Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Đặc điểm ngôn ngữ các bài “thời sự và bàn luận” trên báo đà nẵng giai đoạn 2015 - 2017
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÂM HOÀNG VY
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CÁC BÀI
“THỜI SỰ VÀ BÀN LUẬN” TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Đà Nẵng - Năm 2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÂM HOÀNG VY
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CÁC BÀI
“THỜI SỰ VÀ BÀN LUẬN” TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 82.29.02.0
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI TRỌNG NGOÃN
Đà Nẵng - Năm 2022
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................................ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN..............................................iii
INFORMATION ON THE RESEARCH RESULTS OF THE THESIS ...........................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ.................................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...............................................................................................6
6. Dự kiến đóng góp của luận văn.....................................................................................6
7. Bố cục đề tài..................................................................................................................7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG.............................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................8
1.1.1. Phong cách chức năng ngôn ngữ báo chí...............................................................8
1.1.2. Phong cách chức năng ngôn ngữ chính luận........................................................10
1.2. Chuyên mục “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017 ..........................14
1.2.1. Báo Đà Nẵng.........................................................................................................14
1.2.2. Chuyên mục “Thời sự và bàn luận” .....................................................................16
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1...........................................................................................................19
CHƢƠNG 2. CÁC PHƢƠNG TIỆN VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG - NGỮ
NGHĨA CỦA CÁC BÀI “THỜI SỰ VÀ BÀN LUẬN” TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG GIAI
ĐOẠN 2015 - 2017 ..................................................................................................................20
2.1. Các lớp từ vựng đƣợc sử dụng trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai
đoạn 2015 - 2017 xét theo tiêu chí các lớp từ vựng .................................................................20
2.1.1. Các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai
đoạn 2015 - 2017” xét theo tiêu chí nguồn gốc .......................................................................21
2.1.2. Các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai
đoạn 2015 - 2017” xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng..............................................................24
vi
2.1.3. Các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai
đoạn 2015 - 2017 xét theo tiêu chí mức độ sử dụng.................................................................27
2.2. Các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 -
2017 xét theo tiêu chí phong cách học .....................................................................................30
2.2.1. Từ ngữ trung hòa ..................................................................................................30
2.2.2. Từ ngữ hội thoại....................................................................................................30
2.2.3. Từ ngữ sách vở......................................................................................................30
2.3. Các biện pháp tu từ từ vựng - ngữ nghĩa trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà
Nẵng giai đoạn 2015 - 2017 .....................................................................................................32
2.3.1. Nhóm so sánh tu từ................................................................................................32
2.3.2. Nhóm ẩn dụ tu từ...................................................................................................34
2.3.3. Nhóm hoán dụ tu từ...............................................................................................38
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2...........................................................................................................41
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA CÁC BÀI “THỜI SỰ VÀ BÀN LUẬN”
TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2017...............................................................43
3.1. Câu trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017.........43
3.1.1. Các kiểu câu trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn
2015 - 2017 xét theo bình diện cấu trúc ...................................................................................43
3.1.2. Các kiểu câu đặc biệt ............................................................................................53
3.1.3. Các kiểu câu trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn
2015 - 2017 xét theo mục đích giao tiếp...................................................................................57
