Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học Thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 Trung học cơ sở (miền núi) theo đặc trưng Thơ trữ tình
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1323

Dạy học Thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 Trung học cơ sở (miền núi) theo đặc trưng Thơ trữ tình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------

ĐINH THỊ LUYẾN

DẠY HỌC THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 7 VÀ 8

THCS (MIỀN NÚI) THEO ĐẶC TRƢNG

THƠ TRỮ TÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên - 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------

ĐINH THỊ LUYẾN

DẠY HỌC THƠ HỒ CHÍ MINH Ở LỚP 7 VÀ 8

THCS (MIỀN NÚI) THEO ĐẶC TRƢNG

THƠ TRỮ TÌNH

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN TIẾNG VIỆT

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Huy Quát

Thái Nguyên - 2010

Lời cảm ơn

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS-TS. Nguyễn Huy Quát - người đã

hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại

học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện

cho em trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận văn

Đinh Thị Luyến

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề .......................................................................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 5

4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu ............................................................. 6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 6

6. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 7

NỘI DUNG.................................................................................................. 8

Chƣơng một: Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài ...... 8

1.1 Cơ sở lý luận .......................................................................................... 8

1.2 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 28

Chƣơng hai: Thực trạng dạy học thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 THCS (miền

núi) và một vài định hƣớng cần thiết đối với giáo viên................................. 38

2.1 Về thiết kế dạy học thơ Hồ Chí Minh của giáo viên THCS (miền núi) ... 38

2.2 Định hƣớng đối với giáo viên khi hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu Tức cảnh

Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng theo đặc trƣng thơ trữ tình .............. 47

Chƣơng ba: Thiết kế thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm ................ 61

3.1 Thiết kế thực nghiệm.............................................................................. 61

3.2 Nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm thực nghiệm ........................... 78

3.3. Một vài kết luận đƣợc rút ra sau khi thực nghiệm.................................. 81

KẾT LUẬN ................................................................................................. 82

Tài liệu tham khảo........................................................................................ 85

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

1.1. Thơ văn Hồ Chí Minh giữ vị trí quan trọng trong văn học dân tộc

nói chung và văn học nhà trƣờng nói riêng.

Sinh thời, Hồ Chí Minh không xem mình là một nhà thơ. Ngƣời không

coi thơ văn là phƣơng tiện để lập thân, để “lưu danh hậu thế”. Ngƣời đã từng

tán thƣởng câu thơ của Viên Mai:

“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương”.

Tuy quan niệm về thơ nhƣ thế nhƣng thơ của Ngƣời lại là những tác phẩm vô

giá trong kho tàng văn học Việt Nam hiện đại.

Có ngƣời nhận xét: Chất thép và chất tình luôn hoà quyện trong thơ,

nhất là thơ chiến khu của Hồ Chí Minh. Thật vậy, không ít bài thơ của Hồ Chí

Minh vừa đậm chất trữ tình lại vừa mang tính cách mạng, tính tƣ tƣởng cao.

Chính vì thế, đã từ lâu thơ Hồ Chí Minh có mặt trong sách giáo khoa từ bậc

tiểu học đến bậc đại học. Thơ Hồ Chí Minh đƣợc đƣa vào chƣơng trình SGK

trong nhà trƣờng với mục đích giáo dục cao đẹp đó là: góp phần bồi dƣỡng

tình cảm thẩm mỹ và cách làm ngƣời cho thế hệ trẻ Việt Nam.Và dạy học

sinh cách làm ngƣời qua thơ Bác phải là một quá trình lao động nghệ thuật

không mệt mỏi, rất công phu của nền giáo dục Việt Nam.

1.2. Thơ Hồ Chí Minh trong chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ Văn

THCS có tập “Nhật ký trong tù” (trích giảng) và ba bài thơ Ngƣời viết ở chiến

khu Việt Bắc: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.

Tuy đã có mặt khá lâu trong chƣơng trình THCS và đƣợc giáo viên, học

sinh yêu thích, nhƣng hiệu quả dạy học những bài thơ này đến nay vẫn chƣa

đạt yêu cầu mong muốn theo tinh thần đổi mới. Việc dạy học thơ trữ tình Hồ

Chí Minh ở THCS đến nay vẫn còn những hạn chế nhƣ: Đa số các em vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2

chƣa hiểu sâu sắc chất trữ tình, và nhất là mối quan hệ giữa chất thép và chất

tình trong những bài thơ của Bác. Từ đó, dẫn tới hạn chế là học sinh chƣa

hiểu đƣợc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuật ở những bài thơ giản dị nhƣng

sâu sắc của Bác.

