Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ của người lính cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại)
PREMIUM
Số trang
198
Kích thước
3.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1193

Đặc điểm ngôn ngữ của người lính cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ

THỜI KỲ CHỐNG PHÁP, TỪ GÓC ĐỘ VAI GIAO TIẾP

(Trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ

THỜI KỲ CHỐNG PHÁP, TỪ GÓC ĐỘ VAI GIAO TIẾP

(Trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã ngành: 62 22 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn: GS. TS. NGUYỄN VĂN KHANG

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công

trình khoa học nào.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và Ban Chủ nhiệm

Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo (Bộ phận Quản lý sau đại học), Trường Đại học Sư

phạm, Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo ở Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ

điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy,

luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi suốt quá trình học

tập.

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Khang, người

thầy mẫu mực cho tôi tri thức, kinh nghiệm, niềm say mê nghiên cứu để hoàn thành

luận án này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè và người thân trong gia đình đã tiếp sức cho

tôi, giúp tôi có được kết quả như hôm nay.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Chuyên

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii

MỤC LỤC................................................................................................................. iii

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT............................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ....................................................................................vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................2

3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu ..............................................................2

4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu.....................................................................4

5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................5

6. Cấu trúc của luận án................................................................................................6

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

LÝ THUYẾT .............................................................................................................7

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu......................................................................7

1.1.1.Tình hình nghiên cứu về vai giao tiếp trong giao tiếp ngôn ngữ.......................7

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ.......................................18

1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................22

1.2.1. Một số vấn đề về lý thuyết giao tiếp và vai giao tiếp......................................22

1.2.2. Người lính Cụ Hồ và nhân vật người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp

trong văn xuôi hiện đại..............................................................................................43

1.2.3. Cách tiếp cận của luận án................................................................................49

1.3. Tiểu kết...............................................................................................................51

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CHỦ ĐỀ VÀ HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ CỦA

NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ THỜI KỲ CHỐNG PHÁP TRONG GIAO TIẾP ......53

2.1. Đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao

tiếp chính thức...........................................................................................................53

iv

2.1.1. Giới hạn vấn đề ...............................................................................................53

2.1.2. Các vai giao tiếp người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức ......................55

2.1.3. Các chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ tương ứng trong giao tiếp

chính thức..................................................................................................................58

2.2. Đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ trong giao

tiếp phi chính thức.....................................................................................................79

2.2.1. Giới hạn vấn đề ...............................................................................................79

2.2.2. Các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức .............................................80

2.2.3. Các chủ đề giao tiếp và hành động ngôn ngữ tương ứng trong giao tiếp

phi chính thức............................................................................................................84

2.3. So sánh đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ

trong giao tiếp chính thức và phi chính thức.............................................................95

2.3.1. Những đặc điểm chung ...................................................................................95

2.3.2. Những đặc điểm riêng.....................................................................................96

2.4. Tiểu kết...............................................................................................................98

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ XƯNG HÔ CỦA NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ

THỜI KỲ CHỐNG PHÁP TRONG GIAO TIẾP..............................................100

3.1. Đặc điểm về xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức .........100

3.1.1. Những đặc điểm chung .................................................................................100

3.1.2. Tần số xuất hiện các các từ ngữ xưng hô......................................................102

3.1.3. Cách xưng hô trong giao tiếp chính thức .....................................................107

3.2. Đặc điểm xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp phi chính thức........122

3.2.1. Những đặc điểm chung .................................................................................123

3.2.2. Tần số xuất hiện các các từ ngữ xưng hô trong giao tiếp phi chính thức .....124

3.2.3. Cách xưng hô trong giao tiếp phi chính thức................................................129

3.3. So sánh đặc điểm về xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp chính thức

và giao tiếp phi chính thức.........................................................................................138

3.3.1. Những đặc điểm chung .................................................................................138

3.3.2. Những đặc điểm riêng...................................................................................140

v

3.4. Tiểu kết.............................................................................................................142

KẾT LUẬN............................................................................................................144

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA

TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................148

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149

TƯ LIỆU KHẢO SÁT..........................................................................................159

PHỤ LỤC...............................................................................................................160

iv

BẢNG KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

đ/c: Đồng chí

CBCH: Cán bộ chỉ huy

CBCH1: Cán bộ chỉ huy tham mưu, không lãnh đạo trực tiếp tập thể cơ sở

CBCH2: Cán bộ chỉ huy trực tiếp lãnh đạo tập thể cơ sở

CS: Chiến sĩ

S: Chủ thể

H: Khách thể

HĐ: Hành động

HĐNN: Hành động ngôn ngữ

Sp1: Người nói (người viết)/ người phát

Sp2: Người nghe (người đọc)/ người nhận

IFIDs: Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng phân cấp vị thế người lính Cụ Hồ trong tập thể theo tiêu chí

chức vụ, quyền hạn ....................................................................................54

