Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Häc viÖn ChÝnh trÞ - hµnh chÝnh quèc gia
Hå ChÝ Minh
B¸o c¸o tæng hîp kÕt qu¶ nghiªn cøu
®Ò tµi khoa häc cÊp bé n¨m 2008
®¶ng céng s¶n ViÖt Nam l∙nh
®¹o c«ng t¸c t− t−ëng
trong thêi kú ®æi míi
M· sè: B08-17
C¬ quan chñ tr×: ViÖn LÞch sö §¶ng
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: TS. NguyÔn Danh Tiªn
Th− ký khoa häc: Ths. TrÇn ThÞ Vui
7244
26/3/2009
Hµ Néi - 2008
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS Nguyễn Danh Tiên
THƯ KÝ KHOA HỌC: Ths Trần Thị Vui
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN
CN Lê Xuân An Viện Lịch sử Đảng
CN Bùi Hữu Hanh Viện Lịch sử Đảng
PGS, TS Trần Thị Thu Hương Viện Lịch sử Đảng
Ths Trần Thị Mỹ Hường Viện Lịch sử Đảng
Ths Nguyễn Thị Hồng Mai Viện Lịch sử Đảng
Ths Nguyễn Danh Lợi Viện Lịch sử Đảng
CN Nguyễn Thị Tâm Viện Lịch sử Đảng
Nhà Báo Trúc Thanh Ban Tuyên giáo TW
Ths Đỗ Thị Oanh Viện Lịch sử Đảng
Ths Nguyễn Xuân Ớt Viện Lịch sử Đảng
Ths Lê Minh Phương Viện Lịch sử Đảng
Ths Nguyễn Thị Xuân Viện Lịch sử Đảng
MỤC LỤC
Mở đầu 4
Chương 1: Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng
và sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng
10
1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác tư tưởng trước thời kỳ đổi mới
10
1.2. Tình hình mới, yêu cầu mới đối với công tác tư tưởng và sự lãnh
đạo của Đảng trên lĩnh vực tư tưởng
22
1.3 Tình hình tư tưởng và những vấn đề đặt ra với công tác tư tưởng
trong thời kỳ mới
34
Chương 2: Quá trình Đảng lãnh đạo công tác tư tưởng trong thời
kỳ đổi mới
49
2.1 Chủ trương của Đảng đổi với công tác tư tưởng 49
2.2 Quá trình Đảng chỉ đạo công tác tư tưởng 66
2.3 Một số thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quá trình Đảng
lãnh đạo công tác tư tưởng
132
Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác tư tưởng trong tình hình hiện
nay
148
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chung 148
3.2 Một số phương hướng, giải pháp cụ thể 157
Kết luận 171
Danh mục tài liệu tham khảo 173
1
Chương 1
TÌNH HÌNH MỚI, YÊU CẦU MỚI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
TƯ TƯỞNG VÀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG
1.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác tư tưởng trước thời kỳ đổi mới
1.1.1 Khái lược về công tác tư tưởng
Theo quan điểm của các nhà kinh điển mác xít, công tác tư tưởng là
những hoạt động nhằm củng cố, phát huy hiệu quả của công tác lý luận, đưa
lý luận thâm nhập vào quần chúng, biến tri thức thành niềm tin vững chắc,
thành ý chí, tình cảm, nghị lực kiên định, biến lý luận thành sức mạnh vật chất
để cải tạo thế giới hiện thực: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể
thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ
bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất,
một khi nó thâm nhập vào quần chúng”1
.
Như vậy, đây là hai mặt của một vấn đề, không thể tách rời. Khi nói về
mối quan hệ này, V.I. Lênin cho rằng công tác tư tưởng và công tác lý luận
không có mục đích tự thân, nó phải phục vụ cho công tác tư tưởng lại phải
tiến hành trên cơ sở công tác lý luận. Theo V.I.Lênin làm công tác lý luận của
Đảng tức là dựa trên cơ sở lý luận, trên cơ sở những kết luận khoa học đúc rút
được từ lý luận và thực tiễn để phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tư
tưởng của Đảng. Chính vì công tác tư tưởng và công tác lý luận có mối quan
hệ biện chứng như vậy, nên không thể coi nhẹ mặt nào. Bất kỳ một đảng cách
mạng nào cũng phải coi cả hai công tác đó làm một nhiệm vụ quan trọng, cần
phải tiến hành đồng thời như V.I.Lênin đã nói: “Không thể là một nhà lãnh
đạo tư tưởng mà lại không làm công tác lý luận nói trên, cũng như không thể
là một nhà lãnh đạo tư tưởng mà lại không hướng công tác đó theo những nhu
1 . C.Mác-Ăngghen, Toàn tập, tập 1, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1994, tr. 580.