3.2. Liên kết văn bản trong các bài viết của chuyên mục “Thời sự và bàn luận” giai đoạn 2015
- 2017........................................................................................................................................64
3.2.1. Liên kết trong văn bản...........................................................................................64
3.2.2. Các mặt liên kết trong văn bản .............................................................................65
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3...........................................................................................................92
KẾT LUẬN .............................................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................................................PL1
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
1.1 Bảng thống kê các bài viết “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà
Nẵng giai đoạn 2015 - 2017 theo nhóm đề tài
18
2.1 Bảng thống kê số lƣợng các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng xét theo tiêu chí nguồn gốc
21
2.2 Bảng thống kê số lƣợng các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng xét theo tiêu chí phạm vi sử dụng
25
2.3 Bảng thống kê số lƣợng các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng xét theo tiêu chí mức độ sử dụng
27
2.4 Bảng thống kê số lƣợng các lớp từ vựng trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng xét theo tiêu chí phong cách học
30
2.5 Bảng thống kê các kiểu so sánh tu từ trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
33
2.6 Bảng thống kê các biện pháp ẩn dụ tu từ trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
35
2.7 Bảng thống kê các biện pháp hoán dụ tu từ trong các bài “Thời sự
và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
38
3.1 Bảng thống kê số lƣợng các kiểu câu bình thƣờng trong các bài
“Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
43
3.2 Bảng thống kê các kiểu câu đơn trong các bài viết “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
44
3.3 Bảng thống kê các kiểu câu phức trong các bài viết “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
47
3.4 Bảng thống kê các kiểu câu ghép trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
49
3.5 Bảng thống kê các kiểu câu đặc biệt trong các bài viết “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
53
3.6 Bảng thống kê kiểu câu đặc biệt trong các bài viết “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
54
3.7 Số lƣợng các kiểu câu trong các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo
Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017 xét theo mục đích giao tiếp
58
viii
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.8 Số lƣợng các kiểu câu tƣờng thuật trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
59
3.9 Bảng thống kê các phép liên kết hình thức trong các bài “Thời sự
và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
74
3.10 Bảng thống kê loại quan hệ bổ sung trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
77
3.11 Bảng thống kê loại quan hệ thời gian trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
79
3.12 Bảng thống kê loại quan hệ nguyên nhân - kết quả trong các bài
“Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
82
3.13 Bảng thống kê loại quan hệ mục đích trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
83
3.14 Bảng thống kê loại quan hệ điều kiện trong các bài “Thời sự và bàn
luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
84
3.15 Bảng thống kê loại quan hệ tƣơng phản trong các bài “Thời sự và
bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn 2015 - 2017
85
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình Tên hình Trang
1.1 Hình ảnh tờ báo Giải phóng Quảng Đà - tiền thân của Báo Đà Nẵng
hiện nay
14
1.2 Các hình ảnh về tờ báo in Đà Nẵng và báo điện tử Đà Nẵng
online hiện nay
15
3.1 Sơ đồ thể hiện liên kết chủ đề bài viết “Nghị trƣờng bám sát hơi
thở cuộc sống”
67
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí xuất hiện ở nƣớc ta muộn so với thế giới, nhƣng có những bƣớc đi rất
nhanh, có một lịch sử phong phú, có sắc thái riêng biệt, gắn chặt vào những biến thiên
lịch sử dân tộc. Báo chí là phƣơng tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống
xã hội; là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nƣớc, và các tổ chức chính trị xã hội,
đồng thời là diễn đàn rộng rãi của nhân dân. Trong quá trình phát triển hơn 150 năm
của Báo chí Việt Nam, đã xuất hiện 05 loại hình báo chí khác nhau đó là báo in (còn
gọi là báo viết, báo giấy), báo nói (phát thanh), báo hình (truyền hình), báo ảnh và báo
mạng điện tử.
Báo chí phải làm đúng chức năng của mình là thông tin, là tiếng nói của Đảng,
của các tổ chức chính trị xã hội đồng thời là diễn đàn của Nhân dân mà phóng sự là thể
loại có ƣu thế đảm nhiệm cùng lúc hai chức năng này. Tại Việt Nam, thể loại bình luận
cũng xuất hiện khá sớm. Ngày nay, thể loại bình luận hiện diện ở tất cả các loại hình
báo chí, với những phƣơng thức xây dựng, chuyển tải thông tin khác nhau. Bình luận
xuất hiện trên hầu khắp các lĩnh vực, nhƣ: văn hóa - văn nghệ, thể thao, kinh tế, xã hội,
quốc tế, chính trị, nội chính… với nhiều tên gọi tại các chuyên mục khác nhau,
nhƣ: Sự kiện và Bình luận, Thời sự và Suy nghĩ, Thời luận, Tiêu điểm, Sổ tay, Góc
nhìn, Quan điểm, Kính đa tròng, Chào buổi sáng, Suy ngẫm, Theo dòng thời sự… Đối
với làng báo Đà Nẵng, trải qua gần 8 thập kỷ phát triển, chuyên mục “Thời sự và bàn
luận” thƣờng xuyên phản ánh, bình luận nhiều vấn đề nóng, phức tạp, nhạy cảm của
thế giới, đất nƣớc và thành phố.
