Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị tại thành phố đà nẵng giai đoạn 2010 -2015
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHAN THỊ THẮNG LỢI
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 02 40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng – Năm 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI TRỌNG NGOÃN
Phản biện 1: TS. TRẦN VĂN SÁNG
Phản biện 2: PGS.TS. LƯU QUÝ KHƯƠNG
LV sau bảo vệ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Ngôn ngữ học họp tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN vào ngày
30 tháng 9 năm 2017.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.
- Trung tâm thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khẩu hiệu chính trị là một trong những công cụ, phương tiện
hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, vận động, thuyết phục cộng đồng
làm theo một số chủ trương của chế độ chính trị tại các nước trên thế
giới. Tại Việt Nam, trong những năm qua, việc sử dụng các khẩu
hiệu chính trị hỗ trợ cho các hoạt động tuyên truyền của nhà nước
trên các lĩnh vực hiện diện thường xuyên và rộng khắp từ nông thôn
đến đô thị lớn.
Dưới góc nhìn của lí luận ngôn ngữ học, cho đến nay, không
hẳn các giáo trình về phong cách học đã có một cái nhìn đầy đủ và
nhất quán về khẩu hiệu chính trị. Ngay cả những người hoạt động
trong công tác tuyên giáo của các cấp ủy Đảng cũng chỉ xử lí các vấn
đề về ngôn ngữ trong các khẩu hiệu chính trị chủ yếu bằng kinh
nghiệm công tác nhiều hơn bằng lí luận và góc nhìn khoa học ngôn
ngữ. Do đó, nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ các khẩu hiệu chính
trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định cũng là một cách hướng đến
sự bổ sung về đặc điểm ngôn ngữ của một đối tượng trong phong
cách học.
Trong công tác tuyên truyền của Đảng và nhà nước ta hiện nay
cũng như trong các hoạt động chính trị có tính nghi thức, luôn luôn
phải có những câu khẩu hiệu tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là chữ
viết và lời nói. Những câu khẩu hiệu đó luôn có khả năng tác động
trực tiếp đến đông đảo quần chúng. Tuy nhiên, tình hình sử dụng
khẩu hiệu chính trị ở nước ta hiện nay còn tồn tại một vài hạn chế.
Một trong những vấn đề đáng quan tâm là còn có một số khẩu hiệu
chính trị vướng các lỗi cơ bản về ngôn từ. Một trong những nguyên
2
nhân của tình trạng trên là vai trò của yếu tố ngôn ngữ trong khẩu
hiệu chính trị vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trước thực tế đó,
các nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị hầu
như còn rất ít trong thời gian qua.
Là một cán bộ làm công tác chính trị, ngoài nhiệm vụ tổ chức
thực thi đường lối chính sách của cấp trên giao, chúng tôi còn có
nhiệm vụ chỉ đạo các hoạt động tại địa phương, tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy việc nghiên cứu sâu sắc về đặc điểm
ngôn ngữ của các khẩu hiệu chính trị chính là một trong những giải
pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền trong giai đoạn hiện
nay và cũng chính là một đề tài thiết thực với công việc chuyên môn
của chúng tôi.
Với tính cấp thiết trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài
“Đặc điểm ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2010 -2015”.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các tài liệu về phong cách học
2.2. Các luận án, luận văn, bài báo, tạp chí
Sau khi có cái nhìn tổng quan, chúng tôi nhận thấy các tài liệu
về phong cách học tiếng Việt cũng như các công trình nghiên cứu
trong lĩnh vực ngôn ngữ vẫn chưa có các nghiên cứu sâu về đặc điểm
ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị gắn với các lí luận về phong cách
chức năng ngôn ngữ. Vì vậy, thông qua phương pháp nghiên cứu
trường hợp (đặt vào 2 mối quan hệ: (1) quan hệ hướng ngoại: hoàn
cảnh lịch sử, hiện trường giao tiếp, nhân vật giao tiếp/vai, đề tài
giao tiếp; (2) quan hệ hướng nội: tổ chức của văn bản) chúng tôi hi
vọng luận văn này sẽ đưa ra một cách nhìn sâu sắc về đặc điểm ngôn
3
ngữ của khẩu hiệu chính trị, qua đó đóng góp thêm vào việc nghiên
cứu và phân loại một phong cách chức năng ngôn ngữ khác (ngôn
ngữ cổ động), làm phong phú thêm lí luận về phong cách học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.Với đề tài này, chúng tôi hướng đến mục tiêu sẽ miêu tả
toàn bộ đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị gồm: đặc điểm
ngữ âm và chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.