2
cầu của sự nghiệp, mà lại không tuyên truyền trong công nhân những kết luận
của lý luận đó”1
.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, công tác tư tưởng - lý luận
có vai trò rất quan trọng. Đó là khâu đột phá mở đường để trang bị cơ sở lý
luận cho các hoạt động thực tiễn, đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết:
“Các hệ thống lý luận tạo thành “bối cảnh xã hội” và “cơ sở lý luận” của các
phong trào thực tiễn”2
.
Vai trò định hướng, dẫn đường của công tác lý luận cũng được
V.I.Lênin nêu rõ: “Chỉ đảng nào được lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới
có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”3
. Với vai trò như vậy, công
tác tư tưởng - lý luận có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của cách mạng.
C. Mác và Ph.Ăngghen đã nói rõ điều đó: “Mỗi sai lầm phạm phải, mỗi thất
bại đều là hậu quả không tránh khỏi những luận điểm lý luận không chính xác
của cương lĩnh ban đầu”4
.
Công tác tư tưởng - lý luận không những đóng vai trò định hướng, dẫn
đường, là cơ sở của các hoạt động thực tiễn, mà còn là sức mạnh góp phần cải
biến hiện thực. V.I.Lênin khẳng định: “Tư tưởng trở thành sức mạnh khi nào
tư tưởng thâm nhập vào quần chúng”5
.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển mác xít, công tác tư tưởng - lý
luận có vai trò rất lớn, do đó, Đảng của giai cấp vô sản cần phải xác định công
tác tư tưởng - lý luận là một nhiệm vụ quan trọng và phải được tiến hành
thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện mục tiêu của Đảng.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, công tác tư tưởng - lý
luận có những nhiệm vụ sau:
1- Bảo vệ hệ tư tưởng cộng sản chủ nghĩa đấu tranh với hệ tư tưởng tư
sản.
1 . V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, Nxb.Tiến bộ Mátxcơva, 1978, tr. 382. 2 . C.Mác-Ăngghen, Toàn tập, tập 34, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 725. 3 . V.I.Lênin, Toàn tập, tập 6, Nxb.Tiến bộ Mátxcơva, 1975, tr. 32. 4 . C.Mác-Ăngghen, Toàn tập, tập 36, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1999, tr. 786. 5 . V.I.Lênin, Toàn tập, tập 34, Nxb.Tiến bộ Mátxcơva, 1976, tr. 137.
3
2- Tuyên truyền, giải thích các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng.
3- Đảm bảo sự thống nhất trong toàn Đảng.
Từ thực tiễn phát triển của xã hội loài người và trên cơ sở học thuyết
mác xít có thể khẳng định, công tác tư tưởng hình thành từ khi xã hội có giai
cấp. Mọi chính đảng, nhà nước đều tiến hành công tác tư tưởng và coi đó là
hoạt động quan trọng bậc nhất của mình.
Có nhiều cách tiếp cận khi đề cập đến khái niệm công tác tư tưởng.
Nếu xét theo quá trình hình thành, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng
của giai cấp giữ vị trí thống trị trong lịch sử thì “Công tác tư tưởng là hoạt
động có mục đích của một giai cấp, một chính đảng, nhằm hình thành và phát
triển hệ tư tưởng, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần
chúng hành động vì lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng”1
. Nếu tiếp cận theo quan
điểm của giai cấp vô sản thì “Công tác tư tưởng là hoạt động đa dạng và quan
trọng vào bậc nhất của Đảng Mác-Lênin và Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhằm
xây dựng, xác lập, phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, hình thành niềm
tin, định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học
cho con người, thúc đẩy con người hành động tích cực và sáng tạo, để thực
hiện thắng lợi lý tưởng và mục tiêu xã hội chủ nghĩa”2
. Cũng theo cách tiếp
cận này, “Công tác tư tưởng là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong
toàn bộ hoạt động cách mạng của Đảng. Công tác tư tưởng cùng với công tác
tổ chức góp phần xây dựng Đảng thành đội tiền phong, bộ tham mưu chiến
đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nó có nhiệm vụ giáo dục
chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chủ trương của Đảng cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng, nhằm nâng cao tính tự giác, chủ động, sáng tạo của họ trong
việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị cụ thể do Đảng đề ra; đồng thời nó
1 . Lương Khắc Hiếu: Nguyên lý công tác tư tưởng, tập 1, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1999, tr. 11-12. 2 . Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư tưởng,
Nxb.CTQG, Hà Nội, 1996, tr. 23.
