Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học chủ đề "Hệ thức Vi-Ét và ứng dụng" nhằm rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh trung học cơ sở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ CAO THƯỢNG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC VI-ÉT VÀ ỨNG DỤNG”
NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VŨ CAO THƯỢNG
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC VI-ÉT VÀ ỨNG DỤNG”
NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ HỌC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Đức Quang
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Đức Quang, các kết quả nghiên cứu là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Cao Thượng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự
cố gắng nỗ lực của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy cô, cũng
như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên
cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS. Phạm Đức Quang, người đã
hết lòng giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể quý
Thầy cô trong khoa Toán, Bộ phận sau đại học - Phòng đào tạo - trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình học tập nghiên cứu
và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các anh chị đồng
nghiệp đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên
cứu khoa học.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Vũ Cao Thượng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .............................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 3
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Giải thuyết khoa học ................................................................................................. 4
6. Những đóng góp mới................................................................................................ 4
7. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................................... 5
1.1. Một số vấn đề chung về tự học .............................................................................. 5
1.1.1. Vai trò của tự học và một số nghiên cứu về tự học ............................................ 5
1.1.2. Quan niệm về tự học và đặc trưng cơ bản của tự học....................................... 12
1.2. Kỹ năng và kĩ năng tự học ................................................................................... 15
1.2.1. Kỹ năng............................................................................................................. 15
1.2.2. Kỹ năng tự học.................................................................................................. 17
1.2.3. Cấu trúc và thành phần của KNTH................................................................... 17
1.2.4. HĐ tự học môn Toán của học sinh THCS........................................................ 20
1.3. Thực trạng dạy học chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” ở trường THCS......... 25
1.3.1. Cơ hội rèn KNTH cho HS qua chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” .............. 25
1.3.2. Tình hình dạy tự học chủ đề “Hệ thức Vi ét và ứng dụng” ở trường THCS.... 30
1.3.3. Một số KNTH chủ đề “Hệ thức Vi ét và ứng dụng” cần rèn luyện cho HS..... 31
1.4. Kết luận chương 1................................................................................................ 32
Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC VI-ÉT
VÀ ỨNG DỤNG” NHẰM TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ
HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................................... 34
iv
2.1. Định hướng và căn cứ xây dựng các biện pháp dạy học ..................................... 34
2.2. Một số biện pháp dạy học chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” nhằm rèn
luyện KNTH toán cho HS THCS ............................................................................... 35
2.2.1. Biện pháp 1: GV gợi động cơ, tạo hứng thú tự học cho học sinh khi dạy
học chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng”.................................................................... 35
2.2.2. Biện pháp 2: GV tập luyện cho học sinh những KNTH cụ thể đối với nội
dung “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng”............................................................................. 40
2.2.3. Biện pháp 3: GV tổ chức hướng dẫn học sinh tự kiểm tra đánh giá HĐ tự
học và kết quả khi dạy học chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng”. ............................. 47
2.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng dụng hệ thống bài tập phân bậc về hệ thức Vi-ét
và ứng dụng để sử dụng cho HĐ tự học giải toán. ..................................................... 51
2.2.5. Biện pháp 5: Sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập có phân bậc giúp HS
tự học.......................................................................................................................... 74
2.2.6. Biện pháp 6: Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ HĐ tự học “Hệ thức Viét và ứng dụng”........................................................................................................... 80
2.3. Kết luận chương 2................................................................................................ 84
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................................ 86
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm .................................................................... 86
3.1.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 86
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................... 86
3.2. Kế hoạch và đối tượng thực nghiệm.................................................................... 86
3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm........................................................................... 87
3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá ........................................................................ 95
3.4.1. Nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá ......................................................... 95
3.4.2. Đánh giá định lượng ......................................................................................... 97
3.4.3. Nhận xét định tính............................................................................................. 99
3.5. Kết luận chương 3.............................................................................................. 102
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 103
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 105
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt Viết đầy đủ
BP Biện pháp
DH Dạy học
ĐC Đối chứng
ĐHSP Đại học sư phạm
GV Giáo viên
HĐ Hoạt động
HS Học sinh
KN Kỹ năng
KNTH Kỹ năng tự học
NL Năng lực
NXB Nhà xuất bản
PP Phương pháp
PPDH Phương pháp dạy học
PT Phương trình
SGK Sách giáo khoa
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lựa chọn câu hỏi bài tập tự học dành cho HS yếu..................................... 75
Bảng 2.2. Lựa chọn bài tập tự học dành cho HS trung bình....................................... 75
Bảng 2.3. Lựa chọn bài tập tự học dành cho HS khá giỏi .......................................... 75
Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số kết quả của bài kiểm tra 45 phút lớp thực
nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC)......................................................... 98
Bảng 3.2. Bảng phân bố về tần suất điểm kiểm tra 45 phút ....................................... 98
Bảng 3.3. Kết quả của nhóm 4 HS trước và sau TN................................................... 99
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố tần suất điểm bài kiểm tra 45 phút của lớp TN và
lớp ĐC................................................................................................... 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, nhân loại đang bước vào một nền văn minh trí tuệ, một nền kinh tế
tri thức, một xã hội thông tin. Thế giới đang trong cuộc chạy đua về tốc độ trong phát
triển kinh tế - xã hội. Bối cảnh đó đòi hỏi ở mỗi quốc gia nguồn nhân lực có trình độ
cao. Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện
tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào?