3.2. Khái quát hóa những lí luận chung về đặc điểm ngôn ngữ
của khẩu hiệu, qua đó giúp những cơ quan, tổ chức hay cá nhân thiết
kế biên soạn các khẩu hiệu chính trị có những chiến lược xây dựng
các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học, vừa mang
tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng: đặc điểm ngôn ngữ trong các khẩu hiệu chính
trị
4.2. Phạm vi nghiên cứu: các khẩu hiệu chính trị được sử
dụng tại thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng chủ yếu
phương pháp miêu tả ngôn ngữ để miêu tả toàn bộ các mặt ngữ âm,
từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng của các khẩu hiệu chính trị
trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ dụng.
Trong phương pháp này, chúng tôi sử dụng những thủ pháp miêu tả
bên trong, miêu tả bên ngoài:
- Thủ pháp miêu tả bên trong bao gồm thủ pháp khảo sát, thủ
pháp thống kê, thủ pháp phân loại và hệ thống hóa. Trên cơ sở các lí
luận về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng, chúng tôi tiến hành
4
khảo sát, thống kê, kiểm đếm số lượng và tần số xuất hiện của các
âm tiết, từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp… của khẩu hiệu. Sau đó tiến hành
phân tích, phân loại và hệ thống hóa các đặc điểm ngôn ngữ của
khẩu hiệu chính trị.
- Thủ pháp miêu tả bên ngoài bao gồm thủ pháp phân tích
ngôn cảnh và các thủ pháp thử nghiệm. Thủ pháp phân tích ngôn
cảnh được sử dụng để nhận ra nghĩa của từ vựng, các tiền giả định,
hàm ý cũng như mục đích phát ngôn của khẩu hiệu. Những thủ pháp
thử nghiệm như thay thế, cải biến được sử dụng để hạn chế việc đưa
ra những nhận định cảm tính, chủ quan, đồng thời tăng hiệu quả của
các thủ pháp, phương pháp khác.
5.2. Nguồn tư liệu
Luận văn nghiên cứu trên 500 khẩu hiệu chính trị được thu
thập chủ yếu thông qua các cách thức như quan sát, ghi chép, chụp
ảnh các băngrôn, biểu ngữ tại những nơi công cộng, đường phố, trụ
sở các cơ quan nhà nước, trường học… Ngoài ra, chúng tôi còn khảo
sát trên các công văn, kế hoạch hướng dẫn công tác tuyên truyền của
ngành Tuyên giáo từ phường đến thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa
Thông tin và truyền thông Thành phố Đà Nẵng, các ngành Dân số, Y
tế, Giáo dục, Tài nguyên Môi trường, Thuế, Bảo hiểm Xã hội, các
đoàn thể chính trị - xã hội…và tìm kiếm trên internet.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt lí luận: luận văn góp phần mô tả đặc điểm ngôn ngữ
của khẩu hiệu chính trị trên cơ sở của lí luận ngôn ngữ học, từ đó
khái quát hóa cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cách thức tổ
chức của khẩu hiệu chính trị.
5
- Về phương diện thực tiễn: kết quả của luận văn, trong chừng
mực nào đó, sẽ giúp ích cho việc biên soạn xây dựng khẩu hiệu chính
trị ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn còn là nguồn tư liệu có giá
trị nhất định làm tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu về phong cách
chức năng ngôn ngữ cổ động.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm:
Chương 1. Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
Chương 2. Đặc điểm ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa khẩu hiệu
chính trị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015.
Chương 3. Đặc điểm ngữ pháp và ngữ dụng khẩu hiệu chính
trị tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015.
6
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ
1.1.1. Khái niệm
Trên cơ sở nghiên cứu các định nghĩa về “khẩu hiệu” và 2 hoạt
động: “tuyên truyền” và “cổ động” trong các loại Từ điển, các công
trình nghiên cứu ngôn ngữ, chúng tôi đưa ra một định nghĩa cụ thể về
khẩu hiệu như sau:
“Khẩu hiệu là một hay vài câu ngắn gọn do các tổ chức (cơ
quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc các
công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế…) phát ngôn với mục đích
cung cấp thông tin, tác động, cổ vũ, lôi cuốn một số đông cộng đồng
nào đó thực hiện hoặc làm theo một hành động nào đó”.