4
cũng góp phần vào việc hình thành đường lối, chủ trương của Đảng…góp
phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa”1
…
Như vậy, theo nghĩa chung nhất, công tác tư tưởng là hoạt động có mục
đích của một giai cấp, một chính đảng, nhằm hình thành, phát triển, truyền
bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy quần chúng hành động vì lợi ích
của chủ thể tư tưởng. Công tác tư tưởng dưới chủ nghĩa xã hội là hoạt động
có mục đích của Đảng Cộng sản, nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư
tưởng xã hội chủ nghĩa thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống
tinh thần xã hội; hình thành, phát triển, truyền bá cương lĩnh, đường lối,
chính sách của Đảng trong xã hội, cổ vũ động viên mọi người hành động chủ
động, tích cực, sáng tạo vì lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đấu tranh
chống lại những luận điệu sai trái phản động; bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc.
Trong quá trình ra đời và lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt
Nam luôn xác định, công tác tư tưởng là nhiệm vụ trọng yếu.
Công tác tư tưởng có 3 bộ phận hợp thành: công tác nghiên cứu lý luận,
công tác tuyên truyền giáo dục và công tác cổ động.
Công tác nghiên cứu lý luận là bộ phận quan trọng hàng đầu của công
tác tư tưởng, nhằm tổng kết thực tiễn, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước làm phong phú hệ tư tưởng của
Đảng.
Công tác tuyên truyền giáo dục là một bộ phận của công tác tư tưởng
có nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm làm cho mọi
cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước nhận thức được quy luật tồn tại và
phát triển của xã hội loài người, thấm nhuần đường lối, chủ trương có căn cứ
khoa học, trên cơ sở đó nâng cao niềm tin, hành động tự giác và sáng tạo.
1 . Đào Duy Tùng: Một số vấn đề công tác tư tưởng, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1999, tr. 7-8.
5
Công tác cổ động nhằm tác động trực tiếp vào tâm lý, tình cảm của
quần chúng. Bằng việc thông tin, giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
hiểu biết kịp thời những sự kiện đang diễn ra trong đời sống. Nắm bắt đường
lối, chủ trương, chính sách; cổ vũ động viên mọi người hành động vì mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh.
Ba bộ phận công tác tư tưởng tuy có khác nhau về mục tiêu, phương
thức tiến hành, song có quan hệ gắn bó với nhau, cùng tác động đến nhận thức
tư tưởng, tâm lý, tình cảm của quần chúng, tạo sự thống nhất về ý chí và hành
động, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng. Trong
công tác tư tưởng, Đảng phải kết hợp ba bộ phận đó sao cho hiệu quả nhất.
Công tác tư tưởng có các chức năng chủ yếu là: nhận thức lý luận; giáo
dục, tuyên truyền và cổ động, hình thành giá trị tinh thần giải phóng tư tưởng,
dự báo sự phát triển xã hội và đấu tranh tư tưởng. Các chức năng đó đều thực
hiện thông qua hoạt động tư tưởng và tâm lý của con người bằng lực lượng
(các cán bộ làm công tác tư tưởng), bằng tổ chức và bộ máy với một hệ thống
hết sức đa dạng, phong phú, linh hoạt về phương pháp, biện pháp và các hình
thức thể hiện. Để thực hiện các chức năng đó, công tác tư tưởng cần có sự
phân công hoạt động: các cán bộ tư tưởng chuyên nghiệp, các cấp uỷ và đảng
viên đều phải tham gia.
