Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học
PREMIUM
Số trang
120
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1329

Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của thanh thảo dưới góc nhìn phong cách học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

PHAN THỊ TƢỜNG VY

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRƢỜNG CA

CỦA THANH THẢO DƢỚI GÓC NHÌN

PHONG CÁCH HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 4/2021

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ TRƢỜNG CA

CỦA THANH THẢO DƢỚI GÓC NHÌN

PHONG CÁCH HỌC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

PGS.TS.BÙI TRỌNG NGOÃN

Người thực hiện:

PHAN THỊ TƢỜNG VY

(Khoá 2017 – 2021)

Đà Nẵng, tháng 4/2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản thân tôi,

được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn.

Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên

cứu đã được chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về

tính trung thực của công trình nghiên cứu này.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Bùi Trọng Ngoãn, người đã

tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn,

Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến thức nền

tảng để tôi có thể thực hiện tốt đề tài của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã động

viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2021

Sinh viên

Phan Thị Tường Vy

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề.....................................................................................................1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3

4. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4

6. Dự kiến đóng góp đề tài......................................................................................4

7. Bố cục đề tài .......................................................................................................5

CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............6

1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật .....................................................................................6

1.1.1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn chương theo quan

điểm phong cách học ..........................................................................................6

1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật theo quan điểm lí luận văn học..............................9

1.1.3. Đặc điểm ngôn ngữ thể loại trữ tình (thơ, trường ca) ............................10

1.2. Các phƣơng tiện và các biện pháp tu từ dƣới góc nhìn phong cách học..........13

1.2.1. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa ......................................13

1.2.2. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp........................................15

1.2.3. Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ âm...........................................16

1.3. Thanh Thảo và các tác phẩm trƣờng ca....................................................17

1.3.1. Nhà thơ Thanh Thảo...............................................................................17

1.3.2. Các tác phẩm trường ca Thanh Thảo .....................................................17

1.4. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................18

CHƢƠNG 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA

TRONG CÁC TẬP TRƢỜNG CA “NHỮNG NGƯỜI ĐI TỚI BIỂN”,

“BÙNG NỔ MÙA XUÂN”, “ĐÊM TRÊN CÁT”. ........................................... 19

2.1. Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại....................................................19

2.2. Các phƣơng tiện tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những người

đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .........................................21

2.2.1. Nhóm so sánh tu từ.................................................................................21

2.2.2. Nhóm ẩn dụ tu từ....................................................................................23

2.2.3. Nhóm hoán dụ tu từ................................................................................25

2.2.4. Nhân hóa.................................................................................................26

2.3. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trƣờng ca “Những người đi

tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”. .............................................27

2.3.1. Liệt kê, tăng cấp .....................................................................................28

2.3.2. Nói quá ...................................................................................................29

2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................30

CHƢƠNG 3: CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ PHÁP,

BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM TRONG CÁC TẬP TRƢỜNG CA “NHỮNG

NGƯỜI ĐI TỚI BIỂN”, “BÙNG NỔ MÙA XUÂN”, “ĐÊM TRÊN CÁT”. ........31

3.1. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trƣờng ca

“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.................31

3.1.1. Các phương tiện tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người

đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”..........................................31

3.1.2. Các biện pháp tu từ ngữ pháp trong các tập trường ca “Những người đi

tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”..............................................34

3.2. Các phƣơng tiện và biện pháp tu từ ngữ âm trong các tập trƣờng ca

“Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.................36

3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................36

CHƢƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGÔN NGỮ ĐỐI VỚI

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRƢỜNG CA THANH THẢO..............................38

4.1. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với nội dung thể hiện trong

các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm

trên cát”................................................................................................................38

4.1.1. Hiện thực đời sống chiến tranh nóng hổi ...............................................38

4.1.2. Cuộc đổi đời của đất nước sau chiến tranh ............................................42

4.2. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với hình tƣợng thơ thể hiện

trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,

“Đêm trên cát”. ....................................................................................................43

4.2.1. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh cỏ ..................................................43

4.2.2. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh lửa .................................................46

4.2.3. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh biển, sóng......................................48

4.2.4. Hình tượng lý tưởng sống-hình ảnh hạt giống, cây mầm.......................49

4.3. Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với cá tính sáng tạo thể hiện

trong các tập trƣờng ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,

“Đêm trên cát”. ....................................................................................................51

4.3.1. Cá tính sáng tạo thể hiện qua loại thể trường ca ....................................51

4.3.2. Cá tính sáng tạo thể hiện qua ngôn ngữ giàu hình ảnh. .........................52

4.4. Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................55

KẾT LUẬN..............................................................................................................56

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58

PHỤ LỤC.................................................................................................................60