1.1.2. Phân loại
(1) Về chủ thể phát ngôn:
(2) Về nội dung, phạm vi biểu vật:
(3) Về phạm vi sử dụng:
Với sự phân biệt như trên, trong luận văn này, chúng tôi chỉ
quan tâm, khảo sát và nghiên cứu các khẩu hiệu thuộc dạng khẩu
hiệu chính trị.
1.1.3. Giới thiệu chung về khẩu hiệu chính trị tại thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2015
a. Bối cảnh chính trị - xã hội TP Đà Nẵng giai đoạn 2010-
2015
b. Một số đặc điểm nội dung các khẩu hiệu chính trị
(1)Thông tin về các sự kiện chính trị, văn hóa xã hội có ý
nghĩa đang và sẽ diễn ra
7
(2) Tuyên truyền đấu tranh chính trị, chống các âm mưu của
thế lực thù địch với nền chính trị của đất nước
(3) Khái quát hóa các đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội của địa phương
(4) Đề cập về những vấn đề xã hội bức thiết cần sự tham gia
thực hiện của cộng đồng
1.2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CỔ ĐỘNG
1.2.1. Khái niệm
Trên cơ sở nghiên cứu những cách phân loại của các nhà Việt
ngữ cùng với việc xác định rõ khái niệm, đặc điểm khẩu hiệu chính
trị, luận văn chúng tôi thống nhất và chọn theo cách phân loại của
nhóm tác giả Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái
Hòa làm cơ sở lý luận để xem xét ngôn ngữ khẩu hiệu chính trị.
Theo đó, phong cách ngôn ngữ cổ động là khuôn mẫu ngôn
ngữ tuyên truyền cổ động có chức năng tác động và thông báo, bao
gồm các loại sau:
- Khẩu hiệu chính trị
- Ngôn ngữ trong các áp phích, biểu chương cổ động nghệ
thuật v.v… Và xếp các loại quảng cáo, biển hàng cũng thuộc vào loại
này [6, tr.88].
Cần giới hạn rằng, đối với ngôn ngữ trong các loại quảng cáo
và biển hàng, chúng tôi không luận bàn vì không nằm trong đối
tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn này.
1.2.2. Các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ cổ động
a. Tính tác động
Ngôn ngữ cổ động đánh mạnh vào nhu cầu, nguyện vọng, thị
hiếu của đông đảo quần chúng, kêu gọi, thúc giục người ta phải hành
động, mời mọc khuyến khích người ta tham gia vào một việc gì đó.
8
b. Tính cảm xúc
Ngôn ngữ cổ động có màu sắc cảm xúc phong phú, thể hiện
trong kết cấu và cả trong cách trình bày. Phần lớn các khẩu hiệu đều
ở dạng cảm thán, cầu khiến.
c. Tính ngắn gọn
Ngôn ngữ cổ động là thứ ngôn ngữ ngắn gọn bậc nhất, hàm
súc bật nhất. Có khi chỉ có một từ hay một ngữ.
d. Tính thời sự
Tính thời sự thể hiện ở chỗ là các câu khẩu hiệu luôn bám sát
những vấn đề thời sự nóng hổi, các vấn đề bức xức của xã hội nhất
hoặc đôi khi nội dung của khẩu hiệu chính trị là những thông tin thời
sự về các sự kiện chính trị xã hội sắp diễn ra…
e. Tính chiến đấu
Khẩu hiệu là công cụ đấu tranh chính trị hữu hiệu được các tổ
chức Đảng phái triệt để tận dụng phục vụ cho cuộc đấu tranh tư
tưởng, chính trị của giai cấp mình.
1.2.3. Màu sắc phong cách ngôn ngữ cổ động
Ngôn ngữ cổ động không phải là đơn vị ngôn ngữ mang màu
sắc đa phong cách mà chỉ có thể thuộc vào phong cách báo chí công
luận hoặc phong cách chính luận. Nhưng văn bản chính luận bao giờ
cũng là văn bản hoàn chỉnh trong khi đó khẩu hiệu thường chỉ là một
câu hoặc một vài câu ngắn gọn. Và phong cách báo chí công luận
cũng có một số đặc trưng, chức năng của riêng mình mà ngôn ngữ cổ
động không có. Vì vậy, cần xem phong cách ngôn ngữ cổ động là
một phong cách độc lập.
