Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh năm qua và khả năng, xu hướng phát triển Công ty 20
MIỄN PHÍ
Số trang
22
Kích thước
288.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1971

Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh năm qua và khả năng, xu hướng phát triển Công ty 20

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÁO CÁO THỰC TẬP

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY 20

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20

Công ty 20 mà tiền thân là Xí nghiệp May 20 thuộc Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc

phòng là một trong những doanh nghiệp ra đời sớm nhất của ngành Hậu cần quân đội. Ra

đời từ ngày 18/2/1957 đến nay đã 44 năm xây dựng và trưởng thành, sự phát triển của công

ty gắn liền với quá trình phát triển của ngành Hậu cần nói riêng và nền công nghiệp quốc

phòng của đất nước.

Công ty là doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tổng cục Hậu cần (TCHC) - Bộ Quốc

phòng (BQP), có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu dân sự để

giao dịch trong các hoạt động kinh tế.

Nhiệm vụ chính của công ty là:

- Sản xuất các sản phẩm quốc phòng, chủ yếu là hàng dệt, may theo kế hoạch hàng

năm và dài hạn của TCHC - BQP.

- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng dệt, may phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong

nước và tham gia xuất khẩu.

- Xuất nhập khẩu các sản phẩm, vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất các mặt hàng

thuộc ngành may và dệt của công ty.

Quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập tới nay có thể khái quát thành 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn từ năm 1957 - 1964:

Tiền thân của Công ty 20 là "Xưởng may đo hàng kỹ" ra đời ngày 18/2/1957, tại

phòng làm việc của chủ Nhà may da Thuỵ Khuê, thuộc quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,

gọi tắt là X20.

Nhiệm vụ của xưởng khi mới thành lập là đo may phục vụ cán bộ trung cao cấp trong

toàn quân, tham gia nghiên cứu và chế thử các kiểu quan trang quân phục cho bộ đội.

Về biên chế ban đầu X20 có 36 người, cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

Về mô hình sản xuất giống như một tổ hợp sản xuất (gồm 3 tổ sản xuất, 1 bộ phận kỹ

thuật đo cắt, 1 tổ hành chính - hậu cần).

Tháng 12/1962, TCHC - BQP chính thức ban hành nhiệm vụ cho X20 theo quy chế xí

nghiệp quốc phòng. Sự công nhận pháp lý đã tạo tiền đề cho xí nghiệp phát triển mở rộng quy

mô sản xuất, tiếp cận dần với sản xuất công nghiệp. Xí nghiệp bắt đầu nghiên cứu tổ chức các

dây chuyền sản xuất hàng loạt và tổ chức mạng lưới may gia công ngoài xí nghiệp.

Từ năm 1963 trở đi, sản xuất gia công ngoài xí nghiệp được đẩy mạnh với gần 30

hợp tác xã may mặc ở miền Bắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành may Quân đội nhân

dân Việt Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- 1 -

Giai đoạn từ năm 1965 - 1975:

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cùng với sự phát triển nhanh chóng của Quân

đội nhu cầu đảm bảo quân trang cho bộ đội không ngừng tăng lên về số lượng. Để thực hiện

nhiệm vụ xí nghiệp đã nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động, đưa tổng

quân số lên hơn 700 người. Đồng thời tiếp nhận và mua sắm thêm trang thiết bị mới.

Đến năm 1970 xí nghiệp đã thành lập các ban nghiệp vụ và các phân xưởng thay thế

cho các tổ nghiệp vụ và tổ sản xuất. Bao gồm: 7 ban nghiệp vụ và 4 phân xưởng (2 phân

xưởng may; 1 phân xưởng cắt và 1 phân xưởng cơ khí).

Những năm cuối của giai đoạn này, Xí nghiệp May 20 phát triển nhanh về mọi mặt, lực lượng

công nhân tăng nhiều, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư thêm, cơ khí hoá được đẩy mạnh.

Giai đoạn từ năm 1975 - 1987:

Đây là thời kỳ chuyển mình sau chiến tranh của cả nước. Các xí nghiệp quốc phòng

nói chung và Xí nghiệp May 20 nói riêng chuyển hướng sản xuất từ thời chiến sang thời

bình phải đứng trước 2 thử thách lớn: bảo đảm sản xuất tiếp tục phát triển và bảo đảm ổn

định đời sống cán bộ, công nhân viên.

Để hoàn thành nhiệm vụ xí nghiệp đã tiến hành một loạt các biện pháp như: tổ chức

sản xuất, kiện toàn bộ máy quản lý, tăng cường quản lý vật tư, đẩy mạnh sản xuất phụ để

tận dụng lao động và phế liệu, phế phẩm; liên kết kinh tế với đơn vị bạn,... Chuẩn bị tốt

cho việc đi sâu vào hạch toán kinh tế kinh doanh XHCN.

Năm 1985, sự tinh giảm biên chế trong quân đội dẫn tới khối lượng quân trang sản xuất

giảm. Xí nghiệp lâm vào tình trạng thiếu việc làm, không sử dụng hết năng lực sản xuất, đời

sống công nhân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, được sự đồng ý của TCHC, sự giúp

đỡ của Bộ Công nghiệp nhẹ và Liên hiệp các xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu may mặc Việt

Nam, Xí nghiệp đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, vay 20.000 USD để mua sắm trang thiết bị

chuyên dùng, đổi mới dây chuyền công nghệ, tham gia may gia công hàng xuất khẩu.

Năm 1988, xí nghiệp được chấp nhận là thành viên của CONFECTIMEX, và tham

gia chương trình 19/5 về làm hàng gia công xuất khẩu cho bạn hàng Liên Xô.

Giai đoạn từ năm 1988 - 1992:

Việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự

điều tiết của Nhà nước, đã mở ra những triển vọng, những thuận lợi mới cho các doanh

nghiệp. Đồng thời cũng nảy sinh không ít khó khăn do bản thân cơ chế thị trường gây ra.

Trước tình hình đó, Xí nghiệp May 20 đã mạnh dạn chuyển hướng sang sản xuất

hàng gia công xuất khẩu cho các nước khu vực 2 như: Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều

Tiên, Nhật Bản. Việc tiếp cận thị trường mới gặp nhiều khó khăn đòi hỏi xí nghiệp phải có

những chuyển biến về công tác kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Xí nghiệp

đã nhanh chóng đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, trình

độ quản lý, tận dụng mọi cơ hội để đổi mới trang thiết bị, tạo cho xí nghiệp có đủ sức cạnh

tranh trong thời kỳ mới.

Năm 1989, Xí nghiệp May 20 vinh dự được Hội đồng Nhà nước tuyên dương danh

- 2 -

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!