Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ thơ tuyên truyền vận động cách mạng của chủ tịch hồ chí minh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
NGUYỄN PHI SỸ
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀN
VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀN
VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
GVC.TS Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Phi Sỹ
(Khóa 2011 – 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Phi Sỹ xin cam đoan những nội dung trong khóa luận tốt
nghiệp này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVC.TS. Bùi Trọng
Ngoãn.
Nếu có gì không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Phi Sỹ
TRANG GHI ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô
giáo, cán bộ Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã giảng dạy,
truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn quý báu và giúp đỡ chúng tôi
rất nhiều trong quá trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Bùi
Trọng Ngoãn - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới thầy cô phòng Thư viện
Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho tôi
những tư liệu cần thiết và quý giá để chúng tôi có cơ sở nghiên cứu đề tài.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Dù đã nỗ lực cố gắng, song do điều kiện về thời gian và khả năng
nghiên cứu có hạn nên khóa luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự chia sẻ và góp ý chân thành của các thầy cô và
các bạn để khóa luận có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Phi Sỹ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Bố cục đề tài.................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 6
1.1.Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ nhà văn. 6
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật........................................... 6
1.1.1.1. Khái niệm............................................................................................. 6
1.1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ .............................................................................. 7
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn .............................................................. 10
1.1.2.1. Quan niệm của các nhà lí luận văn học về phong cách ngôn ngữ nhà
văn ................................................................................................................... 10
1.1.2.2. Quan niệm của các nhà Việt ngữ học về phong cách ngôn ngữ nhà
văn ................................................................................................................... 11
1.2. Hồ Chí Minh – cuộc đời và sự nghiệp thơ ca .......................................... 12
1.2.1. Hồ Chí Minh – nhà cách mạng vĩ đại, người nghệ sĩ đa tài ................. 12
1.2.2. Sự nghiệp thơ ca.................................................................................... 15
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ THƠ TUYÊN TRUYỀNVẬN
ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ....................... 19
2.1. Đặc điểm ngữ âm ..................................................................................... 19
2.1.1. Thể thơ .................................................................................................. 19
2.1.1.1. Thể thơ lục bát.................................................................................... 20
2.1.1.2. Thể thơ Đường luật ............................................................................ 21
2.1.1.3. Thể thơ tự do ...................................................................................... 22
2.1.1.4. Thơ 5 chữ ........................................................................................... 24
2.1.2. Nhạc tính trong thơ ............................................................................... 25
2.1.2.1. Nhịp điệu............................................................................................ 25
2.1.2.2. Thanh điệu.......................................................................................... 30
2.1.2.3. Vần điệu ............................................................................................. 40
2.2. Đặc điểm từ vựng..................................................................................... 46
2.2.1. Từ ngữ thông dụng, bình dân................................................................ 46
2.2.2. Sử dụng lớp từ mang màu sắc chính trị ................................................ 48
2.3. Đặc điểm cú pháp..................................................................................... 49
2.3.1. Các biện pháp tu từ cú pháp.................................................................. 49
2.3.1.1. Phép điệp............................................................................................ 49
2.3.1.2. Liệt kê và tăng cấp ............................................................................. 52
2.3.2. Một số kiểu câu có giá trị tu từ ............................................................. 55
2.3.2.1. Câu hỏi tu từ....................................................................................... 55
2.3.2.2. Câu cảm thán...................................................................................... 56
CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA NGÔN NGỮ TRONG THƠ TUYÊN
TRUYỀN VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 60
3.1. Vai trò của ngôn ngữ trong những bài thơ kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 60
3.1.1. Ngắn gọn, dễ hiểu, giàu tính đại chúng ................................................ 60
3.1.2. Tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm người đọc, người nghe ...... 63
3.2. Vai trò của ngôn ngữ trong những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ................................................................................................................ 67
3.2.1. Đưa đường lối cách mạng vào trong thơ một cách khéo léo ................ 67
3.2.2. Ngôn ngữ góp phần nêu bật tính động viên, cổ vũ ............................... 70
KẾT LUẬN .................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại, nhà văn hóa lớn, nhà thơ, nhà văn
nổi tiếng của dân tộc Việt Nam và nhân loại. Người đã để lại cho đời một sự
nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc
sắc về phong cách sáng tạo. Những tác phẩm của Bác thấm sâu và đọng lại
trong mỗi chúng ta bởi sự giản dị, trong sáng, chân thành, gần gũi của từng ý,
từng lời.
