Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đánh Giá Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông Lâm Trường Chuyển Về Địa Phương Tại Huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1140

Đánh Giá Tình Hình Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Có Nguồn Gốc Từ Các Nông Lâm Trường Chuyển Về Địa Phương Tại Huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN THỊ THU LAN

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN

SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG,

LÂM TRƯỜNG CHUYỂN VỀ ĐỊA PHƯƠNG TẠI

HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

MÃ SỐ: 8850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HOÀNG XUÂN PHƯƠNG

Hà Nội - 2021

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ

nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Lan

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng đào tạo sau đại học - Trường đại học

Lâm nghiệp; các thầy giáo, cô giáo Viện Quản lý đất đai và PTNT, đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình

học tập và nghiên cứu luận văn này.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Xuân Phương đã

trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn

thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Lương Sơn, Phòng

Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn, Chi nhánh Văn phòng Đăng

ký đất đai huyện Lương Sơn, Ủy ban nhân dân và công chức địa chính của

các xã, thị trấn thuộc huyện Lương Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và

cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu, tư liệu trong quá trình nghiên cứu luận

văn này.

Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn học viên cùng lớp, những

người thân trong gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình

học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2022

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thu Lan

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii

MỤC LỤC........................................................................................................iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................viii

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................... 6

1.1. Cơ sở lý luận về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................... 6

1.1.1. Một số khái niệm............................................................................... 6

1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.......................... 6

1.1.3. Nguyên tắc của việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất ............................................................................................................. 10

1.1.4. Các hình thức đăng ký đất đai........................................................ 15

1.1.5. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................... 16

1.2. Cơ sở pháp lý ........................................................................................ 17

1.2.1. Các văn bản pháp lý quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất .................................................................................................... 18

1.2.2. Các văn bản pháp lý quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đối với đất có nguồn gốc nông lâm trường chuyển về địa phương

quản lý....................................................................................................... 20

1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ................................................. 21

1.3.1. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam... 21

1.3.2. Tình hình hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh ......... 22

1.3.3. Tình hình chuyển đổi các nông lâm trường.................................... 24

1.3.4. Tình hình rà soát ranh giới, cắm mốc, cấp giấy chứng nhận quyền

iv

sử dụng đất đối với đất có nguồn gốc nông lâm trường .......................... 25

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 28

2.1. Địa điểm nghıên cứu............................................................................. 28

2.2. Thời gıan nghıên cứu ............................................................................ 28

2.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 28

2.4. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 28

2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 29

2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................... 29

2.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp ............................... 29

2.5.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp ................................................... 30

2.5.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 31

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện lương sơn .......................... 32

3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 32

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 35

3.2. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện lương

sơn ................................................................................................................ 45

3.2.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Lương Sơn........ 45

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 tại huyện Lương Sơn ............... 48

3.3. Tình hình chuyển đất nông, lâm trường cho địa phương quản lý trên địa

bàn huyện lương sơn, tỉnh hòa bình............................................................. 56

3.3.1. Khái quát về các nông, lâm trường quốc doanh trước đây trên địa

bàn huyện. Việc sắp xếp, chuyển đổi các nông, lâm trường quốc doanh.56

3.3.2. Tình hình chuyển đất từ nông, lâm trường quốc doanh giao cho các

địa phương quản lý ................................................................................... 58

3.4. Kết quả cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc nông,

lâm trường.................................................................................................... 68

v

3.4.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận QSD đất có nguồn gốc nông, lâm

trường trả về địa phương quản lý trên địa bàn huyện Lương Sơn........... 68

3.4.2. Những trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá

nhân có nguồn gốc nông, lâm trường trả về địa phương, huyện Lương

Sơn ............................................................................................................ 72

3.4.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân......................................... 72

3.5. Đánh giá của người sử dụng đất và cán bộ quản lý về tình hình cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc nông lâm trường chuyển về

địa phương quản lý ...................................................................................... 73

3.5.1. Thông tin chung về các hộ điều tra ................................................ 73

3.5.2. Đánh giá của các hộ điều tra về kết quả cấp GCNQSDĐ đối với đất

có nguồn gốc từ các nông lâm trường, cho hộ gia đình, cá nhân............ 75

3.5.3. Một số khó khăn các hộ dân gặp phải trong quá trình cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường tại

huyện Lương Sơn ...................................................................................... 78

3.5.4. Đánh giá của hộ dân về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác cấp

GCNQSDĐ tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình ........................................... 79

3.5.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông lâm trường trên địa bàn huyện

Lương Sơn................................................................................................. 81

3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình cấp GCNQSDĐ có nguồn

gốc nông lâm trường chuyển về địa phương ............................................... 85

3.6.1. Thuận lợi......................................................................................... 85

3.6.2. Khó khăn......................................................................................... 86

3.7. Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao kết

quả công tác cấp GCNQSDĐ có nguồn gốc từ nông, lâm trường về địa

phương quản lý ............................................................................................ 87

vi

3.7.1. Về công tác quản lý nhà nước đất đai............................................ 87

3.7.2. Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ............................................. 88

3.7.3. Về công tác tuyên truyền ................................................................ 88

3.7.4. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai ...................................... 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 93

PHỤ LỤC...........................................................................................................

vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Nghĩa tiếng việt

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCN Giấy chứng nhận

QSDĐ Quyền sử dụng đất

UBND Ủy ban nhân dân

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện Lương Sơn ....................... 36

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 huyện Lương Sơn..................... 49

Bảng 3.3: Số hộ sử dụng đất do CT TNHH 1 TV Cửu Long chuyển cho địa

phương quản lý................................................................................................ 60

Bảng 3.4: Số hộ sử dụng đất do Công ty TNHH một thành viên Thanh Hà

Hoà Bình chuyển cho địa phương quản lý...................................................... 62