Trong nền kinh tế tri thức, ưu thế không hoàn toàn lệ thuộc vào các yếu tố
truyền thống như tài nguyên, đất đai, nhân công,… mà yếu tố có ý nghĩa quyết định
là trí tuệ con người, là đội ngũ lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên
gia. Việt Nam muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu”, trước tiên phải làm tốt
chiến lược “trồng người” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ có phát triển
giáo dục, phát triển NL sẵn có trong mỗi con người, chúng ta mới có thể đi tắt, đón
đầu và phát huy thế mạnh của con người Việt Nam (yêu nước, ham học, thông minh,
sáng tạo,…) để xây dựng và phát triển đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò
của giáo dục trong việc phát huy nhân tố con người là kim chỉ nam để Đảng và Nhà
nước ta xây dựng đường lối giáo dục và đào tạo trong tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chương 1, Điều 5, khoản 2 của Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (bổ sung năm 2009, theo văn bản 44/2009/QH12) đã chỉ rõ:
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng
tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh NL tự học, khả năng thực hành, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh những
thành tựu, kết quả đã đạt được thì ngành giáo dục còn đó những mặt chưa như mong
đợi. Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn chậm đổi mới, chậm hiện đại
hóa, thiếu tính thực tiễn, chưa thật gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề
nghiệp; chưa thực sự phát huy tính sáng tạo, NL của HS. Do áp lực của thi cử nên
tình trạng dạy học theo hướng nhồi nhét kiến thức vẫn còn khá phổ biến. Thầy trò
làm việc theo lề lối giáo điều, sách vở, coi nhẹ thực hành dẫn đến HS chưa phát huy
được các NL của mình …
2
Đứng trước những bất cập này, tất yếu cần đổi mới giáo dục. Nghị quyết Số:
29-NQ/TW (về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được hội nghị Trung ương 8, khóa XI thông qua) đã
chỉ rõ: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành
phẩm chất, NL công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề
nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý
tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, NL và kỹ năng thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích
học tập suốt đời”.
Tiếp thu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể (ban hành 12/2018) [3] được xây dựng theo hướng hình thành và phát
triển các phẩm chất và NL chung cốt lõi cho HS, tập trung vào những NL sau: NL tự
học; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo; NL thẩm mỹ; NL thể chất; NL giao tiếp; NL
hợp tác; NL tính toán; NL công nghệ thông tin và truyền thông.
Việc dạy HS tự học là tất yếu bởi vì các em chính là chủ thể nhận thức (tự giáo
dục). Theo tư tưởng của Chương trình giáo dục mới, tự học còn được xem lại là một
trong những NL chung, giúp nâng cao kết quả học tập của HS và chất lượng giáo dục
của nhà trường. Do đó, hướng dẫn HS tự học được xem là biểu hiện cụ thể của việc
đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông và cũng là nhằm đạt được một
trong những mục tiêu của giáo dục.
Trong chương trình môn Toán ở trường phổ thông nước ta, chủ đề “Hệ thức Vi-ét
và ứng dụng” có một vai trò quan trọng, là công cụ để học tập nhiều nội dung khác.
Thực tiễn cho thấy dạy chủ đề này thông thường GV thường cung cấp cho HS kiến thức
và cách giải từng loại bài và chữa một số ví dụ ở mỗi dạng bài. Đặc biệt, đây còn là chủ
đề khá khó đối với nhiều HS, do vậy không phải HS nào cũng đủ thời gian để thấu hiểu,
ghi nhớ và vận dụng các kiến thức mà giáo viên truyền thụ ở trên lớp. Vì vậy, để có thể
đáp ứng yêu cầu thì việc tự học, tự nghiên cứu của HS là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên và nghiên cứu, trải nghiệm của bản thân, tác giả chọn
Dạy học chủ đề “Hệ thức Vi-ét và ứng dụng” nhằm rèn luyện kỹ năng tự học cho học
sinh Trung học cơ sở làm đề tài luận văn thạc sĩ.