Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử Vnexpress và dân trí
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
FENG RONG WAN
(PHÙNG DUNG UYỂN)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TÍT BÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
FENG RONG WAN
(PHÙNG DUNG UYỂN)
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TÍT BÀI
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN TRÍ
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8220102
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công
bố. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
FENG RONG WAN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, người
đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn. trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học và các
thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trường Đại học sư phạm - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người thân, bạn bè đã
động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành tốt khóa
học này.
Dù đã rất cố gắng, nỗ lực hết mình để hoàn thiện luận văn, nhưng tôi
nhận thấy luận văn của mình vẫn còn rất nhiều hạn chế thiếu sót. Vì vậy, tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành từ thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 11 năm 2019
Tác giả
FENG RONG WAN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát..........................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5
5. Phương pháp khảo sát......................................................................................5
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6
7. Cấu trúc luận văn.............................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..................................................7
1.1. Báo chí và báo mạng điện tử ........................................................................7
1.1.1. Báo chí.......................................................................................................7
1.1.2. Báo mạng điện tử.......................................................................................8
1.2. Tít bài..........................................................................................................11
1.2.1. Khái niệm tít bài ......................................................................................11
1.2.2. Tính chất của tít bài ................................................................................11
1.2.3. Chức năng của tít bài...............................................................................12
1.2.4. Dạng và cấu trúc của tít bài .....................................................................12
1.2.5. Các thủ pháp đặt tít bài...........................................................................13
1.2.6. Các loại lỗi về tít bài...............................................................................15
1.3. Một số khái niệm ngôn ngữ học .................................................................15
1.3.1. Từ.............................................................................................................16
1.3.2. Cụm từ .....................................................................................................16
1.3.3. Câu...........................................................................................................20
1.4. Vài nét về báo điện tử VnExpress và Dân trí.............................................21
1.4.1. Lịch sử .....................................................................................................21
1.4.2. Tôn chỉ mục đích .....................................................................................22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4.3. Đội ngũ phóng viên .................................................................................23
1.4.4. Phạm vi ảnh hưởng..................................................................................23
1.5. Tiểu kết .......................................................................................................24
Chương 2: CÁC TÍT BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN
TRÍ XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC....................................................26
2.1. Cấu tạo của tít trên báo điện tử VnExpress và Dân trí...............................26
2.1.1. Kết quả khảo sát ......................................................................................26
2.1.2. Tít được thể hiện bằng cụm từ.................................................................27
2.1.3. Tít được thể hiện bằng câu ......................................................................34
2.2. Đánh giá chung về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí......................................................................................................40
2.2.1. Ưu điểm về hình thức của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí......40
2.2.2. Hạn chế về hình thức của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí......................................................................................................46
2.3. Tiểu kết .......................................................................................................52
Chương 3: CÁC TÍT BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ VNEXPRESS VÀ DÂN
TRÍ XÉT VỀ PHƯƠNG DIỆN NGỮ NGHĨA...................................................54
3.1. Nội dung của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí................54
3.1.1. Nội dung phản ánh thực trạng, thực tại trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí......................................................................................................55
3.1.2. Nội dung phản ánh suy nghĩ, đánh giá của người viết trên báo điện tử
VnExpress và Dân trí...............................................................................61
3.2. Đánh giá chung về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí....65
3.2.1. Ưu điểm về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.......65
3.2.2. Hạn chế về nội dung của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí........69
3.3. Tiểu kết .......................................................................................................73
KẾT LUẬN ........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông không thể thiếu
trong cuộc sống của con người Việt Nam hiện đại. Báo chí mang thông tin muôn
mặt của đời sống đến với người dân một cách cập nhật, đầy đủ, toàn diện, phong
phú, đa chiều. Trong những năm gần đây, báo chí không ngừng phát triển về loại
hình để bắt kịp nhịp sống của công dân thời đại công nghệ 4.0.
