Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa tên riêng người việt ở đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
THÂN THỊ THƯ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA
TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2016
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ – VĂN HÓA
TÊN RIÊNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÀ NẴNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Trần Văn Sáng
Người thực hiện:
THÂN THỊ THƯ
(Khóa 2012 – 2016)
Đà Nẵng, tháng 5/2016
3
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... tr.1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4
2.1. Vấn đề nghiên cứu tên riêng trên thế giới và ở Việt Nam ...................................4
2.2. Vấn đề nghiên cứu tên riêng người Việt ở Đà Nẵng............................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................8
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................8
4.1. Phương pháp điền dã, điều tra, phỏng vấn...........................................................8
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại, miêu tả...........................................................9
4.2.1. Thủ pháp thống kê, phân loại, hệ thống hóa .....................................................9
4.2.2. Thủ pháp xã hội học....................................................................................... 10
5. Cấu trúc khóa luận ............................................................................................... 10
NỘI DUNG ............................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................. 11
1.1. Lý thuyết về tên riêng ....................................................................................... 11
1.1.1. Vấn đề định nghĩa tên riêng ........................................................................... 11
1.1.2. Chức năng của tên riêng................................................................................. 14
1.1.3. Nghĩa của tên riêng ........................................................................................ 17
1.1.4. Đặc điểm ngữ pháp của tên riêng................................................................... 19
5
1.1.5. Các loại tên riêng ........................................................................................... 21
1.1.6. Vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt ................................... 24
1.2. Vài nét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên ............. 25
1.2.1. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.................................................... 25
1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa trong cách đặt tên ........................... 29
1.3. Đà Nẵng – vùng đất và con người..................................................................... 32
1.3.1. Vùng đất Đà Nẵng.......................................................................................... 32
1.3.2. Con người Đà Nẵng – những mảng màu văn hóa.......................................... 35
1.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 38
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TÊN RIÊNG
NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG ................................................................................. 40
2.1. Thống kê – phân loại......................................................................................... 40
2.1.1. Kết quả khảo sát, thống kê ............................................................................. 40
2.1.1.1. Tên họ người Việt ở Đà Nẵng..................................................................... 40
2.1.1.2. Tên đệm người Việt ở Đà Nẵng.................................................................. 40
2.1.1.3. Tên chính người Việt ở Đà Nẵng................................................................ 41
2.1.1.4. Nhận xét ...................................................................................................... 41
2.1.2. Phân loại tên riêng.......................................................................................... 42
2.1.2.1. Tên riêng Hán Việt...................................................................................... 43
2.1.2.2. Tên riêng thuần Việt.................................................................................... 43
2.1.2.3. Tên riêng gốc Ấn Âu................................................................................... 44
2.2. Đặc điểm cấu tạo............................................................................................... 45
6
2.2.1. Mô hình cấu tạo tên riêng............................................................................... 45
2.2.2. Cấu trúc các thành tố tạo nên tên riêng người Việt ở Đà Nẵng ..................... 47
2.2.2.1. Yếu tố tên họ ............................................................................................... 47
2.2.2.2. Yếu tố tên đệm ............................................................................................ 48
2.2.2.3. Yếu tố tên chính .......................................................................................... 49
2.3. Đặc điểm ý nghĩa và phương thức định danh của tên riêng người Việt ở Đà
Nẵng ......................................................................................................................... 50
2.3.1. Ý nghĩa tên họ ................................................................................................ 52
2.3.2. Ý nghĩa tên đệm ............................................................................................. 52
2.3.3. Ý nghĩa của tên chính..................................................................................... 55
2.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 57
CHƯƠNG 3. CÁC ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ – VĂN HÓA CỦA TÊN
RIÊNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÀ NẴNG ................................................................... 59
3.1. Những cơ sở văn hóa – ngôn ngữ cho việc nghiên cứu tên người.................... 59
3.1.1. Về mặt lịch sử ................................................................................................ 59
3.1.2. Về mặt dân tộc và xã hội................................................................................ 60
3.1.3. Về mặt ngôn ngữ............................................................................................ 62
3.2. Sự phản ánh đặc điểm văn hóa qua tên riêng người Việt ở Đà Nẵng............... 63
3.2.1. Tên người phản ánh phong tục tập quán của cộng đồng................................ 63
3.2.2. Tên người phản ánh các đặc điểm tâm lí tộc người của người Việt
ở Đà Nẵng ................................................................................................................ 66
3.2.3. Húy kỵ, một nhân tố chi phối văn hóa đặt tên người Việt ở Đà Nẵng .......... 68
3.3. Văn hóa xưng hô bằng tên riêng của người Việt ở Đà Nẵng............................ 69
7
3.3.1. Xưng hô bằng tên riêng ở ngoài xã hội.......................................................... 69
3.3.2. Xưng hô bằng tên riêng trong gia đình .......................................................... 70
3.4. Tiểu kết.............................................................................................................. 72
KẾT LUẬN............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76
PHỤ LỤC................................................................................................................ 80
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Danh xưng học là bộ môn nghiên cứu thuộc ngành Ngôn ngữ học,
chuyên nghiên cứu những quy luật cơ bản về nguồn gốc phát sinh, thành phần cấu
tạo, quá trình phát triển và sự biến động của các tên riêng trong hệ thống ngôn ngữ.
