Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)”
PREMIUM
Số trang
207
Kích thước
2.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1224

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)”

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

5

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

 -  - 

TRẦN VIẾT THI

§¶NG CéNG S¶N VIÖT NAM

L·NH §¹O GI¶I QUYÕT MèI QUAN HÖ GI÷A

§éC LËP D¢N TéC vµ CHñ NGHÜA X· HéI TRONG

§ÊU TRANH GIµNH CHÝNH QUYÒN (1930 - 1945)

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số : 62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS, TS. Đoàn Ngọc Hải

2. PGS, TS. Đinh Xuân Lý

HÀ NỘI – 2010

6

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay, cách mạng Việt Nam

dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Một

trong những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của

Đảng trong thế kỷ XX là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và

việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông

đầu tiên ở Đông Nam Á. Với thắng lợi này, nước ta từ một nước thuộc địa,

nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con

đường XHCN. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất

nước, làm chủ xã hội. Lần đầu tiên ở Việt Nam, một đảng cách mạng chân

chính mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công và giành chính quyền

toàn quốc. Sự kiện lịch sử vĩ đại đó khẳng định xu thế phát triển của dân tộc

Việt Nam trong thời đại mới và tạo sức bật mạnh mẽ cho dân tộc ta đi tiếp

những chặng đường cách mạng mới, lập thêm nhiều chiến công vang dội, kết

thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống

đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, mở đường đưa sự nghiệp đổi mới

vì ĐLDT và CNXH thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đó chính là thắng lợi của

đường lối giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, với việc giải quyết thành

công mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền

của Đảng. Giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH là nền tảng của mọi chiến

lược, sách lược của Đảng. Thời kỳ 1930 - 1945 là thời kỳ đầu tiên kiểm

nghiệm đường lối đó. Vì vậy, nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính

quyền (1930 - 1945) nhằm tìm hiểu một thời kỳ lãnh đạo hết sức nhạy bén,

sáng suốt của Đảng. Nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ

7

này là nhằm làm rõ mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, giữa mục tiêu cơ bản

lâu dài với mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trước mắt, mối quan hệ giữa mục tiêu

trực tiếp ĐLDT với phương hướng tiến lên CNXH. Từ những thành công, hạn

chế Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu

tranh giành chính quyền, đúc rút những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở vận

dụng trong các giai đoạn cách mạng tiếp theo.

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta khẳng

định phải kiên trì mục tiêu ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn là định hướng đúng đắn trên con đường

phát triển tiến lên của cách mạng Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu, tổng

kết lịch sử, đánh giá thành tựu, đúc rút những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo

giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT với CNXH trong đấu tranh giành chính

quyền (1930 - 1945) là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Qua đó, cung cấp những luận cứ khoa học, góp phần vào việc tiếp tục bổ

sung, phát triển, hoàn thiện đường lối và nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ

đạo thực tiễn của Đảng trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giữ

vững mục tiêu ĐLDT và CNXH, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ

vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để đấu

tranh chống lại những quan điểm, tư tưởng sai trái, bảo vệ Đảng, bảo vệ

công cuộc đổi mới đi lên CNXH của Đảng và nhân dân ta.

Nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa

ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) không chỉ là

đòi hỏi của lịch sử, mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong công cuộc đổi mới

vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

giải quyết mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong đấu

tranh giành chính quyền (1930 - 1945)” làm Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên

ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

8

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu:

Làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan

hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945); đúc rút

những kinh nghiệm vận dụng vào quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới toàn diện

đất nước vì mục tiêu ĐLDT và CNXH của Đảng.

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Phân tích, luận giải ĐLDT gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất

đúng của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT

và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).

Làm rõ ý nghĩa và đúc rút những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo giải quyết mối

quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Nghiên cứu quan điểm, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng giải quyết

mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền.

* Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các quan điểm, chủ trương

và sự chỉ đạo của Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH

thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945).

Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng Cộng

sản Việt Nam lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ

đấu tranh giành chính quyền từ năm 1930 đến năm 1945.

