồng thời phát triển thể thơ tự do và lối thơ hợp thể”
* Cuốn “Cái đẹp trong thơ ca kháng chiến‖ (tác giả Vũ Duy Thông, Nxb Giáo
dục – 1998) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về vẻ đẹp của thơ ca kháng chiến.
Cuốn sách gồm hai phần: Phần 1: Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam giai đoạn
1945- 1975, Phần 2: Thơ tuyển. Trong phần 1, tác giả tìm hiểu hai vấn đề lớn là:
―Phạm trù cái đẹp trong mỹ học và cái đẹp trong thơ‖ và “Thơ kháng chiến, bước
phát triển mới của cái đẹp trong thơ Việt Nam‖. Trong phần “Thơ kháng chiến, bước
phát triển mới của cái đẹp trong thơ Việt Nam‖, tác giả Vũ Duy Thông viết về các
nội dung sau
“I- Sự xuất hiện mẫu người nghệ sĩ kiểu mới
II- Sự kết hợp hài hoà giữa cái đẹp với cái cao cả, cái hùng, cái bi
+ Cái đẹp và cái cao cả
+ Cái đẹp và cái hùng
+ Cái đẹp và cái bi
III- Bước phát triển của nghệ thuật thơ Việt Nam
1.Sự xuất hiện những hình tượng thơ mới
2. Ngôn ngữ trong thơ kháng chiến
3. Đổi mới và mở rộng biên độ thể loại‖
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 – Tập 1- Bộ cơ bản (Nxb Giáo dục – 2008)
đã có những nhận định về thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhƣ sau: ― Thơ những
năm kháng chiến chống Pháp đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Tình yêu quê
hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến là những cảm hứng chính. Hình ảnh quê hương và những con người kháng
chiến, từ anh vệ quốc quân, bà mẹ chiến sĩ, chị phụ nữ nông thôn đến em bé liên lạc,
được thể hiện chân thực, gợi cảm. Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của nền thơ, đại diện
cho xu hướng đại chúng hóa, hướng về dân tộc khai thác những thể thơ truyền thống.
Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho xu hướng tìm tòi, cách tân thơ ca, đưa
ra một kiểu thơ hướng nội, tự do, không vần hoặc rất ít vần. Còn thơ Quang Dũng lại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
4
tiêu biểu cho hướng khai thác cảm hứng lãng mạn anh hùng. Những tác phẩm xuất
sắc của thơ kháng chiến là ―Cảnh khuya‖, ― Rằm tháng riêng‖ (Nguyên tiêu) của Hồ
Chí Minh, ―Đèo cả‖ của Hữu Loan, ―Bên kia sông Đuống‖ của Hoàng Cầm, ―Tây
Tiến‖ của Quang Dũng, ― Nhớ‖ của Hồng Nguyên, ―Đất nước‖ của Nguyễn Đình
Thi, ―Bao giờ trở lại‖ của Hoàng Trung Thông, ―Đồng chí‖ của Chính Hữu và đặc
biệt là tập thơ ―Việt Bắc‖ của Tố Hữu,…‖ (Trang 5-6).
Nhƣ vậy là: . Về nội dung: Sách giáo khoa đã nhấn mạnh hai đặc điểm:
- Cảm hứng chính của thơ kháng chiến chống pháp là tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc, lòng căm thù giặc, ca gợi cuộc kháng chiến và con ngƣời kháng chiến
- Hình ảnh quê hƣơng và con ngƣời kháng chiến (anh vệ quốc quân, bà mẹ
chiến sĩ, phụ nữ nông thôn, em bé liên lạc) đƣợc thể hiện chân thực gợi cảm.