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cùng thuộc phạm trù nghệ thuật, nhưng chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt

giữa một tác phẩm văn chương so với một tác phẩm điêu khắc hay tác phẩm hội hoạ

chính là ở phương tiện và chất liệu. Nếu tác phẩm điêu khắc sẽ có phương tiện là

đường nét và sử dụng chất liệu là đồng là thép để tạo nên tác phẩm thì đối với văn

chương có phương tiện là ngôn ngữ, chất liệu cũng là ngôn ngữ. Cho nên, ở văn

chương ngôn ngữ vừa là phương tiện vừa là chất liệu. Vì thế, việc nghiên cứu ngôn

ngữ đối với tác phẩm văn chương luôn là một điều cần thiết. Và Thanh Thảo cũng

sử dụng phương tiện và chất liệu đó cho ra đời những tác phẩm trường ca mang diện

mạo độc đáo với những giá trị to lớn. Từ đó, việc đi tìm hiểu ngôn ngữ, đặc biệt là tìm

hiểu đặc điểm ngôn ngữ trong trường ca của ông từ góc nhìn phong cách học là một

điều rất hay, nhưng về vấn đề nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu về chúng

nhưng chưa được khai thác một cách đầy đủ, toàn diện như mong muốn.

Cũng vì vậy, với hi vọng làm phong phú thêm cách tiếp nhận và cảm thụ văn

học bằng ngôn ngữ dưới góc nhìn phong cách học, cũng là đóng góp thêm vào tư liệu

giảng dạy, học tập, nghiên cứu thể loại trường ca, cho nên, tôi đã chọn nghiên cứu

“Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của Thanh Thảo dưới góc nhìn phong cách học”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Lịch sử nghiên cứu các biện pháp tu từ

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ, lấy ngôn từ làm phương tiện, chất liệu

biểu đạt nội dung, hình tượng, tư tưởng. Vì thế, các nhà nghiên cứu luôn dành một

sự quan tâm đặc biệt đến ngôn ngữ. Đặc biệt hơn, nghiên cứu về các biện pháp tu từ

luôn là một sự hứng thú đối với mọi người. Trong đó, có thể kể đến các công trình

quan trọng như sau: Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa (1982),

Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Cù Đình Tú (1983), Phong cách

học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (1994),

Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Đinh Trọng Lạc (chủ biên),

2

Nguyễn Thái Hòa (1998), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Hữu

Đạt (1999), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb KHXH, Hà Nội.

2.2. Một số công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật

Từ trước đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật,

có thể kể đến các công trình nghiên cứu như sau: đầu tiên, ở trong các tác phẩm ca

dao dân ca thì có: Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo

dục Hà Nội; Nguyễn Xuân Kính (2007), Thi pháp ca dao dân ca, Nxb Đại học quốc

gia Hà Nội, Hà Nội. Tiếp theo, có thể kể đến những công trình nghiên cứu về ngôn

ngữ nghệ thuật trong thơ ca: Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt

Nam, hình thức và thể loại, Nxb KHXH, Hà Nội; Lê Quang Hưng (1986), Thơ

Nguyễn Duy và Ánh trăng, Tạp chí Văn học số 3; Lê Đình Kỵ (1993), Thơ Mới,

những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh; Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ

thơ Việt Nam, Nxb GD, Hà Nội. Đồng thời, các nhà nghiên cứu, phê bình còn

nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong văn chính luận với những công

trình sau: Lê Xuân Thại (1970), “Câu văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí ngôn ngữ số 4;

Huỳnh Lý (1971), Văn Hồ Chủ Tịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Thúy Khanh

(1980), Một số đặc điểm ngôn ngữ báo chí chính luận Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học

Hà Nội, Hà Nội.

2.3. Lịch sử nghiên cứu Thanh Thảo và đặc điểm ngôn ngữ trong trƣờng

ca Thanh Thảo dƣới góc nhìn phong cách học.

Thanh Thảo là một cái tên quen thuộc trên diễn đàn Văn học Việt Nam với sự

sáng tạo không ngừng, luôn luôn tìm tòi và để lại trong mỗi tác phẩm của mình

những dấu ấn riêng. Chính vì thế, có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông cụ thể

như sau : Thiếu Mai (1980), “Thanh Thảo – thơ và trường ca”, Tạp chí Văn học, số

2; Bích Thu (1985), “Thanh Thảo một gương mặt tiêu biểu trong thơ từ sau 1975”,

Tạp chí Văn học, số 5+6; Trần Đăng Suyền (2002), Lịch sử văn học Việt Nam tập 3,

Nxb Đại học Sư phạm. Đặc biệt với thể loại trường ca, Thanh Thảo dường như sống

và cống hiến hết mình, để rồi ông cho ra đời nhiều bản trường ca có giá trị nghệ

3

thuật. Vì thế, trường ca của ông luôn thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu đặt chân

vào khám phá ở các phương diện khác nhau.