Không gian: Luận án nghiên cứu quá trình lãnh đạo giải quyết mối quan

hệ giữa ĐLDT và CNXH của Đảng trong đấu tranh giành chính quyền trong

phạm vi cả nước.

9

4. Phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu

* Phương pháp nghiên cứu:

Tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;

phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp đó

trong nghiên cứu là chủ yếu. Đồng thời, còn sử dụng các phương pháp khác

như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia… để

nghiên cứu, trình bày luận án.

Sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc và sự kết hợp của

hai phương pháp đó là chủ yếu trong nghiên cứu, được thể hiện như sau:

Phương pháp lịch sử được tác giả sử dụng chủ yếu trong chương 2 và

chương 3 để phân kỳ các giai đoạn lịch sử 1930-1939, 1939-1945; hệ thống

hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng theo tiến trình lịch sử trong từng

chương, tiết, để thấy rõ sự hình thành và những bước phát triển quan điểm,

chủ trương của Đảng.

Phương pháp lôgíc được sử dụng trong chương 2 và chương 3, để xâu

chuỗi các sự kiện chủ yếu và khái quát lịch sử, nêu bật những nội dung trọng

tâm trong từng văn kiện, nghị quyết và liên kết các nội dung đó để thấy được

quá trình nhận thức, phát triển đường lối của Đảng lãnh đạo giải quyết mối

quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền; sử dụng

trong khái quát tiến trình chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng trong

từng chương, tiết. Đặc biệt được sử dụng chủ yếu trong chương 4, để khái

quát, tổng kết lịch sử về ý nghĩa và những kinh nghiệm Đảng lãnh đạo giải

quyết mối quan hệ giữa ĐLDT với CNXH trong đấu tranh giành chính quyền

(1930 - 1945).

* Nguồn tài liệu: Luận án sử dụng các nguồn tài liệu gồm: Các tác phẩm

kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết

của Đảng Cộng sản Việt Nam; các tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng,

10

Nhà nước, Quân đội; các sách chuyên khảo; các bài báo khoa học và luận án,

luận văn... của các tập thể và các nhà khoa học trong và ngoài nước đã được

công bố liên quan đến đề tài.

5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án phân tích, luận giải trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để

làm sáng tỏ yêu cầu tất yếu khách quan giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và

CNXH trong đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) của Đảng.

Luận án phân tích, khái quát và hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương

và quá trình chỉ đạo của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và

CNXH trong đấu tranh giành chính quyền.

Làm rõ ý nghĩa và đúc rút kinh nghiệm chủ yếu Đảng lãnh đạo giải quyết

mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH trong đấu tranh giành chính quyền để vận

dụng vào sự nghiệp đổi mới hiện nay. Qua đó, khẳng định sự phát triển về tư

duy lý luận và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn của Đảng trong giải quyết

mối quan hệ giữa ĐLDT và CNXH thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1945.

6. Ý nghĩa của luận án

Luận án góp phần vào công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và khẳng

định vai trò lãnh đạo của Đảng trong giải quyết mối quan hệ giữa ĐLDT và

CNXH thời kỳ 1930-1945 dẫn đến thắng lợi trong công cuộc đấu tranh giành

chính quyền. Góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái của các thế lực thù

địch phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và những môn học có liên quan.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: mở đầu; 4 chương, 8 tiết; kết luận; danh mục các công

trình của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án; danh mục tài liệu tham

khảo và phụ lục.

11

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên

suốt toàn bộ lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, là ngọn cờ bách

chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam. Đó là bài học được Đại hội lần

thứ IV của Đảng (1976) rút ra từ thực tiễn phong phú của cách mạng nước ta,

được tiếp tục khẳng định, phát triển trong Cương lĩnh xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991. Bài học nắm vững ngọn cờ ĐLDT

và CNXH là sự phản ánh sinh động xu thế cách mạng của thời đại cũng như

của cách mạng nước ta, không những chỉ ra nguồn gốc thắng lợi của cách

mạng Việt Nam trước đây, mà còn chỉ ra những yếu tố bảo đảm tính đúng đắn

của đường lối và sự thắng lợi của cách mạng trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Chính vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm vững ngọn cờ ĐLDT và CNXH

trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã và đang thu hút nhiều cơ quan, các

nhà lãnh đạo và quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước tập trung

nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, có thể chia ra thành các nhóm sau:

1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc

Trước hết, các công trình nghiên cứu của các đồng chí lãnh đạo Đảng,

Nhà nước, Quân đội.

Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến

lên giành những thắng lợi mới của đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất

BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam [23]. Đây là một văn kiện rất quan trọng,

tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng

DTDCND, trong cách mạng XHCN và những vấn đề về xây dựng Đảng. Bàn

về cách mạng DTDCND, tác giả đã tổng kết lịch sử, rút ra những vấn đề có

giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, để tiếp tục chỉ đạo cách mạng Việt

Nam tiến lên giành những thắng lợi mới. Đó chính là những vấn đề về đường

12

lối chiến lược; xác định vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN, vai trò của

GCND và khối liên minh công nông trong cách mạng, xây dựng Mặt trận dân

tộc thống nhất, xây dựng LLCT kết hợp với xây dựng LLVT; vấn đề về

phương pháp cách mạng.

Cách mạng tháng Mười với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam của Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn [25]. Tổng

Bí thư khẳng định ý nghĩa to lớn của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới

và Việt Nam. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng

Mười, ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã

tập hợp, đoàn kết toàn dân tộc dưới ngọn cờ ĐLDT và CNXH đấu tranh đi từ

thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Giai cấp công nhân và liên minh công nông của Tổng Bí thư BCHTƯ

Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn [24]. Tác phẩm bao gồm những bài nói,

bài viết của tác giả khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng của GCCN và liên

minh công nông trong cách mạng Việt Nam. Qua đó, chỉ rõ sự cần thiết phải

xây dựng Đảng mác-xít lê-nin-nít - đội tiền phong của GCCN Việt Nam vững

mạnh, đồng thời không ngừng tăng cường và củng cố vai trò lãnh đạo của

Đảng là nhân tố quyết định nhất đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam của đồng chí Trường

Chinh [20]. Tác giả nhấn mạnh, để đưa cách mạng đến thắng lợi, không

những bộ tham mưu của GCCN phải nhận thức rõ và làm cho quần chúng

nhận thức rõ nhiệm vụ, mục đích, v.v... của cách mạng, mà còn phải thường

xuyên bồi dưỡng những nhân tố bảo đảm thắng lợi cho cách mạng; phải có

phương thức đấu tranh đúng đắn và nghệ thuật chỉ đạo cách mạng một cách

nhạy bén và linh hoạt. Muốn lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi, điều vô cùng

quan trọng là phải phân tích đúng tình hình và dự đoán chính xác khả năng

phát triển của tình hình, đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch trong

13

mỗi tình thế cách mạng, căn cứ vào đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể, những

khẩu hiệu hành động sắc bén, kịp thời, nhằm đẩy mạnh phong trào cách mạng

tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa

của đồng chí Trường Chinh trong tác phẩm Cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân, Tập II [21]. Tác giả khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách

mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, là vì Đảng đã vận

dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, định ra

đường lối cách mạng đúng đắn cho toàn dân tộc. Đó là đường lối cách mạng

DTDCND tiến lên cách mạng XHCN ở Việt Nam.

Cách mạng tháng Tám của đồng chí Trường Chinh [22]. Tác phẩm gồm

những bài nói, bài viết của đồng chí Trường Chinh, phân tích sâu sắc những

tư tưởng chỉ đạo, chủ trương, sách lược của Đảng trong đánh giá tình hình,

nắm bắt thời cơ, chuẩn bị lực lượng và các điều kiện cần thiết để tiến hành

tổng khởi nghĩa. Đồng thời làm rõ ưu điểm, nhược điểm, tính chất và ý nghĩa

của Cách mạng tháng Tám, được vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cách mạng tháng Mười và cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư

BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh [85]. Sau khi nêu bật ý

nghĩa to lớn, toàn diện của Cách mạng tháng Mười đối với tiến trình phát

triển cách mạng thế giới, tác giả khẳng định: Sự thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam năm 1930 cùng với những phong trào cách mạng tiếp theo đưa đến

thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nên Nhà nước công nông

đầu tiên ở Đông Nam Á; tiếp đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng

lợi đã hoàn thành cách mạng DTDCND trong một nửa nước, chiến thắng đế

quốc Mỹ năm 1975 hoàn thành thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên

CNXH. Đó là những cột mốc quan trọng thể hiện cách mạng Việt Nam đã kế

tục vẻ vang sự nghiệp Cách mạng tháng Mười.

14

Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam do đồng chí

Võ Nguyên Giáp chủ biên [64]. Tác giả đã phân tích sâu sắc những luận điểm

sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối, phương pháp cách mạng; về

chiến lược, sách lược cách mạng; về tổ chức lực lượng cách mạng và phương

pháp luận Hồ Chí Minh.

Những chặng đường lịch sử của đồng chí Võ Nguyên Giáp [63]. Tác giả đề

cập tới hai thời kỳ kế tiếp nhau rất trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng,

có liên quan tới vận mệnh sống còn của dân tộc. Đó là thời kỳ chuẩn bị tổng

khởi nghĩa đến Cách mạng tháng Tám thành công (1940-1945) và những năm

tiếp đó. Là một nhân chứng lịch sử đã từng tham gia vào những sự kiện lịch sử

trọng đại của đất nước qua những năm tháng đầy khó khăn, thử thách, tác giả đã

dựng nên một bức tranh lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc ta dưới sự lãnh

đạo của Đảng.

Những kinh nghiệm lớn của Đảng ta về chỉ đạo đấu tranh vũ trang và

xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của đồng chí Võ Nguyên Giáp [60].

Tác giả tổng kết những bài học kinh nghiệm lớn của Đảng ta về lãnh đạo

ĐTVT và xây dựng LLVT trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trên cơ sở đó vận dụng sáng tạo vào

cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống đế quốc

Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn.

Nhóm thứ hai, các sách chuyên khảo.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Tạp

chí Lịch sử Đảng [126]. Cuốn sách tập trung phân tích, luận giải sự lựa chọn

con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng

đắn, phù hợp với xu thế phát triển của dân tộc và thời đại. Đó là con đường

cách mạng vô sản, gắn ĐLDT với CNXH. ĐLDT gắn liền với CNXH là nội

dung trung tâm, cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhân tố làm nên mọi

thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

15

Tìm hiểu Cách mạng tháng Tám của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực

thuộc BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam [13]. Cuốn sách giới thiệu tương đối

toàn diện cuộc Cách mạng tháng Tám, chú trọng đi sâu nghiên cứu những bài

học kinh nghiệm chủ yếu về chiến lược và sách lược của Đảng ta trong thời

kỳ cách mạng 1939-1945.

Xô viết Nghệ - Tĩnh của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trực thuộc

BCHTƯ Đảng Lao động Việt Nam [12]. Cuốn sách trình bày một cách chi

tiết về những điều kiện, diễn biến, kết quả và nguyên nhân thành công, thất

bại của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Từ đó rút ra những bài học kinh

nghiệm vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng.

Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945 của Viện Lịch sử Đảng thuộc Viện

Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [148]. Các tác

giả làm rõ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo và bản lĩnh cách mạng của Đảng

ta và của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng từ năm

1939 đến năm 1945; sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân, dưới sự

lãnh đạo của Đảng. Từ đó, nêu rõ nguyên nhân thắng lợi, tầm vóc vĩ đại, kinh

nghiệm quý giá của Cách mạng tháng Tám.

Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay của Trung tâm

Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia [145]. Các tác giả đã khẳng định sự

lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong những ngày vô cùng khó khăn để đưa Cách mạng tháng Tám đến thành

công; nêu bật thành tựu, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Tám trên nhiều lĩnh

vực của đời sống xã hội; vận dụng những kinh nghiệm của Cách mạng tháng

Tám vào sự nghiệp đổi mới.