Phải thấy rằng, hơn một thế kỷ nay, ở nƣớc ta các phƣơng tiện truyền thông đại
chúng nói chung và báo chí nói riêng đang có bƣớc phát triển rất nhanh về số lƣợng
lẫn chất lƣợng. Báo chí không chỉ là phƣơng tiện thông tin nhƣ buổi đầu hình thành
mà đến nay đã trở thành phƣơng tiện hữu hiệu trong việc phổ biến các quan điểm,
đƣờng lối của một tổ chức chính trị, xã hội, trong việc góp phần nâng cao tri thức và
tác động giáo dục đối với đông đảo công chúng. Với mục đích giao tiếp nhƣ vậy,
hƣớng đến một đối tƣợng đa dạng, báo chí đã sử dụng đƣờng kênh ngôn ngữ nhƣ một
hệ đa chức năng: không chỉ để thông tin mà còn nhằm tác động đến mọi đối tƣợng,
trong mọi lĩnh vực. Để đạt đƣợc mục đích này, ngôn ngữ trên báo luôn chứa đựng
những thông tin mới lạ, hấp dẫn, đƣợc tổ chức ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng.
Bình luận nói riêng, các thể loại báo chí chính luận nói chung là thể loại báo chí
xuất hiện từ lâu trên thế giới, và ngay lập tức tạo đƣợc dấu ấn riêng, nhờ những đặc
trƣng về thể loại có sự khác biệt rõ ràng so với các thể loại báo chí thông tấn nhƣ tin,
bài phản ánh, phỏng vấn… Đó là việc lựa chọn đề tài, triển khai tác phẩm với các luận
điểm, luận cứ, luận chứng xác đáng, thuyết phục, lý giải ngắn gọn, sâu sắc, rõ ràng,
chính xác bản chất mà chủ đề bài bình luận đề cập. Đó là việc nêu quan điểm, chính
2
kiến của ngƣời viết, cũng nhƣ tòa soạn về vấn đề nhiều ngƣời quan tâm tại thời điểm
bài bình luận xuất hiện, thậm chí là dự báo diễn tiến trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, là
việc sử dụng ngôn ngữ báo chí, văn phong mang đậm dấu ấn cá nhân ngƣời viết,
không gò bó, chật chội, khuôn khổ, phép tắc…Chính vì vậy, nhiều tờ báo nổi tiếng
trên thế giới đã chú trọng đầu tƣ cho thể loại bình luận với nhiều tên gọi khác nhau
trong các chuyên mục, trên tất cả các lĩnh vực mà cơ quan báo chí có đề cập đến, từ
văn hóa, thể thao, quốc tế đến kinh tế, xã hội, chính trị... Song song đó, là việc chú
trọng đầu tƣ, xây dựng những cây bút chuyên viết bình luận, với cách tiếp cận sự kiện,
chủ đề độc đáo, tinh tế, việc nêu quan điểm, chính kiến rõ ràng, trực diện, sâu sắc cùng
giọng điệu, văn phong đặc trƣng, thu hút sự chú ý của công chúng.
Bình luận báo chí không chỉ xuất hiện ở các loại hình mà xuất hiện ở nhiều
phạm trù đề tài và nhiều lĩnh vực có bình luận báo chí. Bình luận có 02 dạng điển
hìnhlà xã luận và bình luận chính trị - xã hội. Văn bản bình luận xuất hiện khá nhiều,
có mặt ở tất cả loại hình báo chí. Tuy nhiên, do đặc điểm của báo in là ngƣời đọc có
thể chủ động về thời gian cũng nhƣ phƣơng pháp đọc, nên độc giả có thể vừa đọc, vừa
nghiền ngẫm về những vấn đề đƣợc nêu ra, cũng nhƣ những suy nghĩ, thái độ, lập
trƣờng, quan điểm của tác giả; từ đó có thể tìm đƣợc tiếng nói chung, dễ dàng tiếp
nhận những thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải. Vì vậy, có thể nói bình luận thực
sự phát huy đƣợc hiệu quả trên báo in. Và chuyên mục “Thời sự và bàn luận” của Báo
Đà Nẵng cũng đã và đang thu hút rất nhiều bạn đọc quan tâm, theo dõi, nghiên cứu.
Các nghiên cứu đầy đủ về cả 05 loại hình báo chí vẫn chƣa thể đƣợc coi là đã
lấp đầy những khoảng trống trong lịch sử báo chí Việt Nam. Cũng nhƣ vậy, ngay trong
phạm vi của báo giấy, sự phân chia về các thể loại hoặc đâu là ranh giới của các thể
loại vẫn còn không ít vấn đề bị “bỏ ngỏ”. Mặt khác, khi tìm hiểu về báo chí, hầu nhƣ
sự quan tâm nhiều nhất là dành cho các thể loại hoặc kỹ thuật tác nghiệp mà ít có công
trình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ từng thể loại, tiểu loại. Do đó, tìm hiểu về
“Đặc điểm ngôn ngữ các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà Nẵng giai đoạn
2015 - 2017” là đáp ứng tính cấp thiết về mặt khoa học.
