Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THÁI SƠN
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO THÁI SƠN
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ
MA TRƯỜNG NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tạ Văn Thông
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
khảo sát, thống kê, nghiên cứu, kết luận trong luận văn là trung thực và chưa
từng công bố ở bất kì công trình nào khác.
Tác giả
Đào Thái Sơn
Xác nhận Xác nhận
của khoa chuyên môn của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Tạ Văn Thông
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã
trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Tạ Văn Thông,
thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn nhà thơ Ma Trường Nguyên đã cung cấp những
tư liệu trong quá trình thực hiện luận văn.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
Đào Thái Sơn
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.....................................................................vi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................6
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................6
7. Bố cục của luận văn.........................................................................................7
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI........................................................................................................................ 8
1.1. Các khái niệm chung ....................................................................................8
1.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.......................8
1.1.2. Ngôn ngữ thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ ...............................................11
1.1.3. Các khái niệm về nghĩa, trường từ vựng, thể, vần, nhịp , dòng, khổ,
đoạn, tiêu đề và biểu tượng................................................................................19
1.2. Nhà thơ Ma Trường Nguyên – cuộc đời, con người và sự nghiệp
sáng tác. .............................................................................................................33
1.2.1. Tiểu sử .....................................................................................................33
iv
1.2.2. Quá trình hoạt động văn học ...................................................................34
1.2.3. Thơ Ma Trường Nguyên..........................................................................36
1.3. Tiểu kết .......................................................................................................38
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
HÌNH THỨC............................................................................................................ 39
2.1. Đặc điểm về thể thơ, vần, nhịp trong thơ Ma Trường Nguyên..................39
2.1.1. Đặc điểm về thể thơ.................................................................................39
2.1.2. Đặc điểm về vần thơ................................................................................48
2.1.3. Đặc điểm về nhịp thơ...............................................................................59
2.2. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ...............................................................63
2.2.1. Đặc điểm về tiêu đề .................................................................................63
2.2.2. Đặc điểm về dòng thơ..............................................................................64
2.2.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ................................................................66
2.3. Tiểu kết .......................................................................................................68
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM THƠ MA TRƯỜNG NGUYÊN XÉT VỀ MẶT
TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA.................................................................................... 70
3.1. Một số trường từ vựng - ngữ nghĩa nổi bật ................................................70
3.1.1. Quê hương và cảnh sắc thiên nhiên ...........................................................70
3.1.2. Con người và những mối quan hệ xã hội...................................................76
3.1.3. Những vật dụng trong đời sống hàng ngày .............................................78
3.1.4. Chiến tranh và không khí chiến đấu trong những ngày gian khổ. ............81
3.2. Một số biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp ...............................................84
v
3.2.1. Khái quát về các biểu tượng ngôn ngữ học thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên.............................................................................................84
3.2.2. Biểu tượng “hoa”.....................................................................................85
3.2.3. Biểu tượng “núi”......................................................................................89
3.2.4. Biểu tượng “dòng sông” ..........................................................................92
3.3. Tiểu kết .......................................................................................................95
KẾT LUẬN............................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................100
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lần xuất hiện các thể thơ ..............................................................39
Bảng 2.2. Bảng phân loại thể thơ 7 chữ, 8 chữ .................................................46
Bảng 2.3. Vần trong các thể thơ ........................................................................48
Bảng 2.4. Các loại vần xét theo vị trí gieo vần và mức độ hoà âm...................49
Bảng 2.5. Các loại vần trong thơ Ma Trường Nguyên xét theo
thanh điệu...........................................................................................................56
Bảng 2.6. Bảng thống kê một số loại nhịp thường gặp trong thơ
Ma Trường Nguyên ...........................................................................................59
Bảng 2.7. Số lượng chữ trong tiêu đề thơ..........................................................63
Bảng 2.8. Số lượng dòng trong thơ ..................................................................... 64
Bảng 2.9. Số lượng khổ thơ .................................................................................. 66
Bảng 3.1. Số lần xuất hiện của các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu thị
cảnh vật quê hương............................................................................................70
Bảng 3.2. Số lần xuất hiện các từ ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp biểu hiện
thiên nhiên ........................................................................................................73
Bảng 3.3. Con người và những mối quan hệ xã hội ............................................... 76
Bảng 3.4. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ đồ vật trong thơ .............................79
Bảng 3.5. Số lần xuất hiện các từ ngữ chỉ chiến tranh trong thơ ......................81
Bảng 3.6. Các biểu tượng thường gặp trong thơ ..................................................... 84
Bảng 3.7. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘hoa“ trong thơ Ma
Trường Nguyên..................................................................................................86
Bảng 3.8. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘núi“ trong thơ............89
Bảng 3.9. Một số từ ngữ có liên quan đến biểu tượng ‘‘dòng sông“ ................92
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật nói chung, ngôn ngữ thơ nói riêng
là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại.