1.1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về công tác
tư tưởng trước đổi mới
Trong các thời kỳ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn
quan tâm lãnh đạo công tác tư tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập
và rèn luyện Đảng ta đã tiếp thu những tinh hoa tư tưởng của nhân loại trên
nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin. Vấn đề nền tảng tư tưởng của Đảng là một
trong những vấn đề Hồ Chí Minh coi trọng hàng đầu trước khi thành lập
Đảng. Người khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không
6
có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”1
.
Trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã thực hiện quá trình tư
tưởng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng là vấn đề cốt lõi của đời sống
tinh thần của con người, tư tưởng luôn giữ vai trò chủ đạo đầu tiên chi phối sự
suy nghĩ, hành động của con người. Người cho rằng, công tác tư tưởng là sự
tác động lên trạng thái tư tưởng, tình cảm, tinh thần của những đối tượng khác
nhau nhằm thúc đẩy cách mạng tiến lên. Tư tưởng đúng đắn, thông suốt, lập
trường giai cấp vững vàng, luôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên
lòng quyết tâm, ý chí kiên cường của người chiến sĩ cách mạng; là tiền đề, là
cơ sở đề hành động thống nhất, mạnh mẽ và có hiệu quả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, điểm quan trọng nhất trong công tác tư
tưởng là lòng tin vào con người, tin vào những gì tốt đẹp và cao thượng của
con người. Người chỉ rõ: Mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong
lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa
mùa xuân và phần xấu bị dần mất đi, đó là thái độ của người cách mạng.
Chính lòng tin đó là cơ sở đưa đến những quan niệm cách mạng và khoa học
của Người về công tác tư tưởng.
Trong công tác tư tưởng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác lý
luận: “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới đúng đắn, mới
phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình”. Tuy nhiên, Hồ
Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh, lý luận phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với
hành, nói đi đôi với làm, tuyệt đối tránh tình trạng “lý luận suông”, “nói
suông” trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong các cán bộ lãnh đạo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam có
những nhận thức và hành động rất đúng đắn về công tác tư tưởng và vai trò
của công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách mạng.
Thời kỳ chưa giành được chính quyền, Đảng đã tiến hành công tác tư
tưởng một cách kịp thời, sắc bén, gắn chặt với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
1 . Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, Nxb.CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 268.
7
của từng thời kỳ cách mạng. Việc đánh giá đúng tình hình đã góp phần quan
trọng ổn định tư tưởng cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin vào lý tưởng và
thắng lợi của cách mạng, đẩy lùi các hiện tượng bi quan, dao động. Việc giáo
dục khí tiết cách mạng trước kẻ thù, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù…
đã nêu gương sáng về tinh thần hy sinh, bất khuất cho độc lập, tự do của dân
tộc. Hoạt động tư tưởng thời kỳ này đã góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng,
đào tạo đội ngũ cán bộ về chính trị, tổ chức, phát động quần chúng, kinh
nghiệm công tác bí mật, giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong cách
mạng, gắn bó chặt chẽ với quần chúng, chịu đựng hy sinh gian khổ, xây dựng
sự đoàn kết thống nhất trong Đảng phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
(1945-1975), dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tư tưởng đã góp phần quan
trọng vào việc xây dựng đường lối giải phóng dân tộc và biến đường lối ấy
thành phong trào cách mạng của cả nước với tinh thần quyết chiến, quyết
thắng vì độc lập tự do của dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổng Bí thư Trường Chinh
chỉ rõ: “Công tác tư tưởng là công tác tinh vi nhất vì nó động đến tâm tư, tình
cảm của con người, nó nắm được mạch sống của xã hội và có khả năng phát
huy tính tự giác, tính tích cực, chủ động và óc sáng tạo của quần chúng để
hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng đề ra. Mỗi cơ quan lãnh đạo của Đảng
cần đi sâu nghiên cứu vấn đề lãnh đạo công tác tư tưởng, dùng công tác tư
tưởng làm đòn bẩy để đẩy mạnh mọi mặt công tác khác”1
. Vì thế: “Toàn Đảng
phải làm công tác tư tưởng, toàn Đảng phải làm công tác tuyên truyền. Vì
công tác chính trị, công tác tư tưởng là linh hồn của mọi công tác, không
những nó nhằm phục vụ những nhiệm vụ cụ thể trước mắt mà còn nhằm cải
tiến bộ mặt tinh thần của toàn thể xã hội của hàng chục triệu con người”2
. Tuy
nhiên, “Tuyệt đối không nên xem công tác tư tưởng như một liều thuốc “linh
đan” hoặc một thứ “bùa” đả thông thắc mắc khi cần thì dùng đến, khi không
1 . Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: 70 năm công tác tư tưởng văn hoá của Đảng truyền thống
vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2000, tr. 21. 2 . Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: 70 năm công tác tư tưởng văn hoá của Đảng truyền thống
vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2000, sđd, tr. 19.
