Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông nhằm rèn luyện một số thành tố của tư duy sáng tạo
PREMIUM
Số trang
108
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1927

Dạy học chủ đề bất đẳng thức cho học sinh trung học phổ thông nhằm rèn luyện một số thành tố của tư duy sáng tạo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG VĂN TUYÊN

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHẰM RÈN LUYỆN MỘT SỐ THÀNH TỐ

CỦA TƢ DUY SÁNG TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

ĐẶNG VĂN TUYÊN

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

NHẰM RÈN LUYỆN MỘT SỐ THÀNH TỐ

CỦA TƢ DUY SÁNG TẠO

Ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán

Mã số: 8 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Phƣơng

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Phương. Tôi không sao chép từ bất kỳ công trình

nào khác.

Các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kì công

trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn

Đặng Văn Tuyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin trân trọng cảm ơn các giảng viên của Trường Đại

học Sư phạm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tác giả trong suốt khóa

học và quá trình nghiên cứu đề tài.

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Sư phạm dưới sự hướng dẫn khoa học

của PGS.TS Nguyễn Thị Lan Phương. Tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn

sâu sắc tới cô.

Lời cảm ơn chân thành và sự biết ơn của tác giả cũng xin gởi tới lãnh đạo,

các GV Trường THPT Xuân Trường B và đặc biệt các GV Tổ Toán - Tin của trường,

tập thể HS các lớp 10A1, 10A2, 10A10, 10B đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá

trình thực nghiệm các ý tưởng khoa học trong luận văn.

Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình bạn bè và đặc biệt là các bạn trong lớp Cao

học Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán K25B của trường Đại học Sư

phạm Thái Nguyên là nguồn động viên cổ vũ to lớn để tiếp thêm sức mạnh cho tác

giả trong suốt những năm tháng học tập và thực hiện đề tài.

Mặc dù đã hết sức cố gắng song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,

tác giả mong được lượng thứ và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu

của thầy cô và các bạn.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả

Đặng Văn Tuyên

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ............................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4

5. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

7. Dự kiến đóng góp mới của luận văn................................................................5

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN

MỘT SỐ THÀNH TỐ CỦA TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HS TRONG

DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG ..............................................................................................6

1.1. Cơ sở lý luận.................................................................................................6

1.1.1. Tư duy........................................................................................................6

1.1.2. Tư duy sáng tạo .......................................................................................11

1.1.3. Phát triển tư duy sáng tạo cho HS ...........................................................18

1.2. Cơ sở thực tiễn vấn đề phát triển TDST cho HS trong dạy học môn Toán

tại Trường THPT Xuân Trường B, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định .....29

1.2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................29

1.2.2. Một số phát hiện cơ bản ..........................................................................29

1.2.3. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng ...................................................33

1.3. Kết luận chương 1.......................................................................................35

iv

Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC THÀNH TỐ CỦA

TƢ DUY SÁNG TẠO CHO HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA

VIỆC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC........................................36

2.1. Một số định hướng xây dựng các biện pháp ..............................................36

2.2. Một số biện pháp sư phạm phát triển tư duy sáng tạo cho HS thông qua

dạy học chủ đề bất đẳng thức lớp 10 ban nâng cao...................................37

2.2.1. Biện pháp 1: Trang bị cho HS một số kiến thức cơ bản để chứng

minh bất đẳng thức ....................................................................................37

2.2.2. Biện pháp 2: Rèn luyện cho HS các thao tác tư duy cơ bản ...................47

2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện một số thành tố của tư duy sáng tạo .................57

2.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường cho HS giải các bài toán thực tiễn để từ đó

hình thành động cơ sáng tạo cho HS.........................................................60

2.3. Kết luận chương 2.......................................................................................62

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM.......................................................63

3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................63

3.1.1. Mục đích thực nghiệm.............................................................................63

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm..............................................................63

3.2. Nội dung và thời gian, đối tượng thực nghiệm ..........................................63

3.2.1. Nội dung thực nghiệm.............................................................................63

3.2.2. Thời gian thực nghiệm.............................................................................63

3.2.3. Trường, lớp chọn thực nghiệm................................................................63

3.3. Tổ chức triển khai thực nghiệm sư phạm...................................................64

3.4. Phương án thực nghiệm..............................................................................66

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm....................................................................67

3.5.1. Kết quả định tính .....................................................................................67

3.5.2. Kết quả định lượng ..................................................................................68

3.5.3. Nhận xét....................................................................................................73

3.6. Kết luận Chương 3......................................................................................79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................81

1. Kết luận..........................................................................................................81

2. Khuyến nghị...................................................................................................82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................84