Trong những năm gần đây, thơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới góc nhìn
ngôn ngữ học để chỉ ra các quy luật, ngôn từ trong tác phẩm. Có thể khẳng
định: Việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ dưới góc nhìn ngôn ngữ học giúp người đọc
nhận ra phong cách nghệ thuật và ý đồ của tác giả trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật của tác phẩm qua hình thức ngôn từ. Nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ thơ Ma Trường Nguyên là một trong những đề tài nằm trong hướng
đi cần thiết đó.
1.2. Ma Trường Nguyên là một nhà thơ người dân tộc thiểu số (Tày),
sinh ra và lớn lên ở “thủ đô gió ngàn”- mảnh đất “địa linh nhân kiệt” trong cuộc
kháng chiến 9 năm trường kì anh dũng của dân tộc ta. Chính quê hương ATK
(Định Hóa, Thái Nguyên) với cảnh sắc nên thơ, trữ tình và những người dân
chân chất, mộc mạc, đằm thắm nhưng dũng cảm, kiên cường đã thổi vào tâm
hồn ông chất men say và cái nhìn sắc sảo trước hiện thực của văn chương. Để
rồi như các nhà văn đồng nghiệp cùng thời với ông nhận xét, thì “Ma Trường
Nguyên, cần mẫn viết như một chú ong thợ”. Ông đã cho ra đời 16 tập thơ,
trường ca, kí và tiểu thuyết, trong đó có nhiều tác phẩm viết về đề tài miền núi.
Đã có nhiều bài viết về tác giả Ma Trường Nguyên và các tác phẩm của ông
trên các báo Văn nghệ, tạp chí Văn học và một số bài viết trong sách, báo chí
Trung ương, địa phương..., song hầu hết mới đi vào một vài khía cạnh chung về
phương diện nội dung và chủ đề tư tưởng. Đặc điểm ngôn ngữ thơ của Ma
Trường Nguyên hầu như vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Đó chính là những lí do để đề tài: “Đặc điểm ngôn ngữ thơ Ma Trường
Nguyên" được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này.
2
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Ngôn ngữ từ xưa đến nay là chất liệu không thể thiếu của văn
chương, là một trong những yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến sự sáng tạo tác
phẩm văn chương nói chung. Bùi Minh Toán cho rằng: “Dường như mối quan
hệ giữa ngôn ngữ và văn chương như là hai lĩnh vực trong nền văn hoá dân
tộc, trong đó ngôn ngữ vừa là một thành tố của văn hoá, vừa là một phương
tiện (chất liệu) của văn hoá (bao gồm văn chương) nhưng chưa được quan tâm
đúng mức”[33; tr 56].
Từ đó, nghiên cứu văn học nhất thiết không thể bỏ qua mặt ngôn ngữ của
các tác phẩm, không chỉ bởi vì mọi yếu tố, mọi bình diện khác của văn học đều
chỉ có thể được biểu đạt qua ngôn ngữ, mà còn vì sáng tạo ngôn ngữ là một
trong những mục đích quan trọng, cũng là một phần không nhỏ trong sự đóng
góp vào những giá trị độc đáo, riêng biệt của văn chương. Nhận thức được ý
nghĩa của việc chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ trong thơ ca, cho đến nay nhiều nhà
ngôn ngữ học đã quan tâm tìm hiểu vấn đề này khi nghiên cứu ngôn ngữ trong thơ
nói chung và của thơ tiếng Việt nói riêng. Có thể kể đến một số công trình sau:
- Mai Ngọc Chừ (1990), Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
- Hữu Đạt (1993), Ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Viện HLKH Nga, Viện
ngôn ngữ học, Mockva. 243 tr (bản bằng tiếng Việt và tiếng Nga).
- Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
- Roman Jakobson (2008), Thi học và Ngữ học (Trần Duy Châu biên
khảo), Nxb Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Hà Nội.
- Bùi Mình Toán (2012, Ngôn ngữ với văn chương, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
...