8
cần thì xếp lại một bên. Làm như vậy là hạ thấp ý nghĩa và tác dụng của lý
luận Mác - Lênin, của công tác tư tưởng của Đảng, thu hẹp công tác tư tưởng
vào những công việc sự vụ, vụn vặt, và “Các cấp, các ngành cần nâng cao
trình độ lãnh đạo công tác của mình lên trình độ lãnh đạo chính trị, lãnh đạo
tư tưởng và xem công tác tư tưởng là then chốt để hoàn thành tốt mọi mặt
công tác”1
.
Nhờ làm tốt công tác tư tưởng mà đường lối kháng chiến toàn dân, toàn
diện, trường kỳ kháng chiến của Đảng được quán triệt sâu rộng đến toàn thể
cán bộ, đảng viên và toàn dân, góp phần xây dựng và giữ vững ý chí quyết
chiến, quyết thắng, kiên cường, bất khuất, chịu đựng hy sinh gian khổ; chống
bi quan, sợ địch, hữu khuynh, thoả hiệp, mất cảnh giác, ngại hy sinh gian khổ,
đồng thời chống chủ quan, khinh địch, nóng vội, muốn thắng nhanh, giải
quyết nhanh. Công tác tư tưởng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược đã khơi dậy và huy động được sức mạnh của toàn dân tộc tham gia
cuộc kháng chiến, làm lên một “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu”.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng chỉ rõ, nhiệm
vụ của công tác tư tưởng là: “Làm cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta
trong mọi tình thế đều tin tưởng vững chắc vào đường lối chủ trương đối
ngoại của Đảng; có ý chí quyết chiến, quyết thắng đế quốc Mỹ xâm lược; ra
sức làm tốt nhất mọi công tác trong sản xuất và trong chiến đấu”2
.
Đảng xác định nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng: “Toàn bộ
công tác tư tưởng trước mắt phải hướng vào việc phát huy cao độ vai trò của
cán bộ, đảng viên và các lực lượng nòng cốt trong quần chúng, tăng cường sự
nhất trí trong Đảng, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, sự gắn bó giữa
quân và dân tạo ra một cao trào cách mạng sôi nổi và liên tục trong sản xuất
và chiến đấu”3
.
1 . Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương: 70 năm công tác tư tưởng văn hoá của Đảng truyền thống
vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb.CTQG, Hà Nội, 2000, sđd, tr. 20. 2 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 26, Nxb.CTQG, H, 2003, tr. 128. 3 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 26, Nxb.CTQG, H, 2003, sđd, tr . 130.
9
Về phương pháp, Đảng chỉ rõ: “Công tác tư tưởng phải kết hợp chặt
chẽ ba mặt: tuyên truyền giáo dục về tình hình, nhiệm vụ và đường lối, chủ
trương của Đảng trong hoàn cảnh mới; nâng cao trình độ hiểu biết về quản lý
kinh tế và kỹ thuật, về chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân; bồi
dưỡng phẩm chất và đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản”.
Bên cạnh đó, Đảng nhấn mạnh, công tác tư tưởng phải tăng cường công
tác tuyên truyền đối ngoại, nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ hơn
nữa của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc, và
của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam và
bảo vệ miền Bắc của nhân dân ta.
Tại thời điểm gay go ác liệt nhất của cuộc kháng chiến (1965-1975) -
khi quân Mỹ trực tiếp tham chiến, Đảng ta xác định: Điều quan trọng nhất đối
với dân tộc ta là vấn đề tư tưởng. Quân dân miền Nam nói riêng, cả nước nói
chung phải xác định được lập trường kiên định, đó là cái gốc của mọi vấn đề,
là chiếc chìa khoá mở ra những thắng lợi huy hoàng từ đó về sau.