Bảng 2.2: Bảng tiêu chí phân cấp quan hệ của người lính Cụ Hồ trong giao

tiếp chính thức............................................................................................55

Bảng 2.3: Tương tác của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính thức......................56

Bảng 2.4: Bảng thống kê chủ đề của cặp vai trên - vai dưới trong giao tiếp

chính thức...................................................................................................59

Bảng 2.5: Bảng thống kê chủ đề của các cặp vai ngang (đồng cấp) trong giao

tiếp chính thức............................................................................................66

Bảng 2.6: Các nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong giao

tiếp chính thức............................................................................................72

Bảng 2.7: Các hành động cầu khiến của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính

thức ............................................................................................................75

Bảng 2.8: Tiêu chí phân cấp quan hệ thân hữu của người lính Cụ Hồ trong

giao tiếp phi chính thức..............................................................................80

Bảng 2.9: Tương tác của các vai giao tiếp trong giao tiếp phi chính thức................81

Bảng 2.10: Chủ đề giao tiếp của cặp trên - vai dướitrong giao tiếp phi chính thức............ 84

Bảng 2.11: Chủ đề giao tiếp của cặp vai ngang (đồng cấp) trong giao tiếp phi

chính thức...................................................................................................87

Bảng 2.12: Các nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong giao

tiếp phi chính thức .....................................................................................91

Bảng 2.13: Các hành động cầu khiến của các vai giao tiếp trong giao tiếp phi

chính thức...................................................................................................92

Bảng 3.1: Tổng quát về xưng hô của các vai giao tiếp trong giao tiếp chính

thức ..........................................................................................................101

Bảng 3.2: Xưng và hô/ gọi của vai trên đối với vai dưới trong giao tiếp chính

thức ..........................................................................................................102

vi

Bảng 3.3: Xưng và hô/ gọi của vai dưới với vai trên trong giao tiếp chính thức........102

Bảng 3.4: Xưng và hô/ gọi của các cặp đồng cấp cán bộ trong giao tiếp chính

thức ..........................................................................................................105

Bảng 3.5: Xưng và hô/ gọi của cặp vai đồng cấp chiến sĩ trong giao tiếp chính

thức ..........................................................................................................105

Bảng 3.6: Tương quan giữa các kiểu xưng hô của người chiến sĩ trong giao

tiếp chính thức..........................................................................................119

Bảng 3.7: Tổng quát về xưng hô của người lính Cụ Hồ trong giao tiếp phi

chính thức.................................................................................................124

Bảng 3.8: Xưng hô của các cặp vai trên - vai dưới trong giao tiếp phi chính thức.......124

Bảng 3.9: Xưng hô của các cặp vai ngang trong giao tiếp phi chính thức .............125

Bảng 3.10: Tương quan quan hệ giữa các cặp vai giao tiếp của người lính Cụ

Hồ trong giao tiếp ....................................................................................141

vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Chủ đề của cặp vai trên - vai dưới trong giao tiếp chính thức ...........182

Biểu đồ 2.2: Bảng thống kê chủ đề của các cặp vai ngang (đồng cấp) trong

giao tiếp chính thức ...............................................................................182

Biểu đồ 2.3: Các nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong giao

tiếp chính thức .......................................................................................183

Biểu đồ 2.4: Chủ đề giao tiếp của cặp trên - vai dưới trong giao tiếp phi chính

thức ........................................................................................................183

Biểu đồ 2.5: Chủ đề giao tiếp của cặp vai ngang (đồng cấp) trong giao tiếp phi

chính thức ..............................................................................................184

Biểu đồ 2.6: Các nhóm hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp trong giao

tiếp phi chính thức .................................................................................184

Biểu đồ 3.1: Xưng và hô/ gọi của vai trên đối với vai dưới trong giao tiếp chính

thức ........................................................................................................185

Biểu đồ 3.2: Xưng và hô/ gọi của vai dưới với vai trên trong giao tiếp chính

thức ........................................................................................................185

Biểu đồ 3.3: Xưng và hô/ gọi của các cặp đồng cấp cán bộ trong giao tiếp chính

thức ........................................................................................................186