1.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Với một số nghiên cứu trên các quan điểm của các nhà Việt
ngữ về khẩu hiệu, chúng tôi cũng đã đưa ra một định nghĩa về khẩu
9
hiệu, phân loại và giới hạn loại khẩu hiệu mà luận văn nghiên cứu là
khẩu hiệu chính trị. Để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu
chính trị, luận văn cũng đã xác định và chỉ ra một số đặc trưng của
phong cách chức năng ngôn ngữ cổ động, xem ngôn ngữ của khẩu
hiệu chính trị thuộc phong cách ngôn ngữ cổ động. Trên cơ sở đó,
trong các chương tiếp theo, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu, phân tích
và rút ra một số đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị dựa vào
các cơ sở lý luận của ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học và
dụng học kết hợp cùng các lý luận thuộc bình diện phong cách học.
10
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM, TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
CỦA KHẨU HIỆU CHÍNH TRỊ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.1. ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT
2.1.1. Đặc điểm ngữ âm
a. Âm tiết
a.1. Về số lượng âm tiết
Khảo sát trên 500 khẩu hiệu chính trị tại thành phố Đà Nẵng
giai đoạn 2010 – 2015 cho thấy: (1) khẩu hiệu có số lượng âm tiết từ
10 đến dưới 20 âm tiết chiếm tỷ lệ nhiều nhất; (2) khẩu hiệu có từ 20
âm tiết trở lên cũng tương đối cao; (3) khẩu hiệu có dưới 10 âm tiết
chiếm tỷ lệ không nhiều.
a.2. Về loại âm tiết
Vận dụng các quan điểm về phân loại âm tiết và giá trị về mặt
ngữ âm của các loại âm tiết, chúng tôi nhận thấy trong khẩu hiệu
chính trị có sử dụng các âm tiết mở và nửa mở trong các từ đứng
cuối câu để tạo nên âm hưởng, ngữ điệu hô hào, kêu gọi cho khẩu
hiệu. Trong 500 khẩu hiệu được khảo sát, 146 khẩu hiệu (29,2%) có
đặc điểm này.
b. Thanh điệu
Trong hệ thống thanh điệu của tiếng Việt, sự đối lập về âm
vực và âm điệu có vai trò đặc biệt trong thơ văn. Trong khẩu hiệu
chính trị, chúng tôi cũng nhận thấy điều này. Nhờ có thanh điệu mà
từ ngữ, lời nói, câu văn của khẩu hiệu có tính ngữ điệu, truyền cảm.
Trong một câu, có sự hiện diện liên tiếp của các cụm từ có sự
đối lập về âm vực của thanh điệu (cao/thấp), có sự đối lập về đường
11
nét (không gãy/gãy), hoặc có các cụm từ cùng âm vực cao… Để thực
hiện chức năng tác động đến đối tượng, khẩu hiệu phải có ngữ điệu,
nhất là ngữ điệu giống như hô hào, kêu gọi. Vì vậy các âm tiết đứng
ở cuối câu khẩu hiệu phải mang thanh điệu có độ cao như thanh
ngang, thanh ngã và nhất là thanh sắc. Qua khảo sát có thể thấy
51,6% (258/500 câu) khẩu hiệu chính trị đều kết thúc bằng các âm
tiết đứng cuối câu có chứa thanh điệu cao.
c. Trọng âm
Nghiên cứu vấn đề trọng âm trong khẩu hiệu, chúng tôi chọn
và xem xét trọng âm câu được biểu hiện qua cách ngắt nhịp tạo thành
ngữ điệu trong khẩu hiệu. Khảo sát trên 500 khẩu hiệu chúng tôi
nhận thấy chỉ có 46/500 khẩu hiệu (0,9%) thể hiện điều này. Số còn
lại không thể hiện rõ trên mặt câu chữ.
d. Ngữ điệu và một số biện pháp tu từ ngữ âm tạo nên ngữ
điệu trong khẩu hiệu chính trị
Nghiên cứu trên khẩu hiệu, các yếu tố tạo ra ngữ điệu chính là
số lượng âm tiết, lựa chọn và sử dụng các âm tiết mở ở cuối câu có
thanh điệu cao, sự phối hợp của thanh điệu trong các cụm từ và vấn
đề trọng âm của câu hay các ngắt nhịp. Bên cạnh đó, ngữ điệu của
khẩu hiệu được tạo nên từ một số biện pháp tu từ ngữ âm hoặc được
thể hiện qua dưới dạng các thể thơ, tạo nên ngữ điệu mềm mại, uyển
chuyển, nhịp nhàng như lời ca dao, giúp cho khẩu hiệu dễ nghe, dễ
nhớ.