. Về nghệ thuật: Sách giáo khoa chỉ ra rằng nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới
thơ ca với xu hƣớng khác nhau:
- Xu hƣớng đại chúng (Tố Hữu là đại diện)
- Xu hƣớng thơ hƣớng nội, tự do, không vần (Nguyễn Đình Thi là đại diện)
- Xu hƣớng lãng mạn anh hùng (Quang Dũng là đại diện)…
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12– Bộ nâng cao (NXB Giáo dục – 2008) nói về
thơ kháng chiến chống Pháp chỉ vẻn vẹn có một câu: ―Thành tựu trội nhất trong thơ
kháng chiến chống Pháp là thơ của Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Hoàng Cầm, Thôi Hữu,
Chính Hữu, Quang Dũng, Hữu Loan, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông…‖.
* Cuốn “Thơ ca kháng chiến‖ (1946 – 1954) (Tác phẩm chọn lọc dùng trong
nhà trường – Nxb Giáo dục 1976) là một cuốn tƣ liệu tham khảo cho giáo viên và học
sinh trong trƣờng trung học, do Nguyễn Quang Túy chọn lọc, chú thích, gợi ý phân
tích và Hoàng Nhƣ Mai giới thiệu. Cuốn sách gồm hai phần: Phần đầu là lời giới
thiệu do Hoàng Nhƣ Mai viết (Hơn 20 trang), phần sau là tuyển chọn, chú thích và
gợi ý phân tích một số bài thơ hay. Ở phần lời giới thiệu, Giáo sƣ Hoàng Nhƣ Mai đã
nói về đặc điểm thơ thời kỳ kháng chiến chống Pháp nhƣ sau:
―1. Thơ ca kháng chiến là hình tượng kết tinh của cuộc sống kháng chiến và
con người kháng chiến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
5
2. Nội dung trữ tình khỏe mạnh của thơ ca kháng chiến là những tình cảm cao
cả mang tính dân tộc và tính hiện đại.
3. Thơ ca kháng chiến nói bằng tiếng nói thường ngày giản dị và trong sáng
của nhân dân‖.
Nhƣ vậy, cuốn Thơ ca kháng chiến (1946- 1954) đã đƣa ta đến với hai nội
dung chủ đạo của thơ ca kháng chiến:
- Nội dung hiện thực: phản ánh cuộc sống kháng chiến và con ngƣời kháng chiến.
- Nội dung trữ tình khỏe mạnh là tình cảm cao cả mang tính dân tộc
Đồng thời, tác giả cũng khảng định sự thành công về mặt nghệ thuật của thơ ca
kháng chiến: nói bằng tiếng nói thường ngày giản dị và trong sáng của nhân dân
* Cuốn ― Tư liệu tham khảo VHVN – 1945 - 1954‖ (Nxb Giáo dục, 1981) do
Nguyễn Văn Long và Trần Hữu Tá biên soạn là cuốn sách tuyển chọn, trích dẫn
những tác phẩm văn học thời kỳ 1945 – 1954. Cuốn sách gồm 2 phần:
―1. Những vấn đề lí luận chung của VHVN 1945- 1951.
2. Trích tuyển tác phẩm về thơ ca, truyện kể và kịch‖.
Thơ kháng chiến chống Pháp đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu
và khẳng định giá trị. Các công trình nghiên cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ
ích, quý báu giúp ngƣời thực hiện luận văn về thơ kháng chiến chống Pháp trong
sách giáo khoa bậc Trung học.
2.2. Những tài liệu nghiên cứu về dạy học thơ kháng chiến chống Pháp
- Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn‖ theo hƣớng tích hợp (Tác giả Hoàng
Hữu Bội, Nxb Giáo dục, 2004)
- Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn‖ ( Tác giả Trần Đình Chung,
Nxb Giáo dục, 2006)
- Bộ sách ―Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp‖ (Tác giả Trƣơng
Dĩnh, Nxb Giáo dục, 2005)
- Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ
biên- Nxb Giáo dục, 200
- Sách giáo viên Ngữ văn 12- tập II- Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng Luận tổng
chủ biên, Nxb Giáo dục, 2008)