Trong thời điểm này, bằng nhiều hoạt động phong phú, công tác tư
tưởng của Đảng đã tiến hành động viên chính trị sâu rộng, mạnh mẽ, liên tục
trong Đảng và trong nhân dân, làm cho toàn Đảng, toàn dân tin tưởng vào
đường lối cách mạng của Đảng, phát huy đến đỉnh cao chủ nghĩa yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, với quan điểm “có vũ khí tư
tưởng sắc bén mới có vũ khí bằng sắt thép sắc bén để chiến thắng quân thù”,
Đảng đã huy động các cơ quan tuyên truyền và văn hoá của Đảng và Nhà
nước, các ngành, các giới, các lực lượng phối hợp tiến hành động viên chính
trị, giáo dục tư tưởng, đặc biệt là đối với cán bộ, đảng viên những người có
trách nhiệm đi đầu, vận động và tổ chức phong trào quần chúng. Đặc biệt,
trước những bước ngoặt của cách mạng, khi tình hình trong nước và quốc tế
có những biến động phức tạp, khi địch dùng những thủ đoạn quyết liệt để
chống phá, khi cách mạng thắng lợi cũng như khi gặp khó khăn, tổn thất,
công tác tư tưởng đã căn cứ các nghị quyết của Đảng tạo sự thống nhất về
10
nhận thức, khắc phục những lệch lạc, định hướng đúng cho hành động của
toàn Đảng, toàn dân. Trong cuộc chiến đấu trường kỳ, quyết liệt và phức tạp,
công tác tư tưởng đã thường xuyên góp phần xây dựng, vun đắp và phát huy
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và tin vào sức mạnh của dân tộc, dám
đánh Mỹ, sáng tạo nhiều cách đánh Mỹ, kiên quyết đánh Mỹ đến thắng lợi
hoàn toàn.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ, tư tưởng “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”, “yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một”, là những chủ đề
xuyên suốt trong hoạt động tư tưởng. Những tấm gương anh hùng, dũng sĩ
diệt Mỹ, những “người tốt việc tốt”, những cái hay, cái đẹp nảy sinh trong sản
xuất, chiến đấu và công tác được nêu cao, góp phần xây dựng đạo đức mới,
nếp sống mới của con người Việt Nam, đồng thời đấu tranh bảo vệ văn hoá
dân tộc, chống văn hoá nô dịch và đồi truỵ của Mỹ - nguỵ.
Công tác tư tưởng đã kết hợp tốt với công tác tổ chức, tập hợp rộng rãi
tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, dấy lên một cao trào chống Mỹ, cứu
nước của toàn dân, với khí thế sôi nổi, hào hùng, thu hút mọi tầng lớp, mọi
lứa tuổi, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, trên mọi lĩnh vực
sản xuất, chiến đấu và công tác. Với trí thông minh, sự sáng tạo của quần
chúng, tất cả các giai cấp, tầng lớp từ nông dân, công nhân đến bộ đội, du
kích và nhà khoa học… đều có những hành động thiết thực tạo nên sức mạnh
tổng hợp vì mục tiêu cao cả: “Tất vả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Mỗi
phong trào cách mạng của các ngành, các giới đều mang đậm khí phách của
dân tộc.