Cách mạng tháng Tám một số vấn đề lịch sử của Viện Sử học - Trung

tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia [151]. Cuốn sách làm rõ đường lối

16

cách mạng, đường lối đoàn kết toàn dân tộc của Đảng; hình thái, diễn biến

khởi nghĩa và ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đối với thực tiễn

cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh của Trịnh Nhu - Vũ

Dương Ninh [109]. Các tác giả khẳng định con đường giải phóng dân tộc của

Hồ Chí Minh là kết quả của sự kết tụ và hội nhập những phẩm chất tốt đẹp

nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với tinh hoa cao quý nhất của chủ

nghĩa quốc tế chân chính; làm rõ nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

về các mối quan hệ giữa độc lập và tự do, dân chủ và giai cấp, dân tộc và

quốc tế. Qua đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của các quan điểm, cũng

như cách giải quyết chính xác và khoa học của Người về vấn đề dân tộc và

cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh một nước thuộc địa

đi theo đúng quy luật phát triển của dân tộc và thời đại.

Hồ Chí Minh với chiến lược đoàn kết quốc tế trong cách mạng giải phóng

dân tộc của Lê Văn Yên [154]. Tác giả phân tích và chứng minh quá trình hoạt

động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng mối quan hệ đoàn kết quốc tế

giữa phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng tiến bộ trên thế giới

và việc tổ chức kết hợp đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế nhằm mục tiêu độc

lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Khái quát những quan điểm cơ bản thuộc

chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân

tộc. Khẳng định giá trị thực tiễn chiến lược đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội Hồ Chí Minh của Nguyễn Bá Linh [84]. Tác giả khẳng định tính

đúng đắn của Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ

vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thành lập Đảng thông

qua; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của các văn kiện đó.

17

Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

(1911-1945) của Nguyễn Đình Thuận [133]. Tác giả nêu rõ những nhân tố

ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và

nội dung tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ đó khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về

cách mạng giải phóng dân tộc.

Nhóm thứ ba, các bài báo khoa học đã được đăng tải trên các tạp chí.

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ở

Việt Nam của Nguyễn Đức Bình [16]. Tác giả phân tích, luận giải cơ sở lý

luận, thực tiễn của việc lựa chọn con đường ĐLDT gắn liền với CNXH của

Đảng và dân tộc Việt Nam là duy nhất đúng; đồng thời làm rõ sự kết hợp giữa

ĐLDT với CNXH trong các giai đoạn cách mạng. Trong giai đoạn cách mạng

hiện nay, phải nhận thức sâu sắc và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa

ĐLDT với CNXH, giai cấp và dân tộc; tránh khuynh hướng coi nhẹ vấn đề

giai cấp hoặc không thấy hết tầm quan trọng của nhân tố dân tộc.

Những tư tưởng sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng

dân tộc Việt Nam của Nguyễn Đức Bình [15]. Tác giả đề cập những tư tưởng

cốt lõi, có tính sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân tộc.

Đó là: Hồ Chí Minh đã phân tích, phê phán, lên án một cách sâu sắc, toàn

diện và cụ thể chủ nghĩa đế quốc, thực dân, chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo của

nó đối với các nước thuộc địa; vấn đề hàng đầu trong tư tưởng Hồ Chí Minh

là vấn đề giải phóng dân tộc, là độc lập cho dân tộc; theo Hồ Chí Minh,

ĐLDT tất yếu gắn với CNXH, giải phóng dân tộc đặt trong quỹ đạo thời đại

quá độ lên CNXH, cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế

giới; cách mạng thuộc địa có vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cách

mạng thế giới; sự kết hợp nhuần nhuyễn cao độ mối quan hệ giữa giai cấp và

dân tộc, giữa dân tộc và quốc tế. Đó là đặc trưng bản chất trong triết lý chính

trị Hồ Chí Minh, trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

18

Cách mạng tháng Mười với cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội của Lê Hữu Nghĩa [108]. Tác giả làm rõ giá trị lịch sử và hiện