Bảng 3.5: Số hộ sử dụng đất do CT Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội

chuyển cho địa phương quản lý ...................................................................... 62

Bảng 3.6: Số hộ sử dụng đất do Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp

Hoà Bình chuyển cho địa phương quản lý...................................................... 64

Bảng 3.7: Số hộ sử dụng đất chuyển cho địa phương quản lý........................ 66

Bảng 3.8: Kết quả cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc

nông, lâm trường trả về địa phương quản lý tại huyện Lương Sơn đến năm

2020................................................................................................................. 69

Bảng 3.9: Những trường hợp chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa

bàn huyện Lương Sơn ..................................................................................... 72

Bảng 3.10: Thông tin chung về các hộ điều tra tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình.........74

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá của hộ dân về công tác cấp GCNQSDĐ có

nguồn gốc từ nông lâm trường cho hộ gia đình, cá nhân................................ 75

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá của hộ dân về thủ tục hành chính của công tác

cấp GCNQSDĐ có nguồn gốc từ các nông lâm trường.................................. 77

Bảng 3.13: Khó khăn các hộ dân gặp phải trong quá trình cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường .................... 78

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của hộ dân về đội ngũ cán bộ thực hiện công tác

cấp GCNQSDĐ tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình .......................................... 79

Bảng 3.15: Đánh giá của các cán bộ quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến

công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Lương Sơn ....... 82

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam, các nông, lâm trường quốc doanh được hình thành từ

sau hòa bình lập lại ở Miền Bắc trong những năm 1955. Trải qua 66 năm hình

thành, phát triển của các nông lâm trường quốc doanh thì các quy định của

pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường quốc doanh cùng

dần được hình thành, có sự điều chỉnh và hoàn thiện hơn; từ đó, tạo cơ sở

pháp lý ngày càng vững chắc để Nhà nước giao đất, xác lập quyền về tư liệu

sản xuất cho các nông, lâm trường quốc doanh và tổ chức sản xuất, kinh

doanh, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, có những đóng góp

quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Lê Hải

Đường và cs, 2020). Nhìn chung, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các

nông, lâm trường từng bước được xây dựng, hoàn thiện; trong từng giai đoạn,

thời kỳ, đã cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai

cũng như định hướng, mục tiêu phát triển của các nông, lâm trường. Năm

2015 Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 112/2015/QH13 về tăng cường

quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các

công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ

gia đình cá nhân khác sử dụng (Quốc Hội, 2015) để nhằm mục đích tăng

cường hiệu lực quản lý, hiệu quả sử dụng đất đai và nguồn tài chính, tài

nguyên quốc gia thuộc các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng đất đai có nguồn gốc từ đất nông,

lâm trường. Theo báo cáo của bộ Tài nguyên và Môi trường tổng diện tích

đất giữ lại sau rà soát, sắp xếp nông, lâm trường là 1/868.513 ha. Tính đến

cuối năm 2020, mới chỉ có 34/45 tỉnh, thành phố cơ bản hoàn thành rà soát

ranh giới, cắm mốc, trong đó đã rà soát được 32.193 km/54.877 km (đạt 77,5

% khối lượng nhu cầu); cắm được 54.756 mốc/62.247 mốc (đạt 88 % khối

lượng nhu cầu). Về đo đạc lập bản đồ địa chính, đã có 38/45 tỉnh, thành phố

2

cơ bản hoàn thành, trong đó, đã đo đạc, lập bản đồ địa chính 1.335.637

ha/1.404.870 ha (đạt 95,1% khối lượng khối lượng nhu cầu); Về cấp Giấy

chứng nhận, trước khi thực hiện Nghị quyết số 112/2015/QH13, hầu hết các

công ty nông, lâm nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận. Thực hiện nhiệm vụ

theo Nghị quyết, có 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được giao đất, cho thuê đất là: Sơn

La, Hòa Bình, Bắc Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh

Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và Sóc Trăng; đã cấp đổi Giấy

chứng nhận theo kết quả đo đạc địa chính chính quy được 1.666 hồ sơ/9.862

hồ sơ (Trường Giang, 2021).

Hòa Bình là một tỉnh miền núi tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, với diện

tích đất tự nhiên là khoảng 4.600 km2

. Tỉnh gồm 10 huyện và 1 thành phố với

các dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, H’ Mông, trong đó dân

tộc Mường chiếm đa số với trên 63% (Cổng thông tin điện tử tỉnh Hòa Bình).

Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2018 diện tích đất lâm nghiệp tại tỉnh là

296,1 nghìn ha chiếm 64,49% (Tổng cục thống kê, 2019) với diện tích này

Hòa Bình là một trong những tỉnh có diện tích đất nông nghiệp/ diện tích đất

tự nhiên tương đối lớn. Trong 11 đơn vị hành chính huyện Lương Sơn là một

địa phương có khoảng cách gần thành phố Hà Nội và có diện tích đất lâm

nghiệp tương đối lớn.Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 4 nông, lâm

trường gồm (Công ty TNHH một thành viên Cửu Long, Công ty TNHH một

thành viên Thanh Hà Hoà Bình, Công ty Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà

Nội, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình), với tổng diện tích hiện

đang quản lý là 4187,253 ha, chiếm 11,10 % so với tổng diện tích tự nhiên

của huyện. Hiện tại đã xác định được diện tích, danh giới đất giữ lại và trả ra.

Thực hiện chủ trương đó, tỉnh Hòa Bình, huyện Lương Sơn đã làm việc

với các nông lâm trường trên địa bàn huyện, để tiếp nhận diện tích đất sản

xuất nông nghiệp để quản lý, tổ chức sử dụng hiệu quả tiết kiệm hơn. Căn cứ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!