Những thành tựu của lĩnh vực công nghệ thông tin đã tạo ra sự bùng nổ
thông tin trên phạm vi toàn cầu. Cùng với đó, sự ra đời của báo mạng điện tử là
vấn đề tất yếu. Báo mạng điện tử tuy ra đời sau những loại hình báo chí khác
nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng, chất lượng và ngày càng khẳng
định được vị trí của mình trong đời sống xã hội. Ở bất kì đâu, chỉ cần một chiếc
máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng…chúng ta đều có thể thỏa sức
tìm kiếm thông tin trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…mà
không bị phụ thuộc vào thời gian và không gian. Với những lợi thế của mình,
báo mạng điện tử khiến việc truy cập và trao đổi thông tin của người dân trở
nên cập nhật, dễ dàng hơn; góp phần làm tăng hiệu quả xã hội của báo chí.
Đối với một văn bản báo chí, tít (tiêu đề, đầu đề…) là bộ phận giữ vai trò
quan trọng. Nó là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người
đọc dễ dàng xác định nội dung, mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc.
Việc đặt tít như thế nào cho thực sự hay, hấp dẫn và lôi cuốn người đọc luôn là
nỗi bận tâm của các nhà báo. Trong đời sống báo chí Việt Nam hiện nay, bên
cạnh những tít bài đáp ứng được yêu cầu về mặt lí thuyết như: chính xác, ngắn
gọn, hấp dẫn, biểu cảm…vẫn còn những tít bài chưa phù hợp với nội dung tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phẩm, quá dài, giật gân, tít sai hoặc mơ hồ khó hiểu, thậm chí vi phạm chuẩn
mực đạo đức.
Tuy nhiên, nghiên cứu toàn diện về tít báo điện tử lại chưa được quan
tâm đúng mức. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm tít báo nhưng
kết quả nghiên cứu đều có những hạn chế nhất định, chưa làm nổi bật đặc điểm
ngôn ngữ tít báo. chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngôn
ngữ tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.
Qua khảo sát, tít bài trên hai trang báo điện tử VnExpress và Dân trí đã
bộc lộ những điểm độc đáo cần khẳng định, những điểm mạnh cần phát huy và
những điểm yếu cần khắc phục. Nhằm đóng góp thêm một nghiên cứu nhỏ để
khỏa lấp khoảng trống lớn trong lĩnh vực này, chúng tôi quyết định chọn vấn đề
Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện VnExpress và Dân trí làm đề tài
luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Đôi nét về các công trình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, truyền thông
Sự phát triển như vũ bão của mạng Internet là môi trường thuận lợi để
truyền thông đa phương tiện phát triển, đồng thời cũng là cơ hội để người dân
hòa mình vào đời sống báo chí dễ dàng hơn bao giờ hết. Ngôn ngữ báo chí
cũng vì thế nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu từ nhiều góc nhìn
khác nhau.
Tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Cơ sở lí luận báo chí, đặc tính chung
và phong cách [62], cho rằng, ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học đều là
những ngôn ngữ có tính chuẩn mực cao. Đồng thời khẳng định ngôn ngữ báo
chí là ngôn ngữ chính luận, đảm nhiệm chức năng chính là chức năng thông tin.
Năm 2003, tác giả Hoàng Anh cho ra đời cuốn sách Một số vấn đề sử
dụng ngôn từ trên báo chí [63]. Cuốn sách này đề cập đến một số vấn đề bức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong địa hạt
ngôn ngữ báo chí. Đó là một số vấn đề như: trách nhiệm của nhà báo trong
việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các tính chất của ngôn ngữ báo
chí, cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí, một số nét khác biệt cơ
bản giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ văn học…
Năm 2007, Nguyễn Đức Dân trong cuốn Ngôn ngữ báo chí, những vấn
đề cơ bản [64], đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí,
đặc điểm và khả năng hoạt động của tiếng Việt trong phong cách ngôn ngữ báo
chí. Đây là công trình có ý nghĩa thiết thực đối với những người nghiên cứu
ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là những người làm báo.