Trong văn nghiệp của Bác, chúng tôi thấy thơ ca chiếm một vị trí quan
trọng. Những bài thơ viết về mục đích chính trị, tuyên truyền vận động cách
mạng dễ nhớ, dễ thuộc, dễ truyền miệng. Đằng sau những câu thơ ấy là những
chủ trương, chính sách của Đảng, là những lời kêu gọi, tuyên truyền, động
viên, giáo dục tinh thần yêu nước, cứu nước. Thơ ca tuyên truyền vận động
cách mạng của Bác vừa có tầm tư tưởng lớn vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Từ mấy chục năm nay, thơ văn của Bác được đưa vào giảng dạy ở nhà
trường nên việc tiếp cận tác phẩm của Bác là một việc làm thiết thực. Đồng
thời, dạy học luôn hướng tới việc tạo ra tâm thế chủ động cho học sinh, hướng
dẫn cho học sinh tự chiếm lĩnh giá trị tác phẩm. Để làm được điều đó, chúng
tôi hiểu rằng cần nắm vững kiến thức về ngôn ngữ là rất quan trọng, có tác
dụng hướng cho học sinh cảm thụ tác phẩm một cách đúng đắn, trọng tâm và
sâu sắc.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ thơ
tuyên truyền vận động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình. Đồng thời, qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi
được lĩnh hội thêm những kiến thức lí luận về ngôn ngữ trong tác phẩm văn
học, cũng như những kỹ năng cần thiết khi xử lý một vấn đề khoa học, phục
2
vụ cho công việc của chúng tôi sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Công trình nghiên cứu thơ Hồ Chí Minh đã có một khối lượng rất lớn.
Công trình “Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu và phân tích thơ Hồ
Chủ tịch”, Nguyễn Đăng Mạnh đi sâu vào tìm hiểu thơ tuyên truyền vận động
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đã khẳng định rằng: “Loại thơ này nhằm
mục đích phổ biến, giải thích đường lối chính sách của Đảng và động viên
quần chúng thực hiện” và ông gọi đây là những “truyền đơn bằng miệng”,
“Đó chính là cách diễn đạt đúng nhất quan điểm sáng tác của Bác đối với thơ
tuyên truyền vận động” [22, tr.19]. Nguyễn Đăng Mạnh khái quát đặc điểm
phong cách thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời chỉ ra hướng nghiên cứu thơ
của Bác đạt hiệu quả cao nhất. Đây là công trình nghiên cứu sâu vào tìm hiểu
thơ tuyên truyền vận động của Bác hơn cả.Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa đề cập
sâu đến ngôn ngữ trong thơ tuyên truyền vận động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tập Nghiên cứu bình luận chọn lọc về thơ văn Hồ Chủ tịch do Đỗ
Quang Lưu tuyển chọn và giới thiệu, có một số bài gần gũi với đề tài này.
Trong bài “Đọc thơ Bác” (in trong tập này), Nguyễn Như Khánh nhận định:
những lời kêu gọi, tuyên truyền trong thơ Bác là những câu diễn ca, văn vần
là những bài thơ hay “…chỉ với mấy chữ đơn sơ, Bác đã rọi lên cái nguồn
gốc của bao nhiêu đau khổ của giai cấp…những lời nôm na mộc mạc, trong
sáng, ý gãy gọn, rõ ràng, dễ thuyết phục, xen vào đó một giọng nói thân mật,
thủ thỉ, mộc mạc, chân thành. Không có sự đồng cảm của giai cấp sâu xa thì
không thể có lời thơ ấy được. Giọng thơ nôm na, mộc mạc…” [21, tr.96].
Không dừng lại ở đó, Như Khánh còn phát hiện: “Đọc thơ Bác cũng như
ngẫm đời Bác, chúng ta đã học được bao điều… thơ Bác đâu phải chỉ là một
câu chuyện văn thơ. Đọc một vần thơ của Bác là để ngẫm thêm một hành
động, một ý nghĩ, một tư tưởng của Bác và cũng là để phấn đấu cho mỗi giọt