Trong thực tế, những tranh luận, ý kiến bất đồng về một nội dung nào đó trên
báo chí vẫn thƣờng liên quan đến từ ngữ và mọi kiến giải về chúng trong các cuộc
tranh luận đó hầu nhƣ chỉ tập trung vào một tình huống cụ thể. Bởi lẽ đặc điểm ngôn
ngữ báo chí bao giờ cũng là một dạng ngôn ngữ sinh động nhất, hiện đại nhất; và cũng
có thể kết hợp nhiều phong cách chức năng ngôn ngữ trong một bài báo. Trong khi đó,
mặc dù ngôn ngữ báo chí đƣợc coi là một chuyên đề đƣợc giảng dạy trong chuyên
ngành báo chí ở các trƣờng đại học nhƣng chỉ là giảng dạy lý thuyết chung chứ chƣa
có điều kiện để khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của từng thể loại, tiểu loại. Dƣới góc nhìn
nghiên cứu, tôi nghĩ rằng mỗi một số báo với những bài viết trong các chuyên mục
khác nhau thì đặc điểm ngôn ngữ của nó chắc hẳn cũng phải có sự khác biệt nhất định.
3
Vì vậy, đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ các bài “Thời sự và bàn luận” trên Báo Đà
Nẵng giai đoạn 2015 - 2017” cũng hƣớng đến vấn đề thực tiễn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Về mặt thể loại, dƣới góc nhìn của báo chí và theo sự khảo sát của chúng tôi thì
chuyên mục “Thời sự và bàn luận” nằm trong thể loại bình luận báo chí nhƣng có màu
sắc xã luận bởi ngƣời viết (tác giả) còn đề xuất những vấn đề có tính chủ trƣơng, định
hƣớng cho một hay nhiều hoạt động nào đó của địa phƣơng trong một thời điểm, thời
đoạn nhất định.
Về mặt phong cách học, những bài viết thuộc chuyên mục “Thời sự và bàn
luận” này trƣớc hết phải mang phong cách báo chí mà chức năng chủ yếu là thông tin;
nhƣng về phƣơng diện nội dung, chúng lại là những vấn đề chính trị cấp thiết tại địa
phƣơng trong một thời điểm, thời đoạn nên chúng còn mang phong cách chính luận.
2.1. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí tại Việt Nam.Các
công trình nghiên cứu đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau, nhƣng có thể gom thành 2
nhóm:
Nhóm thứ nhất đề cập tới báo chí một cách chung chung, khái quát trên diện
rộng, lƣớt qua, không đi sâu vào một vấn đề nào cụ thể (ngôn ngữ trên một dạng báo
cụ thể: báo in, báo điện tử, …): “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí”,
“Ngôn ngữ báo chí”,… Chẳng hạn, trong giáo trình “Ngôn ngữ báo chí”, tác giả Vũ
Quang Hào nêu những vấn đề cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí gồm các nội dung:
Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các phong cách báo chí, ngôn ngữ của tên
riêng trên báo chí, ngôn ngữ của thuật ngữ khoa học, danh pháp khoa học, kí hiệu khoa
học,…
Nhóm thứ hai tập trung nghiên cứu ngôn ngữ báo chí theo hƣớng chuyên sâu
vào một nội dung, một khía cạnh cụ thể (ngôn ngữ tít đề của báo, ngôn ngữ thể loại
phóng sự, ngôn ngữ của ngƣời dẫn chƣơng trình, thuật ngữ trên báo chí,…). Ngoài ra,
cũng có thể xem xét ngôn ngữ báo chí trên các bình diện khác nhƣ: Các bình diện
ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ, cấp độ ngôn ngữ,…
Xét trên bình diện ngôn ngữ, báo chí đã đƣợc quan tâm trên mọi phƣơng diện:
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng. Tuỳ đặc trƣng của mỗi thể loại báo
mà ngƣời ta xem xét báo chí ở bình diện ngôn ngữ này nổi trội hơn bình diện ngôn
ngữ khác. Chẳng hạn, đối với thể loại báo hình, báo nói, do âm thanh (tiếng nói) quan
trọng nên nó đƣợc chú ý nhiều hơn về mặt ngữ âm. Thể loại báo viết đã đƣợc nhiều tác
giả tập trung nghiên cứu ở các bình diện ngôn ngữ. Đứng trên bình diện này để nhìn
lại những nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí cho thấy:
Về mặt từ vựng, các nghiên cứu báo chí tập trung vào việc sử dụng từ ngữ trên
báo chí sao cho chuẩn, cho hay. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu có thể kể đến: chơi
chữ, vấn đề sử dụng từ ngữ địa phƣơng, sử dụng thành ngữ - tục ngữ - danh ngôn, từ
4
vựng nƣớc ngoài - gốc nƣớc ngoài, viết tên riêng (Việt, Anh), viết tắt, tiếng lóng, thuật
ngữ khoa học, danh pháp, … trên báo chí: Xung quanh vấn đề cách viết các từ nước
ngoài trên sách báo tiếng Việt hiện nay (Nguyễn Văn Khang), Vận dụng tục ngữ,
thành ngữ và danh ngôn trên báo chí (Nguyễn Đức Dân), Chơi chữ trên báo chí
(Hoàng Anh), Viết tắt trên báo chí hiện nay (Nguyễn Bảo),...