Trên đây là những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí tiêu biểu.
Những công trình này có ý nghĩa như một chỉ dẫn cho những người đam mê
nghiên cứu ngôn ngữ báo chí. Tuy nhiên, những công trình này chưa nghiên
cứu sâu về ngôn ngữ tít bài.
2.2. Các công trình nghiên cứu về tít bài trong tác phẩm báo chí
Ở một phương diện khác, đã có những công trình đi sâu nghiên cứu tít
bài báo và mang lại những đóng góp nhất định, là nền tảng vững chắc cho
những công trình nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này.
Tác giả Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [20] đã dành hẳn một
phần để nói về tít báo. Thuật ngữ tít còn có nhiều tên gọi khác như tiêu đề, nhan
đề, đầu đề… nhưng ông sử dụng thuật ngữ tít, bởi theo ông, tít vừa là một thuật
ngữ báo chí, lại là một từ nghề nghiệp được dùng rất phổ biến. Ngoài ra, thuật ngữ
“tít” còn mang tính quốc tế, đồng thời có khả năng phái sinh cao hơn các thuật
ngữ khác nên thuận tiện trong sử dụng, có khả năng gọi tên các khái niệm phái
sinh và tên các thao tác trong xử lí tít. Chúng tôi cũng đồng tình và chấp nhận cách
gọi này của Vũ Quang Hào.
Nghiên cứu từ góc độ lý luận, tác giả Shostak. M có bài viết Tiêu đề tác
phẩm báo chí trên Tạp chí Nhà báo, Nga, số 5, 6 từ năm 1996 [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền với bài viết
Bàn về đặc điểm đầu đề bài viết trên báo Nhân dân [60] đã phân tích và rút ra
những đặc điểm chính về cách thức sử dụng ngôn ngữ trong tít bài báo Nhân
dân. Khảo sát này bao gồm: đặc điểm từ vựng (sử dụng từ ngữ rút gọn, từ dịch
âm và lối viết tắt tiếng nước ngoài, từ ngữ toàn dân và cách dùng số từ), đặc
điểm ngữ pháp (kết cấu câu, dấu câu) và một số thủ pháp tu từ cụ thể nhằm đưa
ra đặc điểm khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của tờ báo nổi tiếng này.
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong bài Ý tại ngôn ngoại, những thông tin
chìm trong ngôn ngữ báo chí [12] đã có những nhận xét trên phương diện ngữ
dụng đối với tiêu đề báo chí. Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu, bài viết của các tác giả: Vũ Thị Chín với Từ trái nghĩa trong các tiêu đề
báo chí Nga [8]; Lê Đình ,“Mèo Trạng Quỳnh ăn rau” không phải là mèo ăn
rau...[14].
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu, chúng tôi cũng quan tâm đến những
luận văn chọn tít bài làm vấn đề nghiên cứu như, Đặc điểm ngôn ngữ của các
tít bài trên tạp chí khoa học của tác giả Dương Thị Sinh; Tên bài trên báo Thái
Nguyên[38] của tác giả Đoàn Thị Minh Phương. Những luận văn này là nguồn
tài liệu quý giá cho những ai say mê nghiên cứu ngôn ngữ báo chí, đặc biệt là
những người quan tâm đến tít bài.
Nghiên cứu tít bài của một văn bản báo chí có thể dựa trên nhiều góc độ, tư
liệu khác nhau. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc
điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí. Vì vậy, có thể
nói đề tài luận văn “Đặc điểm ngôn ngữ của tít bài trên báo điện tử VnExpress và
Dân trí” là một đề tài mới, không có sự trùng lặp với công trình của những người
đi trước.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tít bài trên báo điện tử VnExpress và báo Dân trí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tít bài nói trên được chúng tôi nghiên cứu ở hai phương diện hình thức,
nội dung để phác họa diện mạo, đặc điểm của chúng.