1.3. Ba bài thơ Tức Cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng của Hồ

Chí Minh đƣợc ra đời ở căn cứ địa Việt Bắc – nơi học sinh các dân tộc thiểu

số sinh sống. Từ ngữ, hình ảnh trong các bài thơ này có nét gần gũi với các

em. Tuy nhiên, hàng rào ngôn ngữ vẫn là một vấn đề mà các trƣờng học miền

núi dễ vấp phải. Đó là việc dạy ý tứ thơ Bác đằng sau những ngôn từ giản dị

nhƣ chính con ngƣời Bác cho các em ở độ tuổi 13, 14. Do đó, GV cần có cách

vận dụng các biện pháp, phƣơng pháp dạy - học thích hợp để đạt hiệu quả

mong muốn. Đây là những băn khoăn, trăn trở và đồng thời là lý do khiến

chúng tôi chọn đề tài: “Dạy - học thơ Hồ Chí Minh ở lớp 7 và 8 trường

THCS (miền núi) theo đặc trưng thơ trữ tình”.

2. Lịch sử vấn đề

- Vài nét về lịch sử nghiên cứu thơ ca chiến khu của Hồ Chí Minh

Thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đã đƣợc quan tâm, nghiên cứu ở những

góc độ khác nhau. Riêng về thơ ca chiến khu của Bác có một số nhà nghiên

cứu giàu kinh nghiệm tìm tòi, khảo cứu nhƣ: Hoàng Xuân Nhị, Tìm hiểu thơ

Hồ Chủ Tịch, Nxb ĐH và THCN, 1976; Hà Minh Đức, Hồ Chí Minh, nhà thơ

lớn của dân tộc, Nxb KHXH, 1979; Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề phương

pháp tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chủ Tịch, Nxb GD 1981.

Thơ ca chiến khu của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Thanh Niên, 2000,

của hai tác giả Vũ Châu Quán và Nguyễn Huy Quát là những phát hiện,

những thông tin khoa học đáng quý về thơ Bác trong thời kỳ kháng chiến

chống Pháp gian khổ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3

Là một ngƣời quan tâm đến vẻ đẹp trong thơ của Hồ Chủ tịch, tác giả

Thƣ Trai đã có bài viết khá sắc sảo về bài thơ Nguyên Tiêu với nhan đề Trăng

xưa ngời sáng với xuân này đăng trên tạp chí Thơ, số 1, năm 2006. Trong bài

viết của mình, tác giả phân tích, bình giá vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài

thơ “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh.

Vấn đề hoàn cảnh ra đời của những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt

Bắc những năm chống Pháp cũng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Với nhan đề

“Cách mạng, trăng và thơ”, Văn nghệ số 3 (20-1-2007) của Hoàng Quảng

Uyên và bài báo “ Tìm hiểu xuất xứ hai bài thơ của Bác”, Văn nghệ số 1 (6-

1-2007) của tác giả Trần Hành, đều nói về hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ

Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya. Tuy nhiên, những suy luận của hai tác

giả trên vẫn mang tính chủ quan, thiếu chứng cứ lịch sử và chƣa có sức thuyết

phục ngƣời đọc. PGS.TS. Nguyễn Huy Quát đã có bài trao đổi, đính chính về

vấn đề này qua bài “ Bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc và Cảnh khuya đƣợc ra đời

ở đâu?” [30, 151 - 158].

Là một nhà giáo, một ngƣời say mê nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh,

tác giả Nguyễn Huy Quát có một công trình khoa học mang tên Nghiên cứu

văn học và đổi mới phương pháp dạy học văn, Nxb ĐHTN, 2008. Cuốn sách

này đã có những bài nghiên cứu về thơ ca chiến khu của Hồ Chí Minh. Một

phần trong công trình nghiên cứu là cảm nhận về những bài thơ trữ tình ở

chiến khu của Bác, và tác giả đã khảo cứu, sƣu tầm những bản dịch khác nhau

về bài thơ Nguyên tiêu của Hồ Chí Minh.

Ngoài ra còn có khá nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành

phân tích, bình giá vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Nguyên Tiêu”

của Hồ Chí Minh. Ví dụ nhƣ: Ngày Thơ Việt Nam đọc lại Nguyên Tiêu của

Bác Hồ” của tác giả Bùi Công Thuấn (Văn nghệ, số 8, ra ngày 23.8.2008).