Phạm vi nghiên cứu của ngành Danh xưng học rất rộng lớn; về mặt lý thuyết, đây là
ngành khoa học có thể nghiên cứu tên riêng của mọi sự vật trong phạm vi ở những
vùng địa lý, ở những nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau; xét trên mục đích thực
tế, có thể chia phạm vi nghiên cứu của ngành khoa học này thành những nhóm theo
ngôn ngữ (nghiên cứu tên riêng theo tiếng Hán, nghiên cứu tên riêng theo tiếng
Việt,…), hoặc theo tiêu chí địa lý, lịch sử (nghiên cứu địa danh thành phố Huế,
nghiên cứu tên làng xã Việt đầu thế kỉ XIX,…).
Dựa trên đặc điểm của tên riêng, Danh xưng học lại chia thành hai nhóm
nghiên cứu về tên riêng với 2 chuyên ngành là Địa danh học và Nhân danh học.
Khác với Địa danh học – là khoa học chuyên nghiên cứu về tên đất, tên địa điểm,
nghiên cứu về nguồn gốc, cấu tạo từ ngữ, ý nghĩa, biến đổi, quy luật phân bố, quy
tắc viết và đọc của tên đất, quan hệ giữa tên đất với thiên nhiên – xã hội; Nhân danh
học là khoa học chuyên nghiên cứu về tên riêng chỉ người, chủ yếu nghiên cứu về
các mặt như: phân loại, nguồn gốc, lịch sử, biến đổi, phân bố (về mặt địa lí), ý nghĩa
(về mặt văn hóa). Lấy hệ thống tên riêng làm đối tượng nghiên cứu, Địa danh học
và Nhân danh học lựa chọn cho mình những đối tượng nghiên cứu chuyên biệt; tuy
nhiên, việc nghiên cứu tên người và tên đất trong quá trình hình thành và phát triển
vẫn có sự ảnh hưởng lẫn nhau; ví dụ, có nhiều tên địa danh có nguồn gốc từ tên
người như: “Đường Thái Phiên”, “Đường Ngô Quyền”, “Huyện A Lưới”, “Huyện
Dương Minh Châu”, “Thành phố Hồ Chí Minh,…”; và cũng có nhiều tên người
được đặt có nguồn gốc từ địa danh như: “Vinh”, “Hà Nội”, “Thanh Hóa”,…
9
Nghiên cứu tên người dựa trên quan điểm của Nhân danh học vừa là việc
làm đem lại những thành tựu trong lĩnh vực Ngôn ngữ học; vừa là công việc soi
đường để chỉ ra những vấn đề mang giá trị văn hóa Việt Nam. Tất cả được gói
ghém bên trong một cái tên: tín ngưỡng dân gian, triết lý dân tộc, tâm lý xã hội, thị
hiếu thẩm mỹ,… Tên riêng người Việt không đơn giản chỉ là để định danh, nhận
diện, xưng hô với nhau trong giao tiếp; mà hơn hết, nó tiềm tàng nhiều tầng ý nghĩa,
từ ý nghĩa chung mang tính thời đại cho đến ý nghĩa cá nhân của những bậc sinh
thành, cha ông đời trước muốn gửi gắm cho thế hệ đời sau. Nghiên cứu tên riêng
người Việt chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, bởi nó là quá trình nghiên cứu liên
ngành giữa Ngôn ngữ học, Logic học, Triết học, Dân tộc học, Tâm lý học,… Hành
trình đưa tên riêng chỉ người thành một bộ môn nghiên cứu khoa học là Nhân danh
học, ngày càng phát triển đòi hỏi phải có sự đóng góp của nhiều nhà nghiên cứu
thuộc các lĩnh vực khác nhau; trong đó, việc nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ và
văn hóa mới chỉ là một trong số những con đường lấy tên riêng làm đối tượng.
1.2. Đà Nẵng là thành phố có bề dày về lịch sử, văn hóa – một thành phố kỳ
lạ trong sự biến đổi, vận động không ngừng, nhất là từ ngày thành phố trở thành
đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Không chỉ giàu có về bề dày lịch sử, văn
hóa; Đà Nẵng còn được mệnh danh là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, ngoài những
“thủy tú sơn kỳ” còn là nơi sản sinh nhiều danh nhân hào kiệt, nghệ nhân, nghệ sĩ
tài danh.
Hơn 700 năm ra đời và tồn tại , thành phố Đà Nẵng đã trải qua bao thăng
trầm và biến động của lịch sử. Đặc biệt, từ sau năm 1997, Đà Nẵng đã thay đổi diện
mạo đến “chóng mặt”, vươn lên phát triển với tốc độ đúng như tên gọi của thành
phố đô thị loại I, xứng danh làm trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc
phòng của miền Trung và Tây Nguyên.
Mảnh đất và con người Đà Nẵng giàu truyền thống văn hóa, dẫu không phải
là kinh đô của ngàn năm văn hiến như thủ đô Hà Nội, cũng không phải là đầu tàu