Về mặt ngữ pháp, có một vài công trình đi vào miêu tả cấu trúc ngôn ngữ thể
hiện trên một số kênh tin tức, sự phân bố từ loại trên báo chí…
Về mặt ngữ nghĩa, nội dung ngữ nghĩa thƣờng đƣợc xen vào trong các nghiên
cứu về từ vựng: chữ và nghĩa trên báo chí, ngữ nghĩa của lớp từ mới, chất liệu văn học
trên báo chí: Việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí (Hoàng Anh),
Bước đầu xem xét đặc điểm ngữ nghĩa của lớp từ mới tiếng Việt trên báo chí (Huỳnh
Văn Tài), Đôi nét về chữ và nghĩa trên báo "Giáo dục và thời đại chủ nhật" (Ngô Gia
Thi),...
Về mặt ngữ dụng, xem xét ngôn ngữ báo chí trên bình diện dụng học là một
hƣớng nghiên cứu hƣớng đến các thao tác nghề nghiệp: Viết làm sao cho hấp dẫn, sâu
sắc, hiệu quả cao. Các nội dung nghiên cứu liên quan tới ngữ dụng có thể kể đến là:
chất hài trên báo chí, cách giật tít, hiện tƣợng bất thƣờng trên báo, xảo thuật ngôn từ và
đánh tráo khái niệm: Hiện tượng bất thường được xem như biện pháp hấp dẫn ngôn
ngữ báo chí (Hoàng Trọng Phiến).
Các nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đã đề cập đến: từ, ngữ, cú, câu, văn bản (diễn
ngôn). Cách trích dẫn, tít báo (tiêu đề báo), sapo (lời dẫn), cách kết thúc, cấu trúc tin,
… đều đã đƣợc quan tâm nghiên cứu: Nghiên cứu diễn ngôn về chính trị - xã hội trên
tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt hiện đại (Nguyễn Hòa), Đầu đề tác phẩm báo
chí trên báo in Việt Nam (Trần Thu Nga),…
2.2. Tình hình nghiên cứu phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách học là bộ môn đã có từ rất lâu trên thế giới với tên gọi ban đầu là
Thuật tu từ (rhetoric). Nhƣng chỉ đến đầu thế kỷ XX, với công trình “Khảo luận về
phong cách học tiếng Pháp” (1909) của Charles Bally, nó mới thật sự đƣợc khẳng định
là một ngành học độc lập. Ở Việt Nam, phong cách học tiếng Việt đƣợc chính thức
biết đến từ thập niên 80 trở lại đây (mà tiền thân là bộ môn Tu từ học trong các giáo
trình đại học). Những thành tựu bƣớc đầu của phong cách học tiếng Việt đã đƣợc ứng
dụng trên nhiều lãnh vực nhƣ giải mã ngôn ngữ trong tác phẩm văn chƣơng, miêu tả
các phong cách chức năng, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ thích hợp trong từng phạm
vi giao tiếp, v.v. Tuy nhiên cũng còn khá nhiều vấn đề chƣa đƣợc thống nhất trong
giới ngữ học.
Trong bối cảnh chung này, vị trí của phong cách ngôn ngữ báo chí cũng chƣa
đƣợc quan tâm thích đáng. Có tác giả cho là “các tin tức đƣa trên báo chí, dƣới các
hình thức lƣợc thuật, điều tra, phóng sự, v.v. ít nhiều có tính chất bình giá” là thuộc
phong cách chính luận” [66, tr.151]. Cũng có tác giả không đƣa “phong cách ngôn ngữ