Biểu đồ 3.4: Xưng và hô/ gọi của cặp vai đồng cấp chiến sĩ trong giao tiếp

chính thức ..............................................................................................186

Biểu đồ 3.5: Xưng hô của các cặp vai trên - vai dưới trong giao tiếp phi chính

thức ........................................................................................................187

Biểu đồ 3.6: Xưng hô của các cặp vai ngang trong giao tiếp phi chính thức .........187

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm của ngôn ngữ học nói

chung và ngôn ngữ học xã hội nói riêng hiện nay là nghiên cứu ngôn ngữ theo chức

năng giao tiếp. Trong rất nhiều nội dung nghiên cứu ngôn ngữ theo chức năng giao

tiếp, vai giao tiếp trở thành một nội dung quan trọng khi xem xét các quan hệ giao

tiếp. Quan hệ giao tiếp là mối quan hệ qua lại nhất định giữa những người tham gia

giao tiếp, được xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ xã hội chung và cấu trúc xã hội.

Là một thực thể đa chức năng, mỗi người có rất nhiều vai từ trong gia đình đến ngoài

xã hội. Khi tham gia giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ xác định vai và lựa chọn phong cách

ngôn ngữ tương ứng để hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả.

1.2. Cuối năm 1946, thực dân Pháp chính thức nổ súng thực hiện dã tâm cướp

nước ta một lần nữa. Hàng vạn người con Việt Nam với truyền thống “giặc đến nhà

đàn bà cũng đánh” và đáp lại lời kêu gọi của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không

phân định tuổi tác, nghề nghiệp, dòng dõi… tự nguyện đứng trong tổ chức Quân đội

Nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam gọi tên hàng

vạn người con anh dũng đó là người lính Cụ Hồ - những con người sống, chiến đấu

trong một đơn vị cách mạng và cùng một chí hướng đấu tranh vì sự nghiệp độc lập tự

do của dân tộc. Với vai trò lịch sử mới, người lính Cụ Hồ - lực lượng cách mạng bắt

nguồn từ mọi tầng lớp nhân dân đã mang trên mình trách nhiệm mới/ vị thế mới chiến

đấu và chiến thắng kẻ thù sau 9 năm gian khó (1945 - 1954). Vì vậy, việc xem xét

đặc điểm ngôn ngữ của người lính từ góc độ vai giao tiếp trong phạm vi tương tác

nhóm nói riêng và tương tác với ngôn ngữ xã hội nói chung là một vấn đề quan trọng

cần được làm rõ.

1.3. Trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động như hiện nay, việc nâng cao

tinh thần dân tộc, ý chí sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của không chỉ người lính mà của

toàn xã hội - đặc biệt là giáo dục học sinh - sinh viên ngày càng được quan tâm. Vì

vậy, nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ

góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại) có vai trò quan

2

trọng không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa đặc biệt về văn hóa, xã

hội.

Cho đến nay đã có nhiều nhà khoa học với các công trình nghiên cứu về người

lính được công bố. Tuy nhiên, từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học hiện chưa có công

trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp,

từ góc độ vai giao tiếp (trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện đại).

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ của người

lính cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai giao tiếp (Trên cứ liệu một số tác

phẩm văn xuôi hiện đại)”.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ

thời kỳ chống Pháp từ góc độ vai giao tiếp trên cứ liệu một số tác phẩm văn xuôi hiện

đại. Từ đó, luận án góp phần vào nghiên cứu giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp

tiếng Việt theo sự phân tầng xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói riêng; khẳng định

mối quan hệ liên ngành khi nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học viết về người lính

và tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ học.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu sau:

1) Giới thiệu, hệ thống hóa một số nội dung cơ bản về lý thuyết giao tiếp ngôn

ngữ liên quan đến ngữ dụng học và liên quan đến ngôn ngữ học xã hội;

2) Nghiên cứu, khảo sát các đặc điểm chủ đề và hành động ngôn ngữ của người

lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp chính thức và phi chính thức;

3) Nghiên cứu, khảo sát, các đặc điểm về xưng hô của người lính Cụ Hồ thời

kỳ chống Pháp trong giao tiếp chính thức và phi chính thức.

3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu biểu hiện của các đặc điểm ngôn ngữ của các

vai giao tiếp của người lính trong thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp (trên tư liệu một

số tác phẩm văn xuôi hiện đại), xét từ ba nội dung chính sau:

3

1) Chủ đề giao tiếp và các hành động ngôn ngữ của các vai giao tiếp của người

lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp;

2/ Khảo sát sâu trường hợp: hành động cầu khiến của các vai giao tiếp của

người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp trong giao tiếp;

3) Xưng hô của các vai giao tiếp của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp

trong giao tiếp.