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Chữ viết tắt Viết đầy đủ

1 BĐT Bất đẳng thức

2 DH Dạy học

3 ĐC Đối chứng

4 GV Giáo viên

5 HS Học sinh

6 QTDH Quá trình dạy học

7 TDST Tư duy sáng tạo

8 THPT Trung học phổ thông

9 TN Thực nghiệm

10 TNSP Thực nghiệm sư phạm

11 THPT Trung học phổ thông

12 TTTD Thao tác tư duy

v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Biểu hiện TDST chủ yếu của HS THPT.........................................22

Bảng 1.2. Thực trạng các biện pháp dạy học GV THPT để phát triển tư

duy sáng tạo cho HS........................................................................30

Bảng 1.3. Thực trạng những biểu hiện về TDST của HS trong giờ học .........31

Bảng 1.4. Ý kiến của GV các vấn đề đặt ra để phát triển tư duy cho HS .......32

Bảng 3.1. Kết quả điều tra phiếu hỏi HS lớp thực nghiệm (trước thực nghiệm).. 68

Bảng 3.2. Kết quả điều tra phiếu hỏi HS lớp thực nghiệm (sau thực nghiệm)..... 69

Bảng 3.3. Kết quả điểm lớp TN và ĐC ...........................................................70

Bảng 3.4. Bảng phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra ...................................71

Bảng 3.5. Bảng phân loại kết quả học tập của HS...........................................72

Bảng 3.6. Các tham số thống kê kết quả của lớp TN và ĐC...........................73

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Biểu đồ 3.1. Kết quả điểm lớp TN và ĐC.........................................................71

Biểu đồ 3.2. Bảng phân bố tần suất điểm số bài kiểm tra .................................71

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân loại kết quả học tập của HS....................................72

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Theo Nguyễn Bá Kim: “Tính linh hoạt, tính độc lập và tính phê phán là những

điều kiện cần thiết của tư duy sáng tạo, là những đặc điểm về những mặt khác nhau

của tư duy sáng tạo. Tính sáng tạo của tư duy thể hiện rõ nét ở khả năng tạo ra cái

mới, phát hiện vấn đề mới, tìm ra hướng đi mới, tạo ra kết quả mới. Nhấn mạnh cái

mới không có nghĩa là coi nhẹ cái cũ”.

Tôn Thân quan niệm: “Tư duy sáng tạo là một dạng tư duy độc lập tạo ra ý

tưởng mới, độc đáo và có hiệu quả giải quyết vấn đề cao… Tư duy sáng tạo là tư duy

độc lập và nó không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Tính độc lập của nó bộc lộ

vừa trong việc đặt mục đích vừa trong việc tìm giải pháp. Mỗi sản phẩm của tư duy

sáng tạo đều mang rất đậm dấu ấn của mỗi cá nhân đã tạo ra nó”.

V.A. Crutexki chỉ ra mức độ TDST: HS tự nêu ra, khám phá vấn đề. Bước đầu

có thể theo được định hướng của GV.

Trong cuốn “Sáng tạo Toán học”, G.Polya cho rằng: “Một tư duy gọi là có thể

coi là sáng tạo nếu tư duy đó tạo ra những tư liệu, phương tiện giải các bài toán sau này”.

Như vậy TDST là một dạng tư duy độc lập, tạo ra ý tưởng mới độc đáo và có

hiệu quả giải quyết vấn đề cao.

Một số thành tố đặc trưng của TDST:

- Rubinstein cho rằng TDST bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề. Sáng tạo

bắt đầu từ thời điểm khi các phương pháp logic để giải quyết nhiệm vụ là không đủ,

hoặc vấp phải trở ngại. Bắt đầu từ tình huống gợi vấn đề, TDST giải quyết mâu thuẫn

tồn tại trong tình huống đó với hiệu quả cao, thể hiện ở tính hợp lí, tiết kiệm, tính khả

thi và cả vẻ đẹp của giải pháp.

- Theo nghiên cứu của Trần Trọng Thủy (2000) thì cấu trúc của TDST có năm

đặc trưng cơ bản: Tính mềm dẻo; tính nhuần nhuyễn; tính độc đáo; tính nhạy cảm vấn

đề; tính trau chuốt.

Một số biểu hiện tư duy sáng tạo của HS trong học toán:

- Cấp độ thứ nhất là khả năng nắm bắt kiến thức nhanh và tốt; hình thành kỹ

năng, kỹ xảo và cách giải toán tương ứng. Cấp độ thứ hai là khả năng sáng tạo ra

những kết quả mới có giá trị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!