Ở phương diện nghệ thuật thì có Chu Văn Sơn với bài viết “Thanh Thảo với

trường ca” đăng lên Thời sự Văn học nghệ thuật. Ngoài ra, còn có Vũ Quần

Phương (1982), “Thơ hôm nay”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 6; Nguyễn Văn

Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn

Thị Hậu (2011), “Thi pháp trường ca trong thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Nhà

văn – Hội Nhà văn Việt Nam.

Ở phương diện nội dung thì các nhà phê bình, nhà nghiên cứu tập trung vào

chủ đề, nội dung, tính hình tượng,…trong trường ca Thanh Thảo. Có thể kể đến: Lại

Nguyên Ân (1980), “Dấu chân người lính trong trẻ trong thơ Thanh Thảo”, Văn

nghệ Nghĩa Bình; Sử Hồng, Trần Đăng Suyền (1983), “Suy nghĩ về tính nhân dân

trong Những ngọn sóng mặt trời của Thanh Thảo”, Báo văn nghệ, tháng 6; Văn

nghệ Nghĩa Bình; Nguyễn Việt Chiến (2017), “Nhà thơ Thanh Thảo với “Loài thơ

quý hiếm” có tên Trường ca” (Báo Văn nghệ).

Nhưng nhìn chung cho đến nay thì chưa có công trình nào dành riêng nghiên

cứu về đặc điểm ngôn ngữ trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn phong cách học,

mà chỉ dừng lại nghiên cứu trường ca dưới góc độ văn học. Vì vậy, với đề tài khóa

luận tốt nghiệp này với mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu đặc điểm

ngôn ngữ trường ca từ góc nhìn phong cách học và hiểu rõ hơn về trường ca Thanh

Thảo dưới góc nhìn ngôn ngữ.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu yếu tố ngôn ngữ trong trường ca của Thanh Thảo dưới góc

nhìn phong cách học.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu đề tài là văn bản nghệ thuật các tập trường ca: “Những

người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.

4

4. Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu“Đặc điểm ngôn ngữ trường ca của Thanh Thảo dưới góc

nhìn phong cách học” với những mục đích sau :

Thứ nhất, đề tài thống kê khảo sát và phân tích đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa

của tất cả sự kiên ngôn ngữ trong các tập trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn

phong cách học.

Thứ hai, phân tích năng lực tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới

nghệ thuật trong trường ca Thanh Thảo.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã vận dụng một số phương pháp, thủ pháp nghiên

cứu, cụ thể như sau :

5.1. Phƣơng pháp phân tích miêu tả

Đề tài phân tích các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng của đối tượng.

5.2. Thủ pháp thống kê

Đề tài dùng thủ pháp thống kê để thống kê các đơn vị ngôn ngữ ở các cấp độ

ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và đưa ra những nhận xét chính xác.

5.3. Thủ pháp cải biến

Đề tài này sử dụng thủ pháp cải biến vào việc phân tích từ ngữ mà Thanh

Thảo sử dụng để thấy được hiệu quả ngôn ngữ mà ông đã dùng.

5.4. Phƣơng pháp liên hội so sánh của phong cách học.

Đây là một phương pháp đặc thù của phong cách học, có 4 thao tác là : So

sánh dọc, so sánh ngang, liên tưởng tương đồng và liên tưởng tương phản. Đề tài sẽ

sử dụng phương pháp này để có thể phân tích rõ điểm ngôn ngữ trường ca Thanh

Thảo.

6. Dự kiến đóng góp đề tài

Đề tài tìm hiểu các đặc điểm ngôn ngữ trường ca Thanh Thảo dưới góc nhìn

phong cách học và góp phần làm rõ các phương tiện và biện pháp tu từ - từ vựng

ngữ nghĩa, biện pháp tu từ ngữ pháp, biện pháp tu từ ngữ âm trong văn bản nghệ

thuật các tập trường ca Thanh Thảo, cụ thể là: “Những người đi tới biển”, “Bùng

5

nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát.” Đồng thời, qua việc nghiên cứu ngôn ngữ sẽ phân

tích tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới nghệ thuật trong trường

ca Thanh Thảo.

Ngoài ra, nếu thành công, khóa luận sẽ góp phần thêm những tư liệu cho

những công trình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ trong trường ca Thanh Thảo nói

riêng và thể loại trường ca nói chung. Qua đó, chúng ta có thể vận dụng những tài

liệu đó vào việc giảng dạy trường ca ở nhà trường phổ thông.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của khóa luận

gồm bốn chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chương 2: Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong các tập trường

ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”, “Đêm trên cát”.

Chương 3: Các phương tiện và biện pháp tu từ ngữ pháp, biện pháp tu từ ngữ

âm trong các tập trường ca “Những người đi tới biển”, “Bùng nổ mùa xuân”,

“Đêm trên cát”.

Chương 4: Tầm tác động của các yếu tố ngôn ngữ đối với thế giới nghệ thuật

trường ca Thanh Thảo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!