3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu

3.2.1. Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời

kỳ chống Pháp từ góc độ vai giao tiếp. Chúng tôi chọn phạm vi nghiên cứu này bởi:

Thời kỳ chống Pháp (1945- 1954) là giai đoạn chứa đựng nhiều biến cố lịch sử - thời

kỳ có sự chuyển giao, thay đổi ý thức cá nhân (giữa cái tôi và cái ta chung) trước vận

mệnh của dân tộc. Đồng thời, đây là thời kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu

xây dựng theo hướng chính quy để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Những nhân

tố này làm thay đổi tư duy, quan điểm nói chung và ngôn ngữ trong giao tiếp nói

riêng của người lính trong thời đại lịch sử mới.

3.2.2. Tư liệu nghiên cứu

1) Nguồn tư liệu: Ngôn ngữ học xã hội lấy ngôn ngữ giao tiếp trong đời sống

hàng ngày làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, luận án khảo sát lời nói của người

lính lùi về những năm 40 - 50 của thế kỷ XX nên chúng tôi sử dụng một số tác phẩm

văn xuôi hiện đại viết về người lính thời kỳ chống Pháp làm tư liệu khảo sát. Phần

giao tiếp phi lời tạm gác chưa nghiên cứu, khảo sát vì dung lượng luận án không cho

phép.

2) Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Phạm vi tư liệu được giới hạn ở: 3 tiểu thuyết

(“Xung kích” của Nguyễn Đình Thi; “Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng

và “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc); 8 truyện ngắn và truyện vừa (khảo sát 6

truyện ngắn của tác giả Nguyễn Đình Thi, 1 truyện ngắn của Trần Đăng, 1 truyện vừa

của Vũ Tú Nam), 5 ký sự (“Ký sự Cao Lạng” của Nguyễn Huy Tưởng, “Đánh lấn -

Tập hồi ký Điện Biên phủ” của nhiều tác giả, “Đường tới Điện Biên Phủ” của Võ

4

Nguyên Giáp kể - Hữu Mai thể hiện, “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” của Võ

Nguyên Giáp kể - Hữu Mai thể hiện và “Điện Biên Phủ - Tuyển tập hồi ký trong

nước” của nhiều tác giả.

Với việc mở rộng phạm vi của các tư liệu và thể tài, chúng tôi hy vọng sẽ làm

phong phú thêm cứ liệu và làm rõ được đối tượng nghiên cứu.

4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên

cứu sau:

4.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, miêu tả: Dựa trên kết quả khảo sát, chúng tôi phân

tích, miêu tả đặc điểm chủ đề, hành động ngôn ngữ, xưng hô của người lính Cụ Hồ

trong giao tiếp chính thức và phi chính thức; chỉ ra mối quan hệ giữa lý thuyết và thực

tiễn sử dụng ngôn ngữ, giữa ngôn ngữ và người lính, sự tương tác giữa ngôn ngữ

trong hệ thống và nghĩa ngữ dụng…

- Phương pháp phân tích diễn ngôn: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích

diễn ngôn để chỉ ra những nhân tố chi phối đến chủ đề, hành động ngôn ngữ và xưng

hô của các cặp vai trong từng hoàn cảnh giao tiếp; chúng tôi so sánh và lí giải điểm

tương đồng và khác biệt của các cặp vai giao tiếp trong từng hoàn cảnh, đồng thời

làm rõ đặc điểm ngôn ngữ của người lính Cụ Hồ thời kỳ chống Pháp, từ góc độ vai

giao tiếp.

- Phương pháp liên ngành: Đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận

án liên quan đến văn bản nghệ thuật nên ngoài những tri thức ngôn ngữ học làm nền

tảng, chúng tôi sử dụng các tri thức và kỹ năng của các chuyên ngành khác trong quá

trình tìm hiểu như: lý luận văn học, phê bình - nghiên cứu văn học, tâm lý học, xã hội

học, sử học…

4.2. Thủ pháp nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng các thủ pháp như: thống kê toán học, phân loại và hệ thống

hóa, mô hình hóa để dựng lên bức tranh toàn cảnh về hoàn cảnh giao tiếp của người

lính với sự lựa chọn vai giao tiếp và quan hệ giữa các vai giao tiếp; tính tần suất sử

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!