3.3. Phạm vi khảo sát
Chúng tôi khảo sát tít bài của báo điện tử VnExpress trong hai tháng từ
14/3/2018 đến 13/4/2018, và 14/4/2018 đến 13/5/2018; tít bài của báo Dân trí
trong hai tháng từ 14/5/2018 đến 13/6/2018, và 14/6/2018 đến 13/7/2018.
Chúng tôi lựa chọn những số báo rải ra trong 4 tháng như trên nhằm đảm
sự phong phú và tính thời sự của đối tượng khảo sát.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Qua việc khảo sát phân loại tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân
trí, luận văn nhằm mục đích phản ánh diện mạo và chỉ rõ đặc điểm về phương
diện cấu trúc, ngữ nghĩa của tít bài trên hai tờ báo này.
- Trên cơ sở đó, đề tài có mục đích đóng góp, bổ sung những tri thức lý
luận về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ của tít báo điện tử nói riêng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử vấn đề và các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài luận văn.
- Khảo sát tít bài của báo điện tử VnExpress và báo Dân trí.
- Phân loại, phân tích diện mạo, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của các tít
báo nói trên về phương diện cấu trúc và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Phân loại phân tích diện mạo, đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của các tít
báo nói trên về mặt nghĩa và đề xuất biện pháp khắc phục.
5. Phương pháp khảo sát
5.1. Phương pháp miêu tả
Thủ pháp thống kê phân loại, thủ pháp phân tích tổng hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thống kê các tít bài được sử dụng trên
báo điện tử VnExpress và Dân trí.
- Thủ pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích đặc trưng về phương diện cấu
trúc và ngữ nghĩa của các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí.
5.2. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia ngôn ngữ, truyền thông về ngữ
nghĩa và hình thức của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: làm phong phú thêm lý luận về ngôn ngữ báo chí nói
chung, ngôn ngữ tít báo nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tư liệu tham
khảo hữu ích cho những người nghiên cứu và học tập về báo chí và ngôn ngữ
báo chí. Đặc biệt có thể giúp ích cho công việc của phóng viên, biên tập viên
của các báo điện tử.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể giúp ích cho việc
tiếp nhận các tác phẩm báo chí.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí xét về
phương diện hình thức
Chương 3. Các tít bài trên báo điện tử VnExpress và Dân trí xét về ngữ nghĩa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Báo chí và báo mạng điện tử
1.1.1. Báo chí
a. Khái niệm báo chí: Báo chí trong tiếng Anh là “Journalism” bắt nguồn
từ “Journal” - (nhật ký). Điều này cũng nói lên rằng nhà báo - ký giả, chính là
những người ghi lại lịch sử trong cuộc sống hàng ngày. Báo, hay gọi đầy đủ
là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" là thông báo, và "chí" là ghi lại), hay còn
dùng tên gọi cũ (theo cách gọi của Trung Quốc) là tân văn (trong đó tân văn
nghĩa là báo, nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo
cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần
quan tâm (theo [65]).
b. Các thể loại báo chí:
Báo chí là tên gọi chung của các thể loại thông tin đại chúng. Có những
loại báo chí sau:
Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện
trên giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: tính phổ cập cao, có nội dung sâu,
người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương
tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo
giấy hay là báo chữ và có nhiều dạng như nhật báo, tạp chí, tuần báo, nguyệt
san, tập san,...
Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị đầu cuối
là radio bằng ngôn ngữ. Ra đời thế kỷ 19. Ưu điểm: thông tin nhanh. Nhược
điểm: không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc
các thông tin có hình ảnh minh họa.
Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh
qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(television). Ưu điểm: thông tin nhanh; khuyết điểm: khả năng tương tác hai
chiều chưa cao.
Báo mạng điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải
thông tin bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh
động và âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương
tác hai chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập còn yếu, có thể bao gồm cả tin giả
(theo [65]).
