Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng
PREMIUM
Số trang
96
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
881

Đặc điểm ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT

TRONG TÁC PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Ngµnh: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,

VĂN HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng

THÁI NGUYÊN - 2018

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả

nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả luận văn

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau

Đại học, các giảng viên Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

cùng gia đình, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong thời gian học tập

và nghiên cứu.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.

Hà Quang Năng, người đã hết sức tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá

trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Tác giả

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv

MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................. 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 5

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................... 5

5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6

6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn .............................................................. 6

7. Cấu trúc dự kiến của luận văn ..................................................................... 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 8

1.1. Hội thoại và các dạng thức hội thoại............................................................ 8

1.1.1. Khái niệm hội thoại ........................................................................... 8

1.1.2. Vận động hội thoại ............................................................................ 9

1.1.3. Các dạng thức hội thoại................................................................... 11

1.2. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt...................... 17

1.2.1. Khái niệm từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt .................................... 17

1.2.2. Phân loại từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt ...................................... 18

1.3. Từ thông tục............................................................................................ 20

1.4. Thành ngữ trong tiếng Việt .................................................................... 21

1.5. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ

Trọng Phụng .................................................................................................. 23

1.5.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng .................................. 23

1.5.2. Tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng ...................................... 25

iv

1.6. Ngôn ngữ nhân vật và từ ngữ trong lời thoại nhân vật của tác phẩm

Số đỏ Vũ Trọng Phụng .................................................................................. 28

1.6.1. Ngôn ngữ nhân vật .......................................................................... 28

1.6.2. Từ ngữ trong lời thoại nhân vật của tác phẩm Số đỏ Vũ Trọng Phụng... 30

1.7. Tiểu kết................................................................................................... 31

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC

PHẨM SỐ ĐỎ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TỪ NGỮ

XƯNG HÔ........................................................................................ 32

2.1. Một số vấn đề chung về từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt...................... 32

2.2. Các loại từ ngữ xưng hô trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu thuyết Số

đỏ của Vũ Trọng Phụng................................................................................. 32

2.2.1. Nhân vật dùng từ xưng hô là đại từ................................................. 32

2.2.2. Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc và các danh từ khác.......... 41

2.3. Từ xưng hô và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ

Trọng Phụng ................................................................................................. 50

2.3.1. Mối quan hệ giữa xưng hô và kiểu nhân vật ................................... 50

2.3.2. Từ xưng hô của một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng.......................................................................................... 51

2.4. Tiểu kết chương 2................................................................................... 60

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM

TSỐ ĐỎ CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG QUA TỪ

NGỮ THÔNG TỤC VÀ THÀNH NGỮ........................................ 61

3.1. Dẫn nhập................................................................................................. 61

3.2. Từ thông tục trong lời thoại nhân vật..................................................... 63

3.2.1. Từ thông tục trọng lời thoại nhân vật ở tiểu thuyết Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng ....................................................................................... 63

3.2.2. Từ ngữ thông tục của một số kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ....... 69

v

3.2.3. Vai trò của từ ngữ thông tục trong ngôn ngữ nhân vật của tiểu

thuyết Số đỏ ............................................................................................... 74

3.3. Vai trò của việc sử dụng thành ngữ trong ngôn ngữ nhân vật ở tiểu

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ................................................................ 75

3.4. Tiểu kết................................................................................................... 80

KẾT LUẬN....................................................................................................... 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 85

NGUỒN TƯ LIỆU KHẢO SÁT CỦA LUẬN VĂN..................................... 88

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng thống kê tần số sử dụng ĐTNX trong lời thoại nhân vật của

tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng ............................................. 33

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng và tần số xuất hiện các từ xưng hô có

nguồn gốc từ danh từ thân tộc và các từ các danh từ khác của

nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng..................... 42

Bảng 3.1. Bảng thống kê các từ ngữ thông tục được sử dụng trong tiểu

thuyết Sô đỏ của Vũ Trọng Phụng .................................................... 61

Bảng 3.2. Bảng thống kê các thành ngữ được sử dụng trong tiểu thuyết Số

đỏ của Vũ Trọng Phụng .................................................................... 76

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Giao

tiếp bằng ngôn ngữ được thực hiện dưới hai dạng nói và viết. Tác phẩm văn

học là sản phẩm giao tiếp thuộc phong cách viết nhưng lại có tính tích hợp cả

hai phong cách nói và viết thành một dạng giao tiếp đặc thù: giao tiếp nghệ

thuật. Văn học là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Ngôn ngữ trong tác

phẩm văn học, do vậy, thể hiện một cách sinh động hoạt động giao tiếp của con

người trong xã hội thông qua sự sáng tạo của nhà văn. Nghiên cứu ngôn ngữ

trong hoạt động hành chức trong cuộc sống là một trong những hướng nghiên

cứu mà ngôn ngữ học hiên đại đang quan tâm. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên

cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là một cách tiếp cận phù hợp với xu

hướng nghiên cứu mới cả về phương diện lí luận và phương diện cụ thể.

Ngôn ngữ ra đời đáp ứng nhu cầu giao tiếp của xã hội. Tùy theo hoàn

cảnh, nội dung, mục đích giao tiếp mà người giao tiếp lựa chọn cách xưng hô

sao cho phù hợp. Việc sử dụng các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô khác

trong hội thoại là rất quan trọng. Bởi vì, các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô

thể hiện thái độ tình cảm của người nói đối với người nghe hay đối tượng được

nói tới.

Vũ Trọng Phụng là một trong số các nhà văn có nhiều tác phẩm thành

công ở thể loại tiểu thuyết, tạo ra phong cách, giọng điệu riêng. Các tác phẩm

của nhà văn này đã phản ánh được nhiều vấn đề nóng bỏng về hiện thực xã hội.

Ngôn ngữ của các nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có nhiều điều

đáng được quan tâm. Ông sử dụng rất nhiều các đại từ nhân xưng và lớp từ

xưng hô khác trong tác phẩm của mình, điều này mang rất nhiều dụng ý nghệ

thuật của tác giả. Vậy, việc Vũ Trọng Phụng sử dụng từ xưng hô là các đại từ

nhân xưng, từ xưng hô có nguồn gốc là danh từ thân tộc, từ ngữ thông tục và

thành ngữ trong tác phẩm của ông mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!