2.1.2. Chữ viết, chính tả, cách trình bày
a. Chữ viết và kiểu chữ
b. Chính tả
c. Cách trình bày
12
Tóm lại, về mặt ngữ âm và chữ viết, khẩu hiệu chính trị luôn
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, chuẩn mực về chính tả và chữ
viết. Để thực hiện tốt chức năng thông tin, các câu khẩu hiệu có số
lượng âm tiết tương đối cao với trên 30 âm tiết trở lên. Để làm tốt
chức năng tác động, giúp người nghe, người đọc dễ ghi nhớ, gây ấn
tượng mạnh và sức thu hút, các khẩu hiệu cần sử dụng ít âm tiết hơn,
khoảng từ 10 âm tiết – 15 âm tiết, dùng các cách ngắt nhịp, vần điệu,
từ, cụm từ, nhất là sử dụng các âm tiết cuối của câu có mang thanh
điệu cao để tạo ngữ điệu và giúp khẩu hiệu đi vào lòng người, tăng
hiệu quả cho khẩu hiệu trong công tác tuyên truyền cổ động hiện
nay.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
Khảo sát từ vựng của các câu khẩu hiệu, chúng tôi nhận thấy
khẩu hiệu chính trị chỉ chuyên sử dụng một nhóm các từ thuộc một
lớp từ xét theo từng phương diện nêu trên. Do đó ở mỗi phương diện,
chúng tôi chỉ chọn một nhóm từ nổi bật nhất để miêu tả, phân tích.
2.2.1. Các lớp từ vựng phổ biến trong các khẩu hiệu chính
trị
a. Xét về phương diện nguồn gốc, từ vựng thuộc lớp từ ngữ
mượn tiếng Hán chiếm 79,7% trên tổng số từ ngữ trong 500 khẩu
hiệu chính trị được khảo sát
b .Xét về phương diện phạm vi sử dụng, chiếm 93% là các từ
ngữ thuộc lớp từ vựng toàn dânvà 7% là thuật ngữ.
c.Xét về phương diện mức độ sử dụng, chiếm 98,1% là các từ
ngữ thuộc lớp từ vựng tích cực và 1,9% là từ ngữ mới.
d. Xét về phương diện phong cách học, chiếm đa số là các từ
thuộc lớp từ vựng trung hòa và từ vựng sách vở.
13
2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng trong
khẩu hiệu chính trị
a. Nghĩa của từ ngữ trong khẩu hiệu chính trị
b. Trường từ vựng – ngữ nghĩa của từ ngữ trong khẩu hiệu
chính trị
c. Các đặc điểm chung về ngữ nghĩa từ vựng khẩu hiệu
chính trị
-Từ ngữ hầu hết được dùng theo nghĩa chính của từ, biểu vật,
biểu niệm về các sự vật một cách rõ ràng, cụ thể, nhất là các từ trong
trường từ vựng – ngữ nghĩa về các vấn đề: giao thông, an toàn thực
phẩm, văn minh đô thị… nhằm giúp khẩu hiệu thực hiện tốt chức
năng cung cấp thông tin và tác động, dẫn dắt, thúc đẩy hành động
của đối tượng tiếp nhận, đảm bảo tính chính thức của giao tiếp xã
hội.
- Trong một số trường hợp nghĩa biểu vật đồng nhất nghĩa
biểu niệm (các trường hợp từ ngữ thuộc lớp từ vựng thuật ngữ).
- Cùng với đặc trưng của ngôn ngữ cổ động, một số đơn vị từ
vựng trong khẩu hiệu chính trị cũng có ý nghĩa biểu thái đậm nét, nổi
bật để khuyến khích, động viên, cổ động.
- Từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển bằng phương tiện ẩn
dụ hoặc hoán dụ nhằm tạo tính gợi cảm, tác động mạnh, thu hút, lôi
cuốn và dễ ghi nhớ cho người nghe, người đọc và đối tượng tiếp
nhận khẩu hiệu.
2.3. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trên bản chữ viết, ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị tuân thủ
một cách nghiêm ngặt các quy tắc, chuẩn mực về chính tả trong tiếng
Việt hiện nay. Đó là cách ghi đánh dấu thanh điệu, cách viết hoa,
cách viết tắt, dấu câu, cách ghi phiên âm tên nước ngoài… Do đặc