1.1.2. Báo mạng điện tử
a. Khái niệm: Báo mạng điện tử còn có tên gọi khác là báo trực
tuyến, báo điện tử, báo mạng hay tin tức trực tuyến là loại hình báo chí được
xây dựng theo hình thức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet.
Báo điện tử được tòa soạn điện tử xuất bản, còn người đọc báo dựa trên máy
tính, thiết bị cá nhân như máy tính bảng, điện thoại di động trung cao cấp,... có
kết nối internet.
b. Thể loại
Hiện nay có nhiều cách phân loại Báo điện tử khác nhau, tùy theo tiêu
chí phân loại và việc để ý đến quy định riêng của mỗi nước.
Theo cách thức biên tập và phát hành có thể chia ra:
1. Báo lai (hybrid), là bản báo trực tuyến phát hành song song với bản báo in.
Ngày nay tất cả các báo in đều có bản phát hành trực tuyến. Ví dụ trong nước là
"Báo Lao động điện tử", "Báo Nhân Dân điện tử",... ví dụ nước ngoài là "Spiegel
Online",...
2. Chỉ trực tuyến (online-only), phát hành gần như không có bản in
tương ứng. Đây là báo do các hãng thông tấn, phát thanh, truyền hình lập ra. Ví
dụ Hãng CNN, BBC,... hay báo trong nước như Báo điện tử Đài Truyền hình
Việt Nam,...
3. Báo tổng hợp tin tức từ các báo khác (News Aggregators), hoặc đơn
giản là quét các dữ liệu, thông tin từ các trang khác, gọi chung các báo điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
dạng này là "Báo tự động cập nhật tin tức". Ví dụ trang "Very Quiet tổng hợp
tin quốc tế, hay trang Báo Mới ở Việt Nam.
4. Thể khởi nghiệp, là một trang web hay trang thông tin điện tử nhảy
vào lãnh vực biên tập tin tức mọi mặt. Tại Việt Nam là trường hợp "Báo Năng
lượng Mới (PetroTimes)" .
Theo tính chính thống, thường xem trọng ở các nước có truyền thống
kiểm soát truyền thông, thì chia ra:
1. Chính thống, hay hợp pháp, là loại được cấp phép bởi một cơ quan
chức năng của nước sở tại. Giấy phép có thể quy định cả những chủ đề nội
dung được phép biên tập.
2. Ngược lại, những báo điện tử hoạt động không phép tại nước sở tại
(hoặc được cấp bởi một nước thứ 2, nhưng chưa được phép của nước sở tại)
thường khó được chấp nhận.
Theo cheo lại, những bá thì chia ra:
1. Chính thống, đưa các tin xác thực do phóng viên điều tra thu thập.
2. Báo lá cải (tabloid), đưa tin vịt hoặc phóng tác.
3. Loại trung gian là đưa lẫn lộn tin xác thực, tin thiếu điều tra xác thực
và tin phóng tác. Có những báo định rõ trang lá cải để người đọc biết rõ và đọc
cho vui. Tuy nhiên có những báo không chỉ rõ là đưa tin vịt, như một số báo
ở Trung Quốc, Liên bang Nga [65].
c. Ngôn ngữ báo mạng điện tử
Đặc điểm nổi bật của báo mạng điện tử là cập nhật thường xuyên tin tức,
đặc biệt là đăng "tin tức thời" hay "tin giật gân" (Breaking news). Báo mạng
điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng
không phụ thuộc vào không gian và thời gian (theo [66]).
Ngôn ngữ báo mạng điện tử hiểu theo nghĩa rộng gồm chữ viết, âm thanh,
hình ảnh động, hình ảnh tĩnh… còn theo nghĩa hẹp, đó là ngôn ngữ tồn tại dưới
dạng chữ viết. Luận văn này chỉ khảo sát ngôn ngữ hiểu theo nghĩa hẹp này.