thực của Cách mạng tháng Mười. Đối với cách mạng Việt Nam, cách mạng

tháng Mười có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, sâu sắc trên nhiều

phương diện, cả về lý luận và thực tiễn, trong thời kỳ trước và sau khi Đảng

Cộng sản Việt Nam ra đời; cả trong Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng

chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và sự nghiệp đổi

mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc XHCN hiện nay. Trong đấu tranh giành chính quyền (1930-1945),

nhờ vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác

- Lênin và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng tháng Mười, dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi

cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, lập nền dân chủ cộng hòa và Nhà

nước dân chủ nhân dân đầu tiên trong lịch sử dân tộc và ở Đông Nam Á.

Cách mạng tháng Mười soi sáng con đường tiến đến kỷ nguyên độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Trung tướng Nguyễn Đình Ước [147].

Tác giả khẳng định giá trị lịch sử to lớn và ảnh hưởng sâu rộng của Cách mạng

tháng Mười Nga, mở ra thời đại mới cho loài người - thời đại quá độ từ chủ

nghĩa tư bản lên CNXH, thời đại giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng Mười, Đảng

Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam làm Cách mạng

tháng Tám thành công, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên

ĐLDT gắn liền với CNXH, đưa cách mạng từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mục tiêu, lý tưởng của

Đảng ta, dân tộc ta của Nguyễn Duy Quý [122]. Tác giả làm rõ nội dung và

mối quan hệ biện chứng giữa ĐLDT với CNXH. Không có ĐLDT, không thể

có CNXH. ĐLDT là tiền đề, điều kiện tiên quyết để xây dựng thành công

CNXH. Không có CNXH, không thể có ĐLDT bền vững. CNXH là sự bảo

đảm chắn chắn nhất, bền vững nhất cho sự trường tồn của ĐLDT.

19

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luận điểm cơ bản của Hồ

Chí Minh về cách mạng Việt Nam của Trịnh Nhu [110]. Tác giả khẳng định

con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh là con đường cách mạng vô

sản, trong đó mục tiêu ĐLDT và CNXH được gắn bó chặt chẽ với nhau. Con

đường đó tạo nên những động lực và sức mạnh to lớn để giành ĐLDT tiến lên

CNXH. ĐLDT gắn liền với CNXH được thể hiện nhất quán trong tư tưởng

Hồ Chí Minh. Nét nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa

ĐLDT và CNXH là quyền tự do, hạnh phúc mà nhân dân ta được hưởng, đó

cũng là ý nghĩa thực sự của ĐLDT và CNXH. Những luận điểm về mối quan

hệ giữa ĐLDT và CNXH của Hồ Chí Minh không phải chỉ được vận dụng để

hoạch định con đường cách mạng mà cả trong chiến lược cách mạng.

Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội - sợi chỉ đỏ xuyên suốt

đường lối cách mạng Việt Nam của Trung tướng Trần Xuân Trường [146].

Tác giả luận giải sự lựa chọn con đường ĐLDT gắn liền với CNXH của Đảng

và nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, là động lực vĩ đại của cách mạng Việt

Nam. Nhờ sự kết hợp đó, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công lẫy

lừng, trở thành dân tộc đi tiên phong trong thời đại mới. Phong trào giải

phóng dân tộc Việt Nam có tác dụng quyết định làm tan rã hệ thống thuộc địa

của chủ nghĩa đế quốc, sự kiện quan trọng thứ hai của thế kỷ XX sau Cách

mạng tháng Mười Nga. Đường lối kết hợp ĐLDT với CNXH ở nước ta không

chỉ phù hợp với giai đoạn cách mạng XHCN, mà còn là đường lối chỉ đạo

trong giai đoạn cách mạng XHCN.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Vũ Hiền [69]. Tác giả

luận giải sự lựa chọn mục tiêu độc ĐLDT gắn liền với CNXH của Đảng và

nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn; làm rõ nội dung và mối quan hệ biện

chứng giữa ĐLDT với CNXH. Từ đó, tác giả khẳng định, giương cao ngọn cờ

ĐLDT gắn liền với CNXH đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này

đến thắng lợi khác.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!