Trong quá trình tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
Đảng chỉ rõ: Khi nhân dân lao động đã được giải phóng, thì yếu tố tinh thần
có tác dụng vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới. Đảng
khẳng định: “Tư tưởng, văn hoá và kỹ thuật là những vũ khí sắc bén mà chính
đảng của giai cấp công nhân phải nắm lấy để thúc đẩy toàn bộ sự nghiệp cách
mạng tiến lên, thúc đẩy công cuộc xây dựng xã hội mới” và “Tư tưởng, văn
hoá, kỹ thuật là ba mặt có liên hệ chặt chẽ với nhau và thúc đẩy nhau phát
triển, nhưng tư tưởng vẫn là cơ sở. Cách mạng văn hoá và kỹ thuật không thể
11
tiến hành tốt, càng không thể giành được thắng lợi, nếu không dựa vững trên
những thành quả của cách mạng tư tưởng”1
.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hội nghị lần thứ 24 Ban
Chấp hành Trung ương, khoá III (9-1975) đã phân tích tình hình mọi mặt,
quyết định nhiệm vụ hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Về công tác tư tưởng, Nghị quyết Hội nghị chỉ rõ phương hướng
chung là: “Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy
tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường, vạch trần chủ nghĩa quốc
gia giả hiệu, chống hệ tư tưởng chính trị phản động… Tích cực tuyên truyền,
giáo dục chủ nghĩa yêu nước xã hội chủ nghĩa, ý thức xây dựng của công, xây
dựng nếp sống mới; đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hoá tư sản, thực dân
mới”. Nghị quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương, khoá III đã xác định
đúng đắn phương hướng, nhiệm vụ công tác tư tưởng trong bước ngoặt mới
của cách mạng, định hướng kịp thời cho các hoạt động tư tưởng, góp phần
phát huy thắng lợi, hoàn thành sớm việc thống nhất Tổ quốc, chuyển sang giai
đoạn mới đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng xác định
nhiệm vụ trọng tâm của cách mạng tư tưởng và văn hoá trong giai đoạn cách
mạng mới là: “Xây dựng con người mới, nền văn hoá mới; giáo dục chủ nghĩa
Mác-Lênin, làm cho đường lối, chính sách của Đảng thấu suốt trong cán bộ,
đảng viên và quần chúng; tiến hành đấu tranh tư tưởng chống tư tưởng văn
hoá phản động của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
Nhằm đẩy mạnh công tác tư tưởng trong những năm đầu thập kỷ 80,
tháng 2-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 36 về những
nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng. Nghị quyết chỉ rõ những yếu kém
của công tác tư tưởng: “Không vươn lên kịp sự phát triển của cách mạng
…không kịp thời giải quyết những vấn đề mới xuất hiện… không chủ động
ngăn ngừa và không kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực.
Công tác tư tưởng cũng đi theo phương hướng nóng vội, thường nêu thành
1 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21, Nxb.CTQG, H, 2002, tr. 550.
12
tích và thuận lợi một chiều… chưa phân tích đầy đủ mọi mặt khó khăn, thiếu
tính chiến đấu, thiếu chủ động và chưa sắc bén, chưa thật sự đi sát công tác
kinh tế và đời sống nhân dân, chưa gắn liền với công tác tổ chức, không làm
tất cả các tổ chức đều làm công tác tư tưởng”1
.
Việc chỉ ra những hạn chế trong công tác tư tưởng đã giúp cho đại bộ
phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân hiểu đúng tình hình đất nước,
thấy được những cố gắng đổi mới bước đầu và những khuyết điểm, sai lầm
cần khắc phục, đồng thời tạo cơ sở để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
của Đảng kịp định hướng công tác tư tưởng trong thời gian tới. Nghị quyết
Đại hội xác định nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng trong những năm
1981-1985 là: Vũ trang cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta những kiến
thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học, xây dựng ý thức kiên cường, quyết
tâm sắt đá và trình độ hiểu biết cần thiết để làm tròn hai nhiệm vụ chiến lược:
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Để cải tiến công tác tư tưởng, Đảng chỉ rõ: Phải sâu sát thực tế, nhạy
cảm với cuộc sống, nghiên cứu, tổng kết, phổ biến những điển hình tiên tiến,
cổ vũ, vun xới cho những nhân tố tích cực sớm được nhân lên… Toàn Đảng
phải làm công tác tư tưởng, mọi đảng viên đều phải làm công tác tư tưởng.
Phối hợp tất cả các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể; sử dụng tất cả các công
cụ thông tin, văn hoá, văn học, nghệ thuật, giáo dục… để làm công tác tư
tưởng; gắn chặt công tác tuyên truyền giáo dục với công tác tổ chức và tổng
kết thực tiễn để làm công tác tư tưởng.
Trong những năm cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975-1985).
Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, công tác tư tưởng
đã huy động toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tích cực lao động sản xuất, anh
dũng phấn đấu, khắc phục khó khăn, vượt qua trở ngại giành những thắng lợi
quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Công tác tư tưởng, công tác lý luận đã góp phần
tích cực vào việc hình thành những chủ trương đổi mới từng phần như: Nghị
1 . Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.CTQG, H, 2002, tr