Ngày xuân đọc Nguyên Tiêu của Bác Hồ” của tác giả Nguyễn Quang Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4

(Văn nghệ, số 6, ngày 07.02.2009). “Tính cách mạng trong những bài thơ

mang phong vị cổ thi của Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Huy Quát, (Văn

nghệ Thái Nguyên, số 270+271+272, năm 2009).

- Về nghiên cứu dạy - học thơ chiến khu của Hồ Chí Minh ở lớp 7 và

8 THCS

Trong cuốn sách về tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Vũ Dƣơng

Quỹ (Nxb Giáo Dục, 1998) có gợi ý tìm hiểu phân tích những bài thơ trữ tình

của Bác, nhƣ: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. Đặc biệt

hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đƣợc tác giả bình giảng kỹ hơn

cả.

Cuốn sách Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh của tác giả

Lê Xuân Đức là kết quả nghiên cứu khoa học rất công phu. Trên cơ sở phân

tích những bài thơ cụ thể, tác giả đã bƣớc đầu khái quát, đúc kết phƣơng pháp

nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc chuyên tâm phân tích

từng bài thơ của Bác với số lƣợng nhƣ của cuốn sách này thể hiện niềm say

mê đặc biệt trong nghiên cứu, thƣởng thức văn học của tác giả. Cuốn sách

gồm hai phần:

I- Đọc thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần này trình bày cách thức phân

tích thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là, từ một quan niệm về thơ đến một thực

tế thơ và phƣơng pháp đọc thơ Hồ Chí Minh.

II- Đến với những bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phần này đi sâu

phân tích những bài thơ cụ thể, bao gồm phần thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt -

những bài thơ tiêu biểu có giá trị về nhiều mặt.

Ở cuốn sách này, mảng thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đƣợc nghiên cứu

với nhiều bài tiêu biểu. Trong đó có ba bài thơ đã nói ở luận văn này: “Cuộc

đời cách mạng thật là sang” (Tức cảnh Pác Bó), “Chƣa ngủ vì lo nỗi nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5

nhà” (Cảnh khuya), “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Nguyên tiêu

- Rằm tháng giêng).

Khi bàn về giải pháp dạy học thơ trữ tình hiện đại với bài viết “Đọc -

hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong SGK Ngữ Văn 7”(2003,Văn học tuổi

trẻ số 12) TS.Nguyễn Trọng Hoàn có đề cập đến việc hƣớng dẫn học sinh đọc

- hiểu thơ trữ tình hiện đại Việt Nam trong đó có hai bài Cảnh khuya và bài

Rằm tháng giêng, nhƣng mới chỉ dừng lại ở những gợi ý cơ bản, chƣa đi vào

khai thác sâu và có những câu hỏi gợi dẫn xác thực.

Vấn đề hoàn cảnh cảm hứng của thơ trữ tình đã đƣợc một số nhà nghiên

cứu chọn làm xuất phát điểm cho quá trình tìm hiểu và phân tích thơ Hồ chủ

Tịch. “Đọc - hiểu thơ trữ tình trong mối quan hệ với hoàn cảnh cảm hứng của

tác giả” của tác giả Nguyễn Huy Quát là một bài viết thể hiện sâu sắc điều đó.

[30, 232]. Ở bài viết của mình, tác giả đã xác minh hoàn cảnh ra đời một số

bài thơ của Bác, trong đó có bài Cảnh khuya. Tác giả khẳng định: “Hoàn

cảnh cảm hứng là yếu tố có liên quan mật thiết với nội dung tư tưởng và nghệ

thuật của bài thơ. Đọc hiểu, phân tích, bình giá thơ trữ tình trong nhà trường

cần phải hiểu rõ điều này để khỏi làm mất đi giá trị đặc sắc của nó.” [30,

232]

Mặc dù những bài thơ Bác viết ở chiến khu đã đƣợc nhiều nhà giáo dục

quan tâm nghiên cứu, nhƣng vấn đề dạy những bài thơ đó theo đặc trƣng thể

loại vẫn có những khía cạnh cần đƣợc tiếp tục giải quyết. Trong đó, mục đích

chính của chúng tôi là làm thế nào để giúp học sinh miền núi có cách tiếp cận

với những bài thơ trữ tình của Hồ Chí Minh đạt hiệu quả cao hơn.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế dạy - học thơ Hồ Chí Minh

ở THCS, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để góp phần nâng cao hiệu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!