Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ nguyễn khải qua hà nội trong mắt tôi.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
HỒ THỊ LAN
Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua
Hà Nội trong mắt tôi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là nghệ thuật của ngôn từ (M. Gorki, trích theo [15, tr.184]).
Ngôn ngữ kết tinh cùng với tài năng của người nghệ sĩ sẽ tạo nên cả vườn hoa
văn học nở rộ. Ngôn từ sắc sảo, giàu ý nghĩa biểu đạt thì sản phẩm tinh thần
trường tồn cùng với lịch sử của thời gian. Ngôn ngữ tạo nên cái riêng, cái độc
đáo và là cánh tay đắc lực nâng tư tưởng của nhà văn lên tầng cao mới. Nó
cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công của một tác phẩm văn học.
Việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ cho tác phẩm thể hiện đặc điểm và
phong cách riêng của mỗi nhà văn. Vì vậy đặt vấn đề nghiên cứu đặc điểm
ngôn ngữ của văn bản nghệ thuật sẽ giúp chúng ta thẩm định lại tác phẩm và
có những điểm nhìn nhận mới mẻ về những đặc sắc của một nhà văn.
Nguyễn Khải là một trong những cây đại thụ của văn chương Việt Nam
hiện đại. Bản thân tác giả đã tự chia hành trình nghệ thuật của ông thành hai
thời kỳ và Hà Nội trong mắt tôi được coi là tác phẩm đánh dấu sự chuyển
hướng trong lối viết của Nguyễn Khải. Những vấn đề thời sự, tinh thần công
dân và thế sự là đề tài xuyên suốt của Nguyễn Khải trong giai đoạn 1953 đến
1978. Sau 1978 ngòi bút Nguyễn Khải chuyển hướng sang những vấn đề thế
sự - đời tư. Tính triết luận thay tính chính luận.
Tuy nhiên, đối với các tác phẩm Nguyễn Khải nói chung và Hà Nội trong
mắt tôi nói riêng, giới nghiên cứu hầu như chỉ quan tâm cái mới trong nội
dung đề tài, cái mới trong nội dung thể hiện và cảm hứng thế sự, mà chưa có
3
sự quan tâm thích đáng về mặt ngôn ngữ. Vì vậy, nghiên cứu về đặc điểm
ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong mắt tôi dưới ánh sáng của ngôn
ngữ học là một vấn đề còn bỏ ngỏ, còn là một mảnh đất khá hoang sơ, nhưng
vô cùng độc đáo, hấp dẫn để khám phá.
Bên cạnh đó, một lí do nữa không kém phần quan trọng để chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài Đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Khải qua Hà Nội trong
mắt tôi để tìm hiểu nghiên cứu là lí do nghiệp vụ, nghiên cứu về một tác giả
lớn như Nguyễn Khải sẽ là một cơ hội giúp chúng tôi bổ sung kiến thức
chuyên sâu, phục vụ cho quá trình giảng dạy sau này. Đồng thời qua việc
nghiên cứu đề tài này chúng tôi còn học tập được cách tiếp cận một vấn đề
khoa học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nguyễn Khải là cây bút xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Nhà
văn đã góp phần rất lớn cho sự phát triển và đổi mới của nền văn học nước
nhà. Ông là cây bút trưởng thành từ trong quân đội. Ngòi bút của Nguyễn
Khải khai mở từ cảm hứng công dân, cảm hứng ngợi ca cho tới cảm hứng thế
sự đời tư. Nhà văn thâm nhập vào từng ngóc ngách của nhiều khía cạnh đời
sống. Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu đi vào bàn luận về cả cuộc đời
lẫn sự nghiệp sáng tác. Riêng tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đã có một số
tác giả tiêu biểu như: Lại Nguyên Ân – Trần Đình Sử, Phan Cự Đệ, Trần
Thanh Phương, Đinh Quang Tốn, Bích Thu,… nghiên cứu và có nhiều phát
hiện quan trọng.
Với công trình Sống với văn học cùng thời, hai nhà nghiên cứu Lại
Nguyên Ân và Trần Đình Sử đã có những nhận định rất xác đáng về năng lực
ngôn ngữ của Nguyễn Khải. Theo Lại Nguyên Ân : Thành công được như thế,
phải nói đến đặc sắc ngôn ngữ của Nguyễn Khải, một thứ ngôn ngữ rất văn
4
xuôi: nó không ưng nống lên thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng
tửng, đùa đùa [1, tr.61].
Trần Đình Sử cũng nhận xét về ngôn ngữ của Nguyễn Khải:
Một chất lượng ngôn ngữ đặc sắc như vậy là phương thức rất lợi hại để
phân tích tâm lí [1, tr.62].
Nghiên cứu về ngôn ngữ Nguyễn Khải, Phan Cự Đệ cũng đã khẳng định:
Ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Khải đôi khi khách quan một cách lạnh lùng
tạo điều kiện cho các sự việc hàng ngày đi thẳng đến người đọc [23, tr.43].
Cũng theo Phan Cự Đệ: Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng tạo cho tác
phẩm của Nguyễn Khải có một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ trí
tuệ, sắc sảo, đánh thẳng vào đối phương không kiêng nể… một thứ ngôn ngữ
mang tính chiến đấu, chân thật, khách quan, không cần tô màu một sự mĩ học
lộ liễu nào[23, tr.43 - 44]. Ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Khải là
thứ ngôn ngữ mang tính triết lí, trí tuệ rất cao. Đó là thứ ngôn ngữ đặc biệt, nó
không được tô lên bằng một gam màu mĩ học, không tượng trưng, mà là một
thứ ngôn ngữ nói thẳng, nói thật, nói trực tiếp vào đối phương và rất chân
thật, khách quan.
Trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải
những năm 80 đến nay, Bích Thu nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ của nhà
văn Nguyễn Khải: Tác giả đã tỏ ra ưu thế trong việc sử dụng khẩu ngữ.
Những ngôn ngữ được chắt lọc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngôn ngữ
mang tính đối thoại [29, tr.13].
Với bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội, Đinh Quang Tốn có rất nhiều đánh
giá và phát hiện độc đáo về tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi: Hà Nội
trong mắt tôi, tên tập truyện thật kiêu, bởi cái tên ấy gợi một người làm chủ
Hà Nội đứng ở trên cuộc sống và con người mà nhìn, hiểu hết mọi điều như
“đi guốc” trong ruột Hà Nội. Vậy mà cả 10 truyện của tập, truyện nào cũng
5
đầy yêu thương trân trọng và kính phục những con người Hà Nội [23, tr.375].
Nhà nghiên cứu Đinh Quang Tốn đã có những nhận định đáng giá về tiêu đề
tác phẩm. Tác giả đã khẳng định tiêu đề tác phẩm hay, khơi gợi nên được cốt
lõi của tập truyện. Đề tài mà Nguyễn Khải tập trung là đề tài về Hà Nội. Ông
đã đưa ra nhận định làm toát lên được nội dung chính của tập truyện: nói về
vẻ đẹp và cốt cách của người Hà Nội, Nguyễn Khải khi nói về Hà Nội với
một thái độ đầy yêu thương và kính trọng.
Đinh Quang Tốn còn có một nhận định rất đặc sắc về tập truyện Hà Nội
trong mắt tôi: Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện hay. Mỗi truyện một vấn
đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách Hà
Nội. Mỗi người một vẻ, nhưng không ai hèn. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà
giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng hoảng nhân
cách trầm trọng, Nguyễn Khải lại tập trung xây dựng những nhân cách sống.
Nhân cách của mỗi con người cũng như bản lĩnh của một dân tộc có lẽ là
điều cốt yếu nhất để khẳng định mình [23, tr.378].
Qua bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi, Trần Thanh Phương
có nhận định và đánh giá tập truyện như sau: Hà Nội trong mắt tôi không tuân
theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi
phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn ly kỳ của sự thắt nút, cởi nút v.v…Ở
đây vai trò hư cấu dường như bị tước bỏ: toàn chuyện người thực, việc thực
[23, tr.381].
Tác giả đã có cái nhìn ở phương diện nghệ thuật trong tập truyện Hà Nội
trong mắt tôi. Đó là, sự đổi mới của tập truyện không tuân theo nguyên tắc cũ
của cách viết truyện ngắn truyền thống. Yếu tố hư cấu dường như đã bị tước
bỏ và thay vào đó là những con người thực trong cuộc sống hàng ngày.
Những pha hấp dẫn: thắt nút, mở nút, cao trào rất ít xuất hiện trong truyện
6
Nguyễn Khải, mà trong tác phẩm của ông hiện thực hiện lên một cách rõ nét,
những con người thực đang tồn tại trong tác phẩm văn chương của ông.
Cũng theo Trần Thanh Phương: tác giả thường xuyên sử dụng thủ pháp tự
giễu mình, giễu cái nghề của mình và giễu cả bạn bè đồng nghiệp. Nhiều khi
ông mượn lời nhân vật để giễu rồi tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy có tác dụng
xóa nhòa khoảng cách giữa nhà văn và nhân vật, kéo độc giả gần lại với
mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai cợt nhã nữa
[23, tr.382]. Cái đặc sắc trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Khải là có
khi sử dụng thủ pháp giễu nhại. Việc sử dụng thủ pháp này, có tác dụng làm
nhòe đi ranh giới giữa nhà văn và nhân vật, làm rút ngắn khoảng cách và tạo
nên cảm giác thân thiện, gần gũi của người đọc khi đến với tác phẩm.
Nhìn chung, một cách khái quát có thể thấy các tác giả trên đều có những
nhận xét rất độc đáo về ngôn ngữ của Nguyễn Khải và tập truyện Hà Nội
trong mắt tôi. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được ngôn ngữ của Nguyễn Khải
có một đặc điểm chung: sử dụng ngôn ngữ chắt lọc từ lời ăn tiếng nói hằng
ngày, sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ chân thật, mang tính triết lí và trí tuệ cao.
Tập truyện Hà Nội trong mắt tôi đặc sắc trên cả hai phương diện nội dung và
nghệ thuật. Về phương diện nội dung, đặc sắc của tập truyện được thể hiện ở
chỗ: là tập truyện hay, mỗi truyện nêu lên được một vấn đề, chỉ từ những
trang viết đó thôi mà Nguyễn Khải đã làm toát lên cả nhân cách cao đẹp của
con người Hà Nội. Đặc sắc ở phương diện nghệ thuật là việc sử dụng thủ
pháp giễu nhại và cách viết truyện của nhà văn không theo khuôn mẫu của
cách viết truyền thống. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rất nhiều điều mới
mẻ, bổ ích, bổ sung được rất nhiều kiến thức chuyên sâu cho quá trình giảng
dạy và học tập. Tuy nhiên, các công trình đều chỉ nghiên cứu ngôn ngữ của
Nguyễn Khải và tập truyện Hà Nội trong mắt tôi trên lĩnh vực văn học và thi
pháp học